- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu từ các báo cáo.
1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần 6 tuần 8 tuần 0 tuần
4.3.3. So sánh chỉ số vectơ trước và sau can thiệp từ kết quả thực hiện lồng ghép các giải pháp
ghép các giải pháp
Tại thực địa, sau hai năm triển khai lồng ghép kết hợp TT-GDSK với sử dụng nắp đậy cao su và thả cá, năm 2012 các chỉ số giám sát bọ gậy của xã can thiệp (xã Phong Thạnh Đông A) khá ổn định, mức độ giảm tuy chậm nhưng bền vững và không phải sử dụng biện pháp dập dịch bằng hoá chất diện rộng như trước đây. Tại xã can thiệp, chỉ số mật độ muỗi Aedes aegypti (DI) giảm dần và luôn ở mức 0,1 - 0,3 con/nhà, chỉ số nhà có bọ gậy (HI - BG) giảm từ 61,3% trước can thiệp xuống còn 3,8 - 6,5% sau can thiệp, chỉ số DCCN có bọ gậy (CI) giảm đáng kể từ 42,1% trước can thiệp còn khoảng 1 - 1,2% sau can thiệp, đặc biệt chỉ số Breteau (BI) trong những tháng bắt đầu mùa mưa của năm 2012 chỉ dao động trong khoảng 5,2 - 17,5%. Các chỉ số này đều nằm trong ngưỡng kiểm sốt, khơng có nguy cơ xảy ra dịch theo hướng dẫn giám sát và phòng chống dịch SXHD của Bộ Y tế [18]. Trong khi đó các chỉ số này ở xã chứng khơng giảm mà có hướng tăng lên tự nhiên theo mùa phát triển của vectơ. Khi so sánh đánh giá trước, sau can thiệp giữa xã can thiệp với xã chứng cho thấy chỉ số HQCT của các chỉ số vectơ đạt tỷ lệ cao, đặc biệt là chỉ số nhà có bọ gậy (HI-BG) và chỉ số DCCN có bọ gậy (CI) đạt hiệu quả can thiệp trên 100%.
Do có giai đoạn chuẩn bị cho việc triển khai giải pháp nhân nuôi cá nên các chỉ số giám sát cơn trùng có tăng đột biến trong khoảng tháng 7 đến tháng 9 năm 2011, đây là giai đoạn đang nhân nuôi thử nghiệm tại các điểm nuôi. Đến đầu tháng 10, sau khi nguồn cá bắt đầu ổn định và nhân lên thì chúng tơi triển khai thả cá đồng loạt tại các hộ gia đình có sử dụng DCCN. Vì vậy, từ tháng 10/2011 đến 6/2012 các chỉ số côn trùng giảm đáng kể so với giai đoạn đầu can thiệp và có tính ổn định hơn. Kết quả của biện pháp can thiệp cịn được ghi nhận là tình hình SXHD khơng bùng phát tại xã nghiên cứu mặc dù trên địa bàn huyện Giá Rai trong thời gian thử nghiệm vẫn có bệnh SXHD xảy ra trên các xã khác. Từ năm 2010 - 2012,
số trường hợp mắc SXHD tại xã can thiệp (Phong Thạnh Đông A) giảm so với trước can thiệp và xã chứng, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (Pearson’s R =
0,979; p = 0,004). Kết quả trên phù hợp với dự án phòng chống SXHD của tỉnh
Đồng Tháp giai đoạn 2006 - 2008 [39], [40]. Theo MartíNez-Ibarra nghiên cứu tại phía Nam Mexico năm 2002, sau một năm can thiệp sử dụng thả cá trên thực địa nhỏ, chỉ số DCCN có bọ gậy (CI) đã giảm xuống 0% và từ đó cá được dùng như một tác nhân sinh học trong kiểm soát các ổ bọ gậy của Aedes aegypti [127]. Tại Việt Nam, năm 2000, Vũ Sinh Nam và cộng sự đã nghiên cứu về vai trò của
Mesocyclop, Micronecta (một loài rệp nước) và cá trong việc kiểm sốt vectơ
phịng chống SXHD và đã đưa khuyến nghị cần kết hợp việc huy động cộng đồng với việc sử dụng tác nhân sinh học tùy theo tập quán, văn hóa của từng địa phương [150]. Như vậy, với phương pháp tiếp cận theo chiều ngang kết hợp với việc sử dụng phương tiện và tác nhân sinh học để loại trừ vectơ truyền bệnh SXHD tại Bạc Liêu là phù hợp với các nghiên cứu trước đây và hiện tại.