- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu từ các báo cáo.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2.1. Các giải pháp phòng bệnh đã và đang thực hiện tại huyện Giá Ra
Trước khi tiến hành chương trình can thiệp, các biện pháp phòng bệnh SXHD tại huyện Giá Rai là tuyên truyền dân thực hiện vệ sinh môi trường và hướng dẫn cách phòng tránh muỗi đốt là chủ yếu. Một cán bộ y tế cho biết:
“Hiện chúng tôi vẫn đang hướng dẫn người dân làm vệ sinh môi trường
xung quanh nhà ở, không vứt rác xuống ao, hồ, sông quanh nhà, dọn dẹp những dụng cụ có đọng nước mà khơng cần dùng đến…” và “hướng dẫn bà con cho trẻ ngủ mùng vào ban ngày để tránh muỗi đốt, xúc lu nước thường xuyên” (PVS_YTX).
Với lý do là: “Biện pháp này vừa hiệu quả vừa dễ thực hiện, gần gũi với sinh hoạt
“Khi có dịch xảy ra ở xã thì trạm chúng tơi kết hợp cùng với chính quyền địa phương triển khai hoạt động phòng chống SXHD bằng biện pháp dân gian là chủ yếu, bên cạnh phát tờ rơi tuyên truyền trong cộng đồng cho dân xem” (PVS_YTX).
Để loại trừ muỗi trong gia đình thì người dân thường lựa chọn cách “dùng
que đập muỗi”, “bơi Soffell”, “vợt điện” hoặc “quạt gió”, đây là những biện pháp
mà đa số người dân đều lựa chọn (TLN_ND).
Trong quá trình tìm hiểu về những giải pháp đã được thực hiện phòng chống SXH tại địa phương, một cán bộ y tế đã đề xuất cho chương trình can thiệp: “Theo
kinh nghiệm cho thấy, dùng cao su đậy kín các DCCN rất hiệu quả...” (PVS_TTYT).
Tuy nhiên, trong các biện pháp phịng bệnh dân gian này thì cán bộ y tế cũng cho biết thêm một số khó khăn trong cơng tác phịng bệnh tại địa phương: “…một
số ít hộ dân chưa có ý thức, chỉ hứa sn khi có mặt đồn vận động, đồn kiểm tra đến gia đình, sau khi chúng tơi đi thì họ khơng thực hiện hay làm gì, tỷ lệ các hộ này chiếm khoảng 15 - 20% hộ dân trong xã… vì vậy khó vận động họ thay đổi thói quen được lắm” (PVS_YTX).