Bọ gậy tại Bạc Liêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (Trang 110 - 112)

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu từ các báo cáo.

1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần 6 tuần 8 tuần 0 tuần

4.1.6. bọ gậy tại Bạc Liêu

Theo WHO, Aedes aegypti sinh sản nhiều trong các DCCN trong nhà như những DCCN sinh hoạt và trồng cây cảnh cũng như ở vô số vật dụng đựng nước mưa ngoài sân vườn, bao gồm các lốp xe cũ, gáo dừa, vỏ chai bể, các bãi nước đọng hay trong các khu vực xây dựng [95], [154], [164]. Chính vì vậy, ổ bọ gậy nguồn

Aedes aegypti được xác định cụ thể tại mỗi địa phương là có ý nghĩa quan trọng để

đưa ra các biện pháp phịng chống thích hợp [135]. Nghiên cứu của tác giả để xác định các ổ bọ gậy nguồn phục vụ cho công tác truyền thông tại Bạc Liêu cho thấy ổ bọ gậy nguồn thường xuất hiện trong nhà, tập trung ở các dụng cụ trữ nước mưa và nước sạch để sinh hoạt như lu, phuy, kiệu có thể tích trên 100 lít chiếm 91,7% và 37% có bọ gậy trong chén nước chống kiến kê chân tủ thức ăn, và khơng tìm thấy bọ gậy trong các DCCN khác [73]. Tại huyện Giá Rai, có 4 loại DCCN chính có bọ gậy của Aedes aegypti là lu, kiệu có thể tích từ 100 lít trở lên chiếm 41,9%; các loại

DCCN có thể tích dưới 100 lít như khạp, thùng chiếm 12,9% và một số ít hồ vng cũng xuất hiện bọ gậy chiếm 2,5%; các vật phế thải, linh tinh như gáo dừa, vỏ chai bể, lỗ cắm cột cờ, xuồng chiếm 2,6%. Một phát hiện mới tại đây là lỗ cắm cột cờ và xuồng, ghe máy được mang lên bờ khi không sử dụng cũng tìm thấy bọ gậy. Các nguyên nhân xuất hiện bọ gậy trong các DCCN có thể tích lớn đa số là các dụng cụ này khơng có nắp đậy, hoặc đậy nhưng khơng kín và khơng được sử dụng đậy thường xuyên. Đặc biệt vào mùa mưa, các vật chứa nước này thường được mở nắp thường xuyên để dự trữ nước nên tỷ lệ vật chứa có nắp giảm nhiều, chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho chu trình phát triển của muỗi Aedes aegypti. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả điều tra ổ bọ gậy nguồn ở các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và các nghiên cứu khác ở khu vực phía Bắc như nghiên cứu của Đặng Thị Kim Hạnh năm 2007 nhưng khác với nghiên cứu của Võ Thanh Pháp năm 2011 tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau [89], [90], [91], [33], [53]. Trong nghiên cứu của Võ Thanh Pháp, vật dụng phế thải chứa nước có bọ gậy xung quanh nhà chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,3%, chén kê chân tủ thức ăn, lọ cắm hoa có bọ gậy là 7,5%, trong khi đó tỷ lệ lu khạp, phuy, kiệu chứa nước có bọ gậy là thấp nhất chiếm 6,8%. Có sự khác biệt về ổ bọ gậy ở Bạc Liêu và Cà Mau, theo tơi có thể do tập quán sống của người dân hoặc có thể do cách tuyên truyền phòng bệnh ở mỗi tỉnh là khác nhau. Từ trước đến nay, các hoạt động phòng chống bệnh SXHD ở Bạc Liêu chủ yếu là tuyên truyền vệ sinh môi trường, làm sạch các DCCN. Ngược lại, tại Cà Mau thì tun truyền vận động người dân đậy kín các DCCN và thả cá. Như vậy, sự khác biệt về các loại ổ bọ gậy ở các địa phương có thể có liên quan đến cách tun truyền phịng chống bệnh.

Tóm lại, SXHD tại Bạc Liêu thể hiện rõ ràng là một bệnh dịch lưu hành quanh năm ở địa phương với các đặc điểm dịch tễ học của bệnh thuộc vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Để khống chế SXHD, cần có những biện pháp thích hợp để phịng chống và loại trừ vectơ. Một trong những biện pháp được chọn là huy động cộng đồng cùng tham gia đậy kín DCCN và sử dụng tác nhân sinh học trong việc phòng chống bệnh SXHD tại Bạc Liêu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w