Đánh giá về việc nhân rộng chương trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (Trang 96 - 98)

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu từ các báo cáo.

1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần 6 tuần 8 tuần 0 tuần

3.4.2. Đánh giá về việc nhân rộng chương trình

Từ kết quả định lượng và qua phỏng vấn sâu cho thấy, việc triển khai các giải pháp phòng bệnh ở cộng đồng đã mang đến một kết quả khả quan do “…tính

thiết thực, hữu hiệu của nó, phù hợp với tình hình dịch tễ, dịch bệnh SXH trong giai đoạn mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, phù hợp với khí hậu vùng đồng bằng nam bộ với nguồn cá dễ nuôi” (PVS_TTYT). Bên cạnh đó, các xã lân cận nhìn thấy các

kết quả đạt được của xã can thiệp nên “đã đồng loạt xin kinh phí hỗ trợ từ Ủy ban

huyện để làm theo mơ hình này…” (PVS_TTYT).

Để duy trì cũng như có thể nhân rộng chương trình này, ngành y tế địa phương là đơn vị giữ vai trò then chốt: “khi chương trình kết thúc chúng tơi vẫn tiếp

tục duy trì mơ hình này và nhân rộng ra các địa bàn khác. Thêm vào đó, do kiến thức của người dân sau chương trình này đã nhận biết được bệnh và có cảnh giác hơn khi đến mùa mưa nên tôi nghĩ trong thời gian tới tỷ lệ mắc bệnh ở xã sẽ giảm đi” và “trong những tháng khơng có dịch, tơi cũng vẫn chỉ đạo giám sát quản lý ổ dịch cũ …” (PVS_TTYT). Ngoài ra, cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa

phương để đạt được hiệu quả cao nhất:“Cách duy trì là phải có sự phối hợp nhịp

đặc biệt là phải có sự đồng thuận của đại bộ phận người dân trong xã” (PVS_UBX).

Cộng tác viên là “cánh tay nối dài” và là người trực tiếp giúp chương trình duy trì tốt nhất. Một cộng tác viên cho biết về công việc của họ “…đó là cơng việc

của tụi chị phải làm mà, hàng tháng chị phải báo cáo sổ sách cho Trạm các hoạt động vãng gia sẵn đó kiểm tra các hộ dân và nhắc nhở luôn” (TLN_CTV). Đồng thời, CTV còn giữ vai trò là một trong các điểm nhân nuôi cá tại các điểm ấp nên đây cũng là một trong các điểm mạnh của chương trình, giúp chương trình có thể duy trì tiếp tục“nhà tui cũng là điểm nuôi cá, hơn nữa bây giờ cá cũng đẻ nhiều rồi,

nên khi đi vãng gia nếu thuận tiện thì tui mang phát cho dân ln, ai xin tui cho” (TLN_CTV).

Biểu đồ 3.18. Giải pháp được lựa chọn phịng bệnh sau can thiệp

Về phía người dân, sau 2 năm can thiệp họ đã quyết định lựa chọn cho mình biện pháp tối ưu để phịng bệnh là kết hợp tất cả các biện pháp phòng bệnh: súc rửa DCCN, đậy kín DCCN bằng cao su và thả cá vào các DCCN (35,3%). Có 33,3% hộ gia đình chỉ lựa chọn sử dụng 2 biện pháp phịng bệnh là đậy kín DCCN và thả cá, khơng đồng ý súc rửa DCCN thường xuyên. Dưới 10% hộ gia đình chỉ chọn sử dụng những giải pháp phịng bệnh riêng lẽ như súc rửa DCCN hoặc đậy kín các DCCN hoặc thả cá.

Do được cán bộ y tế và cộng tác viên tuyên truyền, hướng dẫn những lợi ích, cách tận dụng những ngun liệu sẵn có tại gia đình nên các hộ gia đình đã nhìn

thấy được lợi ích và tính tiện lợi của mơ hình này: “tui thấy nhà kế bên thả cá một

thời gian sau giảm muỗi trong nhà thiệt nghe” và “lúc trước cao su trong mấy bao

phân tơm tui bỏ hết trơn, bây giờ thì tui biết rồi nên rửa kỹ rồi dùng đậy mấy cái lu trong nhà, vừa bớt muỗi mà cũng đỡ bụi trong lu nước nữa”, thêm vào đó “một thước cao su có bao nhiêu tiền đâu, cũng dễ mua mà” (TLN_ND) nên các hoạt động

này rất dễ nhân rộng và bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w