- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu từ các báo cáo.
1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần 6 tuần 8 tuần 0 tuần
4.3.2. Hiệu quả của can thiệp từ kết quả thả cá vào DCCN sinh hoạt ngoài nhà
Từ kết quả của việc sử dụng nắp đậy cao su và tình hình thực tế ở địa phương, chúng tôi tiến hành giám sát, đánh giá các hoạt động sau một năm triển khai can thiệp. Chúng tôi nhận thấy rằng nắp đậy bằng cao su rất hiệu quả khi sử dụng cho các DCCN lưu trữ lâu nhưng khơng hiệu quả cho các DCCN để ngồi nhà. Để giảm thiểu nguy cơ trong các DCCN ngồi nhà, chúng tơi tiến hành thử nghiệm nhân nuôi, thả cá thử nghiệm tại các hộ dân. Với giải pháp này chúng tôi vẫn tiến hành kết hợp song song với việc TT-GDSK và tiếp tục hướng dẫn người dân sử dụng nắp cao su đúng mục đích sử dụng.
Chương trình PCSXH khu vực phía Nam cũng đã nghiên cứu và triển khai nhiều phương pháp để diệt bọ gậy bằng cách sử dụng các kẻ thù tự nhiên để làm giảm các chỉ số nguy cơ tại cộng đồng. Từ tổng quan cho thấy những sinh vật này có thể là côn trùng, virus, vi khuẩn, mesocyclop hay cá. Giai đoạn 2000 - 2001, tác giả Vũ Sinh Nam, Trần Đắc Phu đã nghiên cứu thành công việc sử dụng một trong các loại sinh vật là Mesocyclop ở khu vực phía Nam và phía Bắc và đã mang lại kết quả khả quan trong cơng tác phịng chống bệnh SXHD ở Việt Nam [48], [55], [108]. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng tôi chỉ nghiên cứu sử dụng những lồi thiên địch dễ tìm, có sẵn tại địa phương để hướng dẫn người dân phịng bệnh. Chúng tơi đã chọn một lồi thiên địch của bọ gậy là lồi cá nhỏ có tự nhiên trong các cánh đồng hay ao hồ như: cá bảy màu (tên khoa học là Poecilia
reticulata) và cá trân châu vàng (gọi chung là các loài cá nhỏ) để cải thiện các chỉ
ở nhiều nước như Đài Loan, Thái Lan, Ý, Nga để diệt bọ gậy của muỗi Culex quinquefasciatus [88]. Thời gian gần đây, tại Lào và Campuchia cũng đã thử
nghiệm thành công về hiệu quả của việc dùng cá bảy màu (Poecilia reticulata) tại một xã [144]. Ưu điểm của các lồi cá này là có kích thước nhỏ (dưới 4 cm) nên có
thể sống dễ dàng trong các DCCN sinh hoạt như lu, kiệu, hồ, khạp,… mà không làm ảnh hưởng đến thành phần hóa học của nước; lồi cá này có khả năng sinh sản nhanh và rất phổ biến ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nên dễ dàng cung cấp cho các hộ dân. Qua kết quả thử nghiệm của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy khả năng diệt bọ gậy của cá rất cao, trung bình 1 con cá 3 tháng tuổi có thể ăn 120 con bọ gậy trong 24 giờ, cá mới đẻ đến 1 tuần tuổi có thể ăn trung bình 35 con bọ gậy trong 24 giờ [88] và trường Đại học Federal do Ceará (UFCE) năm 2007 cũng cho kết quả tương tự [136]. Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện Pasteur
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, mơ hình sử dụng thiên địch, đặc biệt là dùng cá để diệt bọ gậy vẫn chưa được người dân áp dụng rộng rãi ở các tỉnh khu vực phía Nam, trong đó có Bạc Liêu [90]. Phương pháp này chỉ được thử nghiệm tại một số xã thường xuyên xảy ra dịch SXHD của các tỉnh như Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Hậu Giang và kết quả thử nghiệm mang lại hiệu quả khá cao. Chính vì vậy, nhằm cải thiện các chỉ số nguy cơ tại các huyện, xã của tỉnh Bạc Liêu, chúng tơi đã tiến hành can thiệp thử nghiệm mơ hình này từ việc tham khảo và rút kinh nghiệm của các mơ hình nhân ni đã được thử nghiệm ở các tỉnh khác tại một xã thường xuyên xảy ra dịch bệnh SXHD trong tỉnh Bạc Liêu với mục tiêu giúp cộng đồng và ngành y tế chấp nhận, áp dụng và nhân rộng mơ hình này tại tỉnh Bạc Liêu.
Để đánh giá khả năng sống của cá trong các DCCN tại cộng đồng, chúng tôi đã tạo 86 điểm nhân nuôi trong xã, số điểm nuôi ở mỗi ấp tùy theo mật độ dân cư ở mỗi ấp và sự tự nguyện của các hộ gia đình. Các điểm nhân ni tình nguyện là các cán bộ đồn thể trong xã, CTV, các hộ gia đình được chính quyền và CTV vận động. Qua khảo sát, sau khi nuôi thả cá ở các điểm ni một tuần đầu thì số lượng cá giảm rất nhiều và đồng loạt ở các ấp, ngoại trừ các ấp thuần nông như ấp 7, ấp 13 và TYT xã. Tỷ lệ cá giảm rõ từ tuần 1 đến tuần thứ 6 (từ 86,1% xuống còn 60,9%) và nhiều nhất là tuần thứ 4 và tuần thứ 6. Qua tuần thứ 6, do cá bắt đầu thích nghi
được với mơi trường nước nên cá đẻ đồng loạt và phát triển, vì vậy tỷ lệ cá tăng lên từ 60,9% lên 64,3% và từ sau tuần thứ 12, nguồn cá có khả năng duy trì và ít bị mất. Để xác định ngun nhân của việc mất cá tại các điểm nuôi, chúng tôi đã tiến hành khảo sát cá tại các điểm nuôi trong ấp. Nguyên nhân ban đầu được chúng tôi đánh
giá là “cá chết do sốc nước”. Kết quả khảo sát cho thấy độ pH giữa nước mưa và nước giếng khoan trước khi thả cá là khác nhau, pH của nước mưa là 7,7; pH của nước giếng khoan là 8,1; trong khi nước ao, sơng ở Bạc Liêu thì có độ pH acid là 5,9 - 6,3. Sau khi thả cá, pH của nguồn nước có thay đổi nhưng sự thay đổi này là không đáng kể, cá trong nước giếng khoan có pH thay đổi và giảm cịn 7,5 - 7,8 và cá trong nước mưa có pH là 7,1 - 7,3. Qua thử nghiệm và theo dõi tại các điểm ni, cá được ni trong các DCCN có nước mưa vừa hứng ngay trong đợt mưa thì dễ chết hơn là cá được nuôi trong nước giếng khoan hoặc nuôi trong nước mưa đã để lâu. Cá được nuôi trong nước mưa vừa hứng trong đợt mưa có nguy cơ dễ chết sau thả 3 - 4 ngày, cá được ni trong nước giếng khoan thì có nguy cơ dễ chết sau thả 5 - 7 ngày, nếu sau thời gian này cá khơng mắc bất cứ một bệnh lý gì thì cá vẫn sống và có thể duy trì lâu dài trong các DCCN. Theo tôi, nếu bắt cá từ dưới ao, sông hay theo các cánh đồng ruộng đưa ngay vào trong các DCCN trong nhà thì cá dễ chết do thay đổi đột ngột độ pH trong môi trường nước dẫn đến cá chết hàng loạt từ 1 - 6 tuần đầu sau thả vào các DCCN tại các điểm nuôi. Độ pH của nước giếng khoan trước và sau thả cá thay đổi ít hơn độ pH của nước mưa trước và sau thả cá nên phần lớn các điểm nuôi cá bằng nước mưa có tỷ lệ chết cá cao hơn các điểm nuôi cá bằng nước giếng khoan, độ pH của mơi trường nước khi thả cá đều có pH dao động từ 7 - 7,8. Thêm vào đó, một cán bộ phụ trách ni cá cho biết “nơi ni có ánh nắng trực tiếp làm nước nóng q... thì cũng làm cá chết”. Cá chỉ thích
hợp sống ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ từ 22 - 24oC [119], như vậy yếu tố thời tiết đã gây ảnh hưởng ít nhiều đến q trình sống của cá, nếu trời quá nóng hoặc mưa liên tiếp nhiều ngày sẽ làm nhiệt độ của nước tăng hoặc giảm đột ngột khi nuôi cá, đặc biệt là các DCCN như hồ hoặc lu ngoài trời. Cá bảy màu là một loại cá dễ nuôi, đẻ nhiều nhưng nếu chúng ta không biết cách kiểm sốt tính chất lý, hóa của nước thì rất khó bảo quản được cá. Để cá đẻ tốt, kinh nghiệm cho thấy cần nuôi cá trong các lu xi măng, nơi nuôi phải tối và tạo thêm các điểm ẩn nấp cho cá con
trong DCCN vì cá bố mẹ sau đẻ thường ăn cá con. Bên cạnh ngun nhân chết cá do tính chất lý, hóa của nguồn nước, chúng tơi cịn phát hiện nguyên nhân giảm số lượng cá là do con người gây ra. Thực tế cho thấy khi giám sát hàng tuần, lượng cá
bị mất đi từ 15 - 20% do súc rửa lu hoặc nước mưa làm tràn vật chứa. Nếu không phát hiện và bổ sung kịp thời, tỷ lệ cá còn lại trong DCCN sẽ rất thấp, kém hiệu quả để diệt bọ gậy. Tại các điểm nuôi cá, theo quan sát chúng tôi nhận thấy “DCCN đặt
ở máng xối khi trời mưa thì cũng làm cá chết” và những điểm nuôi nào cẩn thận,
thường xuyên “xúc lu” thì tỷ lệ mất cá cũng cao do cá con có kích thước nhỏ (khoảng 1 cm) người dân khơng nhìn thấy rõ nên khơng vớt ra khi xúc lu. Ngồi ra, điểm ni nào có nhiều trẻ con thì nguy cơ mất cá cũng cao hơn các điểm ni trong gia đình khơng có trẻ nhỏ vì trẻ thường “vớt cá chơi nên cá chết” hay “chọc
phá lu nuôi cá” làm cho môi trường nước khuấy động thường xuyên, cá bị sốc và
chết. Chính vì vậy, ngồi việc vận động người dân thả cá thì CTV cần có một hướng
dẫn cụ thể về cách bảo quản nguồn cá cho người dân biết để có thể duy trì và sử dụng cá loại trừ các ổ bọ gậy mang lại hiệu quả cao nhất.
Sau can thiệp, người dân có thể dễ dàng tìm thấy nguồn cá trong ấp để thả vào các DCCN, chủ yếu là từ các điểm nuôi cá tại các hộ gia đình gần nhà (63,4%), hay được CTV đến từng nhà cung cấp khi cá bị chết hoặc mất (17,9%) hoặc có thể đến Trạm Y tế khám bệnh rồi xin về (14,5%). Tuy nhiên, vẫn còn 4,1% hộ gia đình vẫn phải xin hoặc mua từ người khác. Điều này có thể do mối quan hệ của các hộ dân trong cộng đồng hoặc có thể do tại điểm nuôi cá bị chết nên họ không nhận được nguồn cá. Mặc dù tỷ lệ không nhận được cá rất thấp nhưng điều đáng mừng là người dân đã nhận biết được lợi ích của giải pháp này nên mặc dù khơng tìm được nguồn cá trong ấp nhưng họ đã chủ động đi tìm kiếm để thả vào các DCCN. Kết quả này cho thấy người dân đã được tác động để thay đổi về kiến thức và thái độ, từ thái độ e dè và lo sợ cá làm dơ nguồn nước để sau đó họ tự tìm kiếm và thử thực hiện hành vi mới, thay đổi từ hành vi khơng có lợi cho sức khỏe thành hành vi có lợi cho sức khỏe. Kết quả chúng tôi thu được sau 2 năm can thiệp là tỷ lệ các DCCN có thả cá và khơng có bọ gậy trong các DCCN ở xã Phong Thạnh Đơng A đã tăng có sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê, từ 25,3% tăng lên 59,3% với p < 0,001. Hiệu quả can thiệp của việc thả cá vào các DCCN ngoài nhà trước, sau
can thiệp so với xã chứng đạt tỷ lệ 130,9%. Như vậy, để mơ hình này có thể duy trì lâu dài cần luôn kết hợp với tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức của cộng đồng, tổ chức tốt các hoạt động giám sát và bổ sung cá hàng tuần vào các DCCN được đặt ngoài nhà.