Vai trị của CTV trong cơng tác phịng chống dịch là rất quan trọng. Họ là những người truyền đạt kiến thức và giúp người dân nhận thức được chính bản thân
họ đã nuôi bọ gậy và muỗi trong nhà gây nguồn bệnh nguy hiểm cho bản thân và gia đình, từ đó chuyển biến thành hành vi tự làm sạch những vật chứa lăng quăng.
Một nghiên cứu tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh về đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SXH của người dân giữa 2 phường thuộc quận 8, thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Đỗ Nguyễn Thùy Nhi năm 2009 cho thấy hiệu quả hoạt động của CTV trong cơng tác phịng chống SXH tại phường điểm có CTV hoạt động khác hơn so với phường chứng. Mặc dù kết quả về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân tại phường điểm có cao hơn so với phường chứng với kết quả là tỷ lệ người dân có kiến thức đúng trong phịng chống SXH tại phường điểm là 63,5% cao hơn so với phường chứng 59%. Thái độ đúng đối với việc phòng chống sốt xuất huyết tại phường điểm là 61% và thực hành đúng 58% cao hơn so với phường chứng 57% và 51,5%. Về chỉ số cơn trùng: Tỷ lệ HGĐ có bọ gậy là 19% tại phường điểm thấp hơn so với phường chứng 25%. Tổng số DCCN tại phường điểm 9% có bọ gậy và phường chứng là 15% có lăng quăng. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu cho thấy để đánh giá hiệu quả hoạt động của CTV là một công việc khá phức tạp, phải bao gồm đánh giá rất nhiều mặt như quá trình triển khai hoạt động, hoạt động thực sự của họ, sự chuyển biến kiến thức, thái độ và thực hành của người dân cũng như việc cải thiện tỉ lệ mắc bệnh, tử vong, hiệu quả kinh tế - xã hội… Trong số các mặt này, sự chuyển biến về kiến thức, thái độ và thực hành của người dân, sự gia tăng hộ gia đình khơng có bọ gậy là những biểu hiện trực tiếp nhất, dễ nhận biết và dễ đánh giá đối với kết quả hoạt động của CTV [51].
Một mơ hình can thiệp dựa vào CTV tại tỉnh Bến Tre cho thấy sau một năm theo dõi và đánh giá, kết quả đánh giá cho thấy mơ hình CTV theo đúng tiêu chuẩn quốc gia đạt được hiệu quả nhất định nhưng chưa cao, chỉ số nhà có bọ gậy ở xã CTV giảm đáng kể từ 73% xuống còn 48% và chỉ số Breteau từ 213 xuống còn 104 [66]. Một nghiên cứu khác tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2002 - 2003, cho thấy tỉ lệ hộ gia đình được vãng gia giảm tỉ lệ nghịch với số hộ gia đình CTV phụ trách, nhóm CTV quản lý dưới 50 hộ thì tỉ lệ trên 90% hộ gia đình được vãng gia hàng tháng và tỉ lệ 40 - 58% hộ gia đình được vãng gia trong nhóm CTV quản lý trên 150 hộ [24].
Tại xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, một can thiệp về phòng chống SXHD đã được thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2008 cho thấy: CTV
đã cung cấp kiến thức cho người dân, kết quả là kiến thức đúng của người dân về phát hiện các triệu chứng của bệnh, tác nhân truyền bệnh, biện pháp phòng ngừa, biện pháp diệt bọ gậy đã được nâng lên rõ rệt từ 50% trước can thiệp tăng lên 90% sau can thiệp và thực hành đúng về biện pháp phòng chống SXHD đã tăng từ 26% trước can thiệp lên 53,3% sau can thiệp. Bên cạnh đó, mạng lưới cộng tác viên cũng đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng trong cơng tác phịng chống SXHD [37].
Một nghiên cứu khác xây dựng mơ hình phịng SXHD dựa trên sự tham gia của cộng đồng và sử dụng tác nhân sinh học Mesocylops tại Kiên Giang với sự hoạt động tích cực của đội ngũ CTV đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Trung bình mỗi tháng một CTV phụ trách vãng gia 54 hộ gia đình, kiểm tra 278 DCCN, loại bỏ 50 dụng cụ phế thải và tuyên truyền được cho 90 lượt người. Ban chỉ đạo cùng CTV thực hiện tốt việc giao ban đều đặn hàng tháng. Kết quả là khơng có ca bệnh nào xảy ra tại cả 2 điểm triển khai và đối chứng [64].
Tại khu vực phía Bắc từ năm 1995-1999, các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phịng chống SXHD thơng qua các hoạt động của CTV và học sinh đã được triển khai tại xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Kết quả cho thấy, sau 18 tháng can thiệp, kiến thức của người dân từ 31,2% trước can thiệp tăng lên 70,4% sau can thiệp. Các biện pháp được áp dụng phòng bệnh SXHD là thả cá, thả Mesocyclops trong các dụng cụ chứa nước từ 7,2% trước can thiệp tăng lên 83,6% sau can thiệp; áp dụng các biện pháp vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật phế thải, làm giảm nơi sinh sản của muỗi Aedes aegypti từ 29% trước can thiệp tăng lên 53,8% sau can thiệp [50].