Pric e Giá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động marketing mix tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh hợp nhất – miền bắc (Trang 27 - 30)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING MIX TRONG

1.4. Các thành tố cấu thành hệ thống Marketing – Mix trong kinh doanh

1.4.2. Pric e Giá

a. Khái niệm

Giá là yếu tố có tác động nhanh trong marketing mix, đồng thời giá chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, và ảnh hưởng đến nhiều yếu tố như lợi nhuận, doanh thu, thị phần, sản lượng. Giá cũng là một yếu tố mà khách hàng cân nhắc trước khi quyết định mua dịch vụ.

 Với hoạt động trao đổi: Giá là mối tương quan trao đổi trên thị trường.

 Với người mua: Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là một khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó.

 Với người bán: Giá cả của một hàng hóa, dịch vụ là khoản thu nhập

người bán nhận được nhờ việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đó.

Giá là một thành tố quan trọng của chiến lược Marketing hỗn hợp. Sử dụng giá có thể nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:

Sự tồn tại: Trong thị trường cạnh tranh gay gắt thì doanh nghiệp cần đặt giá thấp để tăng khả năng cạnh tranh

Tối đa hoá lợi nhuận: Trong những điều kiện thuận lợi doanh nghiệp có thể đặt giá cao để thu được lợi nhuận. ( doanh nghiệp có vị thế độc quyền hay dẫn đầu thị trường thì họ có thể thực thi chính sách này).

Chiếm lĩnh thị trường: Doanh nghiệp đặt giá thấp để mở rộng thị phần nhằm bành trướng, loại bỏ các đối phương khác yếu hơn ra khỏi thị trường. Thể hiện chất lượng hàng đầu: Khi doanh nghiệp có những lợi thế nhất định, họ có thể đặt giá cao để chứng tỏ chất lượng hàng đầu.

Có bốn yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định giá dịch vụ mà nhà cung cấp phải căn cứ vào đó để đưa ra các quyết định về giá. Đó là:

Chí phí để sản xuất ra một đơn vị dịch vụ Mức giá mà khách hàng sẵn sàng mua dịch vụ Giá của các đối thủ cạnh tranh

Các ràng buộc của các cơ quan quản lý giá nhà nước

b. Phương pháp định giá

Phương pháp định giá dựa vào chi phí

- Định giá theo cách “ cộng lãi vào giá thành”

Công thức xác định: Giá dự kiến = Giá thành sản phẩm + Lãi dự kiến

-Định giá theo lợi nhuận mục tiêu Công thức xác định:

Lợi nhuận mong muốn trên vốn đầu tư Giá = Chi phí đơn vị +

Số lượng sản phẩm tiêu thụ

- Phương pháp hịa vốn Cơng thức xác định:

Tổng chi phí cố định Khối lượng hịa vốn =

Giá – Chi phí biến đổi đơn

Đây là phương pháp được sử dụng rất có hiệu quả khi doanh nghiệp dự đốn chính xác khối lượng tiêu thụ.

Định giá theo thị trường

Với những khách hàng ở các tỉnh khác nhau trong nước, doanh nghiệp phải định giá như thế nào? Doanh nghiệp nên định giá cao đối với khách hàng ở xa để trang trải chi phí vận chuyển cao hay nên tính cùng một giá cho khách hàng bất kể ở đâu. Định giá theo địa dư gồm có:

- Định giá FOB

- Định giá đồng vận phí

- Định giá theo vùng

- Định giá miễn thu vận phí  Định giá theo giá trị cảm nhận

Với phương pháp này, các doanh nghiệp định giá bán của mình căn cứ vào cảm nhận của người mua về giá trị chứ không phải chi phí mà họ bỏ ra để sản xuất sản phẩm.

Định giá theo mức giá hiện hành hay định giá cạnh tranh

Khi xác định giá theo mức giá hiện hành, các doanh nghiệp sẽ lấy giá của đối thủ cạnh tranh làm cơ sở.

- Định giá ngang bằng với giá sản phẩm cạnh tranh: Xảy ra khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành.

-Định giá cao hơn giá của sản phẩm cạnh tranh: Khi sản phẩm của doanh nghiệp có những khác biệt với sản phẩm cạnh tranh và được khách hàng chấp nhận.

- Định giá thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh: Áp dụng cho những sản phẩm mà khách hàng nhạy cảm về giá.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động marketing mix tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh hợp nhất – miền bắc (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w