Các yếu tố liên quan và các chương trình kiểm sốt SXHD đã thực hiện tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (Trang 44 - 45)

tại Việt Nam

Mức độ gia tăng các bệnh truyền nhiễm trong những năm gần đây có thể được xem xét bởi nhiều yếu tố sau [72], [96]:

• Điều kiện sinh thái (thời tiết, đặc thù vùng miền) dẫn đến sự đột biến nhanh chóng của mầm bệnh và sự thích nghi của vật chủ.

• Nơi chứa mầm bệnh (ổ bọ gậy nguồn).

• Mật độ cao và phân bố địa lý rộng lớn của vector sốt xuất huyết, và sự lưu hành của cả bốn loại virus sốt xuất huyết.

• Điều kiện đơ thị hóa: sự tập trung đơng đúc, sự di chuyển của con người đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự lây truyền giữa các loài, giữa con người và các vùng địa lý. Tại Việt Nam, tình trạng thiếu nguồn cung cấp nước sạch đáng tin cậy ở các vùng nông thôn, điều kiện nhà ở thiếu vệ sinh cộng với thiếu cung cấp nước và hệ thống xử lý nước thải kém ở các vùng ven đơ đang mở rộng nhanh chóng đồng nghĩa với việc người dân phải trữ nước trong hoặc gần nhà để sử dụng. Điều này càng làm tăng mật độ vector truyền bệnh sốt xuất huyết.

Ngày nay, q trình đơ thị hóa diễn ra với tốc độ ồ ạt đang cung cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho vectơ có nơi để chúng phát triển như các nơi chứa nước nhân tạo (các DCCN sinh hoạt, hòn non bộ,...) hay tự nhiên (hốc cây, bông hoa,...) để muỗi đẻ trứng càng dễ dàng hơn. Mặt khác, đơ thị hóa cịn có mối liên quan chặt chẽ với những thay đổi cấu trúc xã hội, gia tăng sự di chuyển của các cá nhân, và thay đổi cũng như mở rộng mạng lưới xã hội. Sự tái phát này có liên quan với sự hình thành của các khu vực ven đơ thị (tập trung ở khu dân cư nghèo) trong đó có nhiều nguyên nhân như: dân cư sống đông đúc, chật hẹp hay tập quán sinh hoạt của người dân như thói quen trữ nước do thiếu nguồn nước sạch và hệ thống vệ sinh kém đã tạo điều kiện cho muỗi Aedes sp sinh sản và phát triển nhanh. Chiến lược kiểm sốt thơng thường nhất được áp dụng từ trước tới nay là cách tiếp cận theo chiều dọc, từ trên xuống, kiểm tra từng nhà, phun thuốc diệt muỗi và xử lý các vật dụng chứa nước nơi muỗi sinh sản, và giáo dục cộng đồng. Vì muỗi truyền bệnh SXH sinh sản chủ yếu trong các vật dụng chứa nước, nên việc tập trung vào những vật dụng như vậy để kiểm soát vector truyền bệnh tương đối dễ dàng, nhất là loại bỏ những vật dụng phế thải đọng nước là nơi muỗi đẻ trứng.

Tại Việt Nam, chương trình giám sát và kiểm sốt SX đã triển khai thí điểm nhiều mơ hình kiểm sốt vector truyền bệnh tại cộng đồng như: Thả Mesocyclops

vào vật dụng chứa nước để diệt bọ gậy và kiểm soát SXHD trong cộng đồng. Tạo các điểm nhân nuôi cá và phát cá bảy màu cho học sinh để các em mang về nhà thả vào vật dụng chứa nước. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên phòng chống SXHD tại những cộng đồng có SXHD lưu hành nặng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w