.Tỷ lệ CIR của một số ngân hàng qua các năm

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính NHTMCP quân đội giai đoạn 2011 2013 và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khoá luận tốt nghiệp 567 (Trang 68 - 70)

Nhìn vào các chỉ số ta thấy tỷ lệ chi phí trên các loại tài sản nguồn vốn của năm 2013 đầu giảm so với 2012, nhưng lại không chứng tỏ hiệu quả của khả năng kiểm sốt chi phí. Ngun nhân chính ở đây là do tốc độ tăng trưởng của MB trong năm 2013 đều thấp hơn 2012, hoạt động huy động vốn và tín dụng đều tăng trưởng chậm lại. Đồng thời, với chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN trong giai đoạn 2012-2013, lãi suất huy động và cho vay liên tục giảm, vào cuối năm 2012 là khoảng 9-10%, năm 2013 chỉ cịn khoảng 7%, nên chi phí lãi của MB cũng giảm theo. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập hoạt động (CIR) có xu hướng tăng từ khoảng 30% năm 2009-2010 lên mức 35% trong các năm 2011-2013. Mặc dù đã tăng lên tương đối, nhưng tỷ lệ CIR của MB vẫn thấp hơn so với các ngân hàng khác.

NIM 2008 2009 2010 2011 2012 2013 STB 2,08% 3,26% 3,59% 4,74% 5,29% 5,12% CTG 4,13% 2,13% 4,14% 5,07% 4,02% 3,68% MBB 4,27% 3,51% 4,34% 4,66% 4,54% 3,68% ACB 3,42% 2,57% 2,73% 3,41% 3,72% 3,0% VCB 3,31% 2,89% 3,08% 3,85% 2,9% 2,78% EIB 3,7% 4,06% 3,35% 3,73% 3,12% 1,92%

2.2.3.2. Phân tích tỷ suất lợi nhuận

Biểu đỒ17.ROA, ROE của MB 2010-2013 Biểu đồ18.ROA, ROE một số ngân hàng 9Tháng/2013

Theo số liệu từ Báo cáo kết quả kinh doanh, lợi nhuận trước thuế của MB trong năm 2012 là 3.090 tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm 2011. Trong khi, phần lớn các ngân hàng đều sụt giảm lợi nhuận, tín dụng tăng trưởng thấp, nợ xấu lại tăng cao thì kết quả kinh doanh của MB vẫn nổi bật trong hệ thống, mức sinh lời vượt qua nhiều ngân hàng lớn như: ACB, STB, EIB. So với năm 2011, ROA, ROE có giảm đi nhưng phần lớn là do MB mở rộng quy mô tài sản, nguồn vốn và tình hình kinh doanh khó khăn hơn của ngành trong năm 2011-2012.

Trong tồn hệ thống thì MB đã dẫn đầu trong khối các ngân hàng TMCP ngồi quốc doanh. Tính đến cuối năm 2012, MB chỉ đứng sau một số ngân hàng lớn như VietinBank có vốn điều lệ đạt 26.218 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 505 ngàn tỷ đồng, tăng 9,8%; dư nợ tín dụng tăng 13,3%; nguồn vốn tăng 9,4%; tỷ lệ nợ xấu 1,35%; lợi nhuận trước thuế đạt 8.213 tỷ đồng và tỷ lệ ROE đạt 19,8%, ROA đạt 1,6% dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận của toàn ngành. Ngân hàng BIDV cũng đã có kết quả cơ bản của năm 2012: tổng tài sản đạt 492.201 tỷ đồng, tăng 19,3%; tăng trưởng tín dụng đạt 16,5%; lợi nhuận trước thuế đạt 4.246 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu 2,7%; ROA đạt 0,7% và ROE đạt 12,44%. Vietcombank đạt hơn 5.700 tỷ đồng. Một số ngân hàng khác cũng thu được lãi trong năm 2012 như Ngân hàng Eximbank khoảng 2.828 tỷ đồng; Ngân hàng ACB khoảng 1.200 tỷ đồng.

Năm 2013, ROA và ROE của MB đều giảm so với năm 2012 (ROA là 1,28%, ROE là 16,25%), khả năng sinh lời tiếp tục giảm theo mặt bằng chung nền kinh tế, nhưng MB vẫn giữ được vị trí thứ nhất trong hệ thống về các chỉ số này (tính đến cuối 2013, ROA và ROE của toàn hệ thống là 0,49% và 5,18%).

Trong năm 2013, lợi nhuận trước thuế của MB giảm nhẹ, do hoạt động huy động cho vay có suy giảm so với 2012, nhưng hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh khác MB đều đạt tăng trưởng tốt nên kết quả tổng lợi nhuận như vậy vẫn được đánh giá cao so với trung bình chung của hệ thống. Nhờ khoản dự phòng quý 4 giảm mạnh, cả năm 2013, MB trích lập 1.896 tỷ đồng dự phịng, giảm 6,5% so với năm trước và lợi nhuận trước thuế đạt 3.014 tỷ đồng (giảm 2,44% so với 2012). Lợi nhuận sau thuế quý 4 đạt 475 tỷ đồng, tăng 77,9% so với cùng kỳ 2012 và cả năm chỉ giảm 1,8% xuống 2.278 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận ròng (LNST/Tổng TN hoạt động) giảm từ khoảng 41% giai đoạn 2009-2011 xuống dưới 30% trong năm 2012 và 2013.

Việc huy động tăng cao nhưng hoạt động tín dụng trì trệ đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Cụ thể, tỷ lệ NIM (Thu nhập lãi thuần/Tổng TSC

sinh lời) của các ngân hàng đều sụt giảm so với giai đoạn trước. Chỉ có duy nhất BIDV

cải thiện được tỷ lệ NIM, nhưng mức NIM có được của BIDV vẫn thấp hơn so với mức trung bình ngành. NIM của các ngân hàng suy giảm chủ yếu do tăng trưởng huy động cao trong khi cho vay thấp khiến nguồn vốn bị ứ đọng, nhưng các ngân hàng vẫn không muốn hạ lãi suất cho vay để đẩy mạnh tín dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính NHTMCP quân đội giai đoạn 2011 2013 và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khoá luận tốt nghiệp 567 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w