Phương pháp hỗn hợp

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 34 - 35)

Phương pháp này có thể được sử dụng với một bộ phát hiệu chỉnh và một máy đo vận tốc sóng âm. Đây là phương pháp thường được sử dụng cho độ sâu lớn hơn những phương pháp nêu trên. Với một máy đo vận tốc sóng âm và hiệu chỉnh thành vận tốc chính xác tại bộ phận phát sóng, các bước tiến hành hiệu chỉnh tương tự như đã trình bày. Với các máy đo sâu hồi âm hiện đại, tham số vận tốc sóng âm được cài đặt từ vận tốc sóng âm thực tế.

Số hiệu chỉnh độ sâu được tính trong cả q trình xử lý số liệu, với giả thiết rằng dữ liệu được tập hợp sử dụng vận tốc sóng âm chính xác tại bộ phát. Số hiệu chỉnh độ sâu dựa vào sự khác nhau giữa vận tốc sóng âm được sử dụng trong quá trình tập hợp dữ liệu và giá trị điều hịa của vận tốc sóng âm được tính từ máy đo vận tốc sóng âm.

35

Với độ sâu hơn 200m thì khơng u cầu hiệu chỉnh độ sâu đo từ vận tốc sóng âm, vận tốc sóng âm chuẩn thường được sử dụng là 1500m/s.

3.3.3 Máy đo sâu hồi âm đa tia

Hệ thống đo sâu hồi âm đa tia MBES (MultiBeam EchoSounder) được ra đời khoảng những năm 1970 trên cơ sở của máy đo sâu hồi âm đơn tia. Hệ thống này cho phép xác định chi tiết bề mặt đáy biển từ nhiều tia đơn, kết quả một lần đo xác định được hàng trăm điểm độ sâu trên một mặt phẳng vng góc với đường đi của tàu hoặc cả một dải độ sâu có độ rộng nhất định (mặt cắt), tổng số các mặt cắt dọc của các kênh tín hiệu có thể tạo ra nhiều lần trên một giây. Độ rộng dải quét thường lớn gấp từ 2 đến 7 lần độ sâu, góc mở của chùm tia có thể đạt tới trên 150 độ và góc kẹp của các tia đơn được tạo ra có thể nhỏ hơn 1 độ, được miêu tả như ở (hình 3.14) [4].

Hệ thống đa tia ngày nay cịn có khả năng sử dụng rất nhiều kênh tín hiệu để đo với thời gian thực, bao gồm quá trình xử lý dữ liệu ngay trên tàu khảo sát, hiệu chỉnh và xuất ra bản vẽ trong môi trường đồ họa như Autocad hoặc MicroStation. Chất lượng mơ hình số địa hình được xây dựng từ dữ liệu đo đa tia tin cậy hơn so với công nghệ đo đơn tia. Những cơng việc tính tốn có thể thực hiện trực tiếp ở trên các tàu khảo sát thực địa. Vì vậy, cơng nghệ đo sâu đa tia hiện nay được phổ biến rộng rãi trên thế giới, nó mang lại năng suất về thời gian cũng như độ chính xác đo đạc.

Ứng dụng cơ bản của hệ thống đa tia là cho phép xác định độ sâu, phù hợp với các vùng khảo sát có độ sâu lớn hơn 6m. Hệ thống đo đa tia hiệu quả với các vùng nước sâu khi yêu cầu xác định toàn bộ bề mặt đáy nước.

Máy đo sâu hồi âm đa tia thường có từ 60 đến 150 tia. Sau khi các tia âm thanh phản xạ từ đáy biển trở về cần phát biến sẽ được xử lý là một trị đo sâu. Các tia nghiêng được cải chính thành độ sâu thẳng đứng, tọa độ các điểm tiếp đáy của các tia này cũng được tính tốn từ tọa độ tâm cần phát biến.

Chùm sóng truyền đi có độ rộng sang hai bên là một dải hẹp dài, ngược lại chùm tia thu được lại có dạng hẹp hai bên là một dải rộng. Sự giao thoa của những tia này trên bề mặt đáy biển gọi là footprints ˝diện tích vùng phản xạ˝ như hình 3.15.

Hình 3.16 miêu tả máy đo sâu hồi âm đa tia có góc mở chùm tia phát là 120 độ, 25 chùm tia sóng âm phát ra và thu về, góc kẹp của mỗi chùm tia sóng là 2,4 độ đến 5 độ.

Bộ phát nhiều chùn tia cứ cách một khoảng thời gian nhất định lại phát xuống đáy nước một lần với một tần số nhất định. Tín hiệu phát xuống đáy nước phản hồi trở lại được thu bằng hệ thống thu tín hiệu đặt ở thân tàu, giá trị vị trí và độ sâu của chúng được tính theo công thức (3.4):

𝑥𝑖 =1

2𝐶. ∆𝑡𝑖. 𝑠𝑖𝑛𝜃𝑖 (3.12) 𝐻𝑖 =1

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 34 - 35)