Sinh vật biển vô cùng phong phú, do đó các bản đồ sinh vật biển cũng rất đa dạng. Các bản đồ biển nước ta được thành lập chủ yếu ở tỷ lệ sau 1/1.000.000 – 1/5.000.000, nội dung chủ yếu của chúng bao gồm:
- Sự phân bố các loại sinh vật biển; - Sự phân bố các sản lượng cá, tôm;
- Các sinh vật nổi, các động vật thân mềm, thực vật phủ đáy biển.
Việc đánh bắt hải sản đem lại cho chúng ta nguồn lợi kinh tế lớn. Do đó việc phát triển hệ thống bản đồ sinh vật biển là cần thiết.
4.1.2. Bản đồ hàng hải
Các bản đồ hành hải hay còn gọi là hải đồ là một lọa bản đồ chuyên dùng trong các ngành giao thơng vận tải trên biển. Có thể coi bản đồ hàng hải là trung gian giữa bản đồ địa hình đáy biển và bản đồ chuyên đề biển. Sở dĩ ta có thể nói như vậy là vì bản đồ hàng hải cũng thể hiện địa hình đáy biển và các yếu tố tương tự như bản đồ địa hình đáy biển (nhưng mức độ thể hiện khác nhau). Mặt khác, bản đồ hàng hải cũng là một loại bản đồ phục vụ cho chuyên ngành cụ thể - đó là giao thơng trên biển. Do đó, thực chất nó cũng là một loại bản đồ chuyên đề biển [3].
40
Ngay từ ban đầu khi thành lập các loại bản đồ biển, bản đồ hàng hải đã được quan tâm. Đây là loại bản đồ biển ra đời sớm so với các loại bản đồ biển khác, vì vấn đề giao thơng trên biển rất quan trọng cả về kinh tế cũng như quốc phòng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của hệ thống bản đồ biển nói chung, bản đồ hàng hải cũng phát triển mạnh mẽ và đem lại những kết quả đáng kể.
Bản đồ hàng hải do Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản chia làm 3 loại: - Bản đồ hàng hải;
- Bản đồ điều khiển của lực lượng hải quân (bản đồ đặc chủng); - Bản đồ tham khảo bổ trợ và biểu đồ.
1. Bản đồ hàng hải
Được chia thành các loại: - Bản đồ hành chính các loại;
- Bản đồ thủy âm học hàng hải: là bản đồ hàn hải có bổ sung thêm lưới đường đẳng trị dùng để xác định vị trí tàu với sự giúp đỡ của hệ thống thủy âm hàng hải;
- Bản đồ địa vật lý hàng hải: là bản đồ hàng hải biển có tỷ lệ 1:200.000 -:- 1:500.000 ở những khu vực với giá trị dị thường các yếu tố từ trường vật lý Trái Đất và hình dáng đặc trưng địa hình đáy. Phụ thuộc từ trường của Trái Đất tại khu vực đặc biệt mà trên bản đồ có thể ghi tất cả thông số từ trường vật lý một cách chi tiết;
- Bản đồ chiến thuật hàng hải (phục vụ riêng cho quân sự): bản đồ được thành lập theo điều kiện kỹ thuật chuyên môn và dùng để bảo đảm tàu chiến và các hạm đội hải quân;
- Bản đồ hàng hải nghiệp dư;
- Bản đồ công nghiệp hàng hải: là bản đồ hàng hải có tỷ lệ từ 1:1.000.000 -:- 1.500.000 vẽ có bổ sung các yếu tố về cơng nghiệp nhằm để đảm bảo giải các bài tốn về cơng nghiệp khác nhau.
- Bản đồ nội thủy: nhằm để hành trình theo đường nước đo và chia ra làm 2 dạng: + Bản đồ ở các hồ lớn và những khu vực eo sông thành lập theo pháp chiếu Mercator theo quy tắc hải đồ;
+ Bản đồ sông cho các tàu phà sông biển thành lập theo phép chiếu Gauss hoặc UTM ở tỷ lệ 1:50.000 -:- 1:50.000 theo ngun tắc chun mơn của bản đồ đó.
Ngồi ra một số bình đồ các cùng riêng biệt nhằm bảo đảm tàu thuyền trực tiếp đi lại gần bờ qua các luồng hẹp, eo biển và vựng có nhiều đá ngầm.
Bảng 4.1. Các loại tỷ lệ bản đồ hàng hải và công dụng của chúng
Tỷ lệ Tên gọi Công dụng
1:1.000.000 1:500.000
Tổng đồ Nhằm nghiên cứu điều kiện hành trình, thiết kế sơ bộ di chuyển và thiết kế đường đi khi hành trình ở biển khơi trong trường hợp quá xa bờ
1:100.000 -:- 1:500.000
Bản đồ ven bờ Nhằm để đảm bảo cho tàu thuyền đi trực tiếp gần bờ
1:25.000 -:- 1:50.000
Bình đồ Để hướng dẫn cho tàu buôn và tàu chiến đi vào cảng, bến, vịnh, vị trí neo...và khi di chuyển trong giới hạn khu nước đó.
41
Bình đồ cũng sử dụng thiết kế thiết bị kỹ thuật thủy văn và tiến hành công tác nạo vét đáy.