- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu từ các báo cáo.
1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần 6 tuần 8 tuần 0 tuần
4.4. Tính bền vững và khả năng duy trì các giải pháp
Qua đánh giá của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, trước khi triển khai chương trình can thiệp PCSXH, Bạc Liêu là một trong những tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long có nguy cơ xảy ra dịch thường xuyên do đặc thù vùng miền và tập quán sinh hoạt của người dân, các kết quả giám sát côn trùng luôn ở mức nguy cơ cao và số trường hợp mắc SXH qua các năm đều trên 120 ca mắc/100.000 dân. Để cải thiện các yếu tố nguy cơ tại Bạc Liêu cần phải giảm thiểu các chỉ số côn trùng và thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của người dân. Chính vì vậy, chương trình PCSXH được tiến hành nghiên cứu tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu là cần thiết cho địa phương, phù hợp với mục tiêu chung của Kế hoạch chiến lược PCSXH của khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Dự án quốc gia phịng chống SXHD là giảm tỷ lệ mắc SXHD và nâng cao nhận thức, thái độ, hành
vi của người dân [170], [168], [58]. Nghiên cứu tiến hành can thiệp thử nghiệm trên một xã để xác định các giải pháp phù hợp cho người dân địa phương, từ đó triển khai và nhân rộng các giải pháp này cho các xã khác của tỉnh Bạc Liêu. Thành cơng của chương trình là nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của y tế, chính quyền và người dân địa phương đã “rất hài lòng và tâm huyết, sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động can
thiệp phòng chống bệnh dịch SXH”, họ đã nhận thấy được “lợi ích cho trung tâm”
và “nhiều lợi ích cho xã” vì can thiệp này “bổ ích” và“giúp dân hiểu biết thêm
những nguy hiểm của bệnh SXH cũng như biết cách phòng bệnh SXH tại nhà”.
Mặt khác, qua thực tế khảo sát trong thời gian chúng tôi can thiệp thử nghiệm tại xã can thiệp (Phong Thạnh Đơng A) thì tại xã chứng (Phong Thạnh A) cũng nhận thấy được kết quả đạt được của chương trình PCSXH nên sau đó đã hướng dẫn người dân thực hiện, nhưng khơng có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về vật lực và kinh tế như cung cấp cao su hay tạo điểm nhân nuôi cá nên tính duy trì của các giải pháp này tại xã chứng là khơng có, kết quả là vẫn cịn xảy ra dịch tại xã Phong Thạnh A trong thời gian qua. Từ đó cho thấy, các giải pháp can thiệp của chương trình đưa ra trong nghiên cứu mang tính khả thi, có khả năng áp dụng cho địa bàn khác và có khả năng duy trì lâu dài cho địa phương. Tóm lại, về mặt lý thuyết, kết quả can thiệp của chương trình PCSXH tại xã Phong Thạnh Đơng A cho thấy tính phù hợp tại cộng đồng, có sự thay đổi và có khả năng cải thiện các yếu tố nguy cơ tại cộng đồng so với trước can thiệp.
Thực tế, qua thời gian triển khai can thiệp thử nghiệm tại xã Phong Thạnh Đông A cho thấy, người dân đã được nâng cao về kiến thức “nhận biết được bệnh” và có thái độ “cảnh giác hơn khi đến mùa mưa”, khơng cịn “e dè do sợ cá làm dơ
nguồn nước của họ”, biết lựa chọn biện pháp tối ưu để phòng bệnh là kết hợp tất cả
các biện pháp phịng bệnh như súc rửa, đậy kín DCCN bằng cao su và thả cá vào các DCCN (chiếm 35,3%) hay chỉ lựa chọn đậy kín DCCN và thả cá, khơng đồng ý súc rửa DCCN thường xuyên do tiết kiệm nước (chiếm 33,3%); từ đó thay đổi thực hành trong phịng chống bệnh. Kết hợp với sự cần thiết về phòng chống dịch SXHD cho địa phương và cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của y tế, chính quyền, người dân địa phương, đồng thời với năm lý do nêu trên thì khả năng duy trì và nhân rộng chương trình này cho các huyện khác là có thể thực hiện được.
Như vậy, để cải thiện các yếu tố nguy cơ tại cộng đồng cần duy trì được các hoạt động của chương trình trong thời gian tới tại các hộ gia đình, với khẩu hiệu
“Hãy chung tay phòng chống sốt xuất huyết”. Qua cách tiếp cận phương pháp đánh
giá bằng định tính, chúng tơi thấy chương trình có thể duy trì và nhân rộng với các lý do sau: Một là, chương trình được thực hiện bằng cách hướng dẫn đơn giản, dễ thực hiện bằng cách hướng dẫn người dân cách sử dụng những vật liệu có sẵn tại cộng đồng để cắt đứt chu trình phát triển của véctơ; tạo các điểm ni cá gần dân nhất để khi cần có thể tìm đến xin thả cá vào các DCCN. Hai là, các tài liệu truyền
thông được xây dựng phù hợp với dân, các hình ảnh minh họa cụ thể giúp dân dễ dàng nhận biết các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng. Ba là, CTV đã trực tiếp
tham gia các hoạt động từ đầu của chương trình nên dễ dàng nắm bắt thơng tin để tuyên truyền, vận động. Thêm vào đó, CTV cũng là một trong các điểm ni cá do chúng tôi xây dựng hệ thống điểm nuôi trong giai đoạn can thiệp nên “khi đi vãng
gia nếu thuận tiện thì tui mang phát cho dân luôn, ai xin tui cho”. Bốn là, việc giám
sát quản lý ổ dịch của ngành y tế vẫn được “chỉ đạo giám sát” thường xuyên hàng tháng của Trung tâm Y tế huyện.
Tuy nhiên, cán bộ y tế và chính quyền địa phương cũng đề nghị thêm một số hoạt động để đảm bảo khả năng duy trì các biện pháp này lâu dài hơn nữa là: (1) Định kỳ tập huấn cho người dân kể cả học sinh cách phịng chống bệnh; khuyến khích tạo thêm các điểm nhân giống cá; (2) Chính quyền, các đồn thể chính trị xã hội tỉnh, huyện, xã cần phát huy đúng mức Luật bảo vệ sức khỏe phòng chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; đặc biệt phải tạo sự đồng thuận của đại bộ phận người dân trong xã; (3) CTV cần giám sát nguồn cá tại hộ gia đình thường xuyên hơn; (4) Người dân cần chủ động kiểm tra cá trong các DCCN ít nhất 2 ngày/1 lần; (5) Hỗ trợ thêm kinh phí để thực hiện các giải pháp can thiệp trên, đặc biệt hỗ trợ thêm kinh phí cho cộng tác viên.