Phương pháp xác định chất đáy bằng băng đo sâu

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 66 - 68)

Nguyên lý của phương pháp này giống như phương pháp phân tích tín hiệu hồi âm phản hồi của máy đo sâu. Do tính chất phản hồi của sóng âm khác nhau đối với các loại chất đáy khác nhau nên đồ thị đo sâu thể hiện trên băng đo sâu cũng khác nhau. Việc giải đoán băng ghi hồi âm để xác định chất đáy dựa trên mức độ phản xạ khác nhau của sóng âm thanh của các loại chất đáy và mức độ tán xạ khác nhau của sóng âm thanh trên bề mặt khơng đồng nhất được ghi lại trên băng ghi khi đo sâu.

Khi làm việc máy đo sâu hồi âm liên tục phát đi các xung âm thanh có dạng và độ dài không đổi nhưng khi gặp bề mặt đáy biển các xung này sẽ phản xạ trở lại với

67

dạng, độ dài và biên độ thay đổi phụ thuộc vào tính chất của các chất đáy. Tất cả những thay đổi đó được ghi lại trên băng ghi của máy đo sâu hồi âm dưới dạng biểu đồ.

Khi gặp lớp đáy cứng rắn (đá tảng, đá phiến) tín hiệu âm thanh sẽ phản xạ trở lại máy thu rất nhanh, xung hồi âm sẽ được ghi lại trên băng 2 -:- 3 lần, đường ghi độ sâu được thể hiện trên băng ghi là các vạch ngắn và rõ còn khi gặp lớp đáy là bùn, trên băng ghi của máy, xung hồi sẽ đươc ghi lại dưới dạng dải băng nến xám liên tục.

Dựa vào quy luật phản xạ xung âm thanh của các loại chất đáy khác nhau và tnhs lặp lại của các hình ảnh trên băng ghi của máy đo sâu hồi âm ta có thể xác định chất đáy nhờ băng ghi hồi âm bằng cách so sánh hình ảnh của của băng ghi đối với hình ảnh mẫu của xung hồi âm đặc trưng cho các loại chất đáy khác nhau trong điều kiện đo sâu tương tự. Dĩ nhiên ảnh mẫu của băng ghi hồi âm tương ứng với các chất đáy khác nhau cần phải xây dựng từ băng ghi của máy đo sâu cùng loại và được kiểm te trực tiếp ngoài thực địa bằng các thiết bị lấy mẫu ta

Nếu có băng đo sâu mẫu cho các chất đáy (đối với từng mẫu đo sâu) ta có thể đối chiếu với mẫu băng đo sâu để xác định chất đáy bản đồ địa hình đáy biển.

Phương pháp này có nhược điểm là độ chính xác khơng cao lắm. Công nghệ thủ công địi hỏi kinh nghiệm của người phân tích băng. Trên thực tế người ta kết hợp ứng dụng phương pháp này với phương pháp lấy mẫu trực tiếp thì đạt độ chính xác cao lại đảm bảo tính kinh tế.

4. Phương pháp xác định chất đáy sử dụng các thiết bị kéo theo tàu

Phương pháp dùng máy xác định chất đáy kéo theo tàu rất cần thiết trong trường hợp xác định chất đáy và khối lượng phù sa lắng đọng tại các luồng lạch và các cảng. Trong trường hợp này người ta có thể sử dụng các máy đo bùn cát, máy siêu âm kéo theo tàu để xác định chất đáy và độ ngập bùn của đáy luồng tàu. Trên cơ sở đó xác định độ sâu thơng luồng hàng hải và khối lượng nạo vét.

Nguyên lý của phương pháp dựa vào sự suy giảm của tín hiệu đo sâu trong môi trường bùn cát.

Các thiết bị xác định chất đáy bao gồm 2 bộ phận:

- Thiết bị phát sóng siêu âm với tần số khoảng 1 MHz thả ngập xuống đáy luồng và được kéo theo tàu trong quá trình tiến hành đo sâu

- Hệ thống máy móc thiết bị điện tốn đặt trên tàu. Hệ thống này phân tích tín hiệu từ thiết bị đo kéo theo tàu, phân tích độ suy giảm của âm thanh để từ đó xác định các thông số kỹ thuật của chất đáy.

Trong tất cả các phương pháp thơng thường cứ 25cm2 diện tích trên bản đồ cần lấy một mẫu. Khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn thì mật độ tăng lên đến 1 mẫu/5-10cm2. Với vùng có địa hình đáy đơn điệu thì giảm mật độ xuống đến 1 mẫu/50-100cm2. Vị trí lấy mẫu được xác định bằng các phương pháp và phương tiện với độ chính xác như tiến hành với việc đo sâu.

4.4.5 Kiểm tra, đánh giá chất lượng đo vẽ địa hình đáy biển 1. Cơng tác kiểm tra 1. Cơng tác kiểm tra

Trong q trình đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển nhất thiết phải tiến hành công tác kiểm tra. Khơng chỉ những người có trách nhiệm tiến hành cơng tác kiểm tra mà bản thân những người trực tiếp đo vẽ cũng phải thực hiện cơng tác này.

Hàng ngày, trong q trình đo vẽ thì bản thân các tác nghiệp viên cần phải thực hiện các công việc sau:

68

- Xem xét xem các thiết bị làm việc có ổn định khơng

- Kiểm tra định vị, đo sâu và việc ghi kết quả đo vào sổ đo hoặc ghi trên bảng đo sâu

- Kiểm tra việc nên các điểm độ sâu theo từng ngày đo, phát hiện mâu thuẫn về giá trị độ sâu khi so sánh với các tuyến đo bên cạnh, kiểm tra sự phù hợp giữa các giá trị độ sâu của tuyến đo với kết quả tuyến đo kiểm tra, với độ sâu của bản vẽ bên cạnh và với độ sâu đo được trong những năm trước đó

- Phân tích kết qủa đo nhằm phát hiện các đặc trưng địa hình đáy biển.

Các tuyến đo kiểm tra được thiết kế sao cho nó cắt các tuyến đo góc trong khoảng 30 – 1500, tốt nhất là khoảng 900. Mỗi một tuyến đo cần phải có ít nhất 3 điểm cắt với tuyến đo kiểm tra, ở những chỗ vũng, vịnh hẹp... thì khơng ít hơn hai điểm cắt.

Tổng chiều dài tuyến đo kiểm tra không nhỏ hơn 10% tổng chiều dài các tuyến đo.

Độ lệch giá trị độ sâu ở giao điểm tuyến đo kiểm tra và tuyến đo vẽ chi tiết khơng được có tính hệ thống.

Nếu 3 điểm cắt của một tuyến đo chi tiết với tuyến đo kiểm tra có giá trị độ lệch, độ sâu cùng dấu thì phải tiến hành xem xét tỷ mỉ để phát hiện ngun nhân, sau đó tìm biện pháp khắc phục.

Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào điều kiện đo vẽ, trang thiết bị kỹ thuật, trình độ các nghiệp viên mà quy định độ lệch cho phép cho phù hợp. Mọi quy định đều phải rõ trong thiết kế kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 66 - 68)