- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu từ các báo cáo.
3. Đánh giá hiệu quả và khả năng duy trì các giải pháp
3.1. Kết quả đã đạt được từ các giải pháp thử nghiệm tại xã can thiệp
Hiệu quả can thiệp sử dụng nắp đậy cao su đạt 30,5%. Tỷ lệ DCCN có nắp tăng từ 53,1% lên 69,3%, trong đó DCCN có sử dụng cao su chiếm 28,1%. Hiệu quả can thiệp thả cá vào các DCCN so với xã chứng đạt 130,9%. Chỉ số
hiệu quả tại xã can thiệp sau 2 năm là 134,4%. Tỷ lệ DCCN có thả cá tăng từ 25,3% lên 40,3%.
Tìm thấy 3,5% thiên địch (rệp nước) có tự nhiên trong DCCN mưa.
Sau can thiệp, hiệu quả can thiệp của chỉ số muỗi là: DI đạt 34,7%; BI đạt 81,4% và chỉ số bọ gậy là: chỉ số HI - BG đạt 117,4%; chỉ số CI đạt 125,9%. Khi so sánh với xã chứng và thực hiện đánh giá can thiệp trước - sau, xã can
thiệp đã đạt được hiệu quả can thiệp như sau: kiến thức đạt 69,1% ; thái độ đạt 88,4% và thực hành đạt 82,3%.
3.2. Khả năng duy trì và áp dụng các giải pháp trong cộng đồng
Các giải pháp can thiệp có khả năng duy trì cao do các hoạt động can thiệp khơng nằm ngồi mục tiêu của chương trình dự án quốc gia PCSXH và cũng không vượt quá khả năng thực hiện của các Trạm Y tế, đặc biệt nhóm CTV đã trực tiếp tham gia các hoạt động từ đầu của chương trình nên dễ dàng nắm bắt thơng tin để tuyên truyền, vận động. Sau can thiệp, 17,9% CTV là một trong các điểm nhân nuôi cá và 63,4% hộ dân tham gia nuôi cá.
Các giải pháp can thiệp được xây dựng dựa trên sự tham gia và ý kiến đóng góp của cán bộ y tế, chính quyền và người dân địa phương. Các giải pháp được thực hiện đơn giản, dễ thực hiện, sử dụng những vật liệu có sẵn tại địa phương nên dễ duy trì và nhân rộng mơ hình cho các địa phương khác.
Công việc giám sát quản lý vectơ truyền bệnh là công việc thường xuyên của TTYT huyện và y tế cơ sở.