Công tác chuẩn bị

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 62 - 64)

3. Phương pháp thiết kế tuyến đo sâu a Dạng của các tuyến đo sâu

4.4.2. Công tác chuẩn bị

Trong công tác đo và thành lập bản đồ địa hình đáy biển, cơng tác chuẩn bị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì nó đảm bào cho cơng tác sau đó được triển khai thuận lợi, tránh được các sự cố gián đoạn hoặc phải dừng công tác đo.

Trong cơng tác chuẩn bị, ngồi việc chuẩn bị các tư liệu, thiết bị phục vụ cho đợt đo dã ngoại, cịn phải chuẩn bị cho cơng tác nội nghiệp tiến hành trước khi đo.

1. Chuẩn bị các đội đo

Công tác chuẩn bị các tổ đội đo cần cụ thể để phối hợp tốt trong quá trình đo vẽ ngồi biển. Cơng tác chuẩn bị này bao gồm:

- Nghiên cứu và thiết kế kỹ thuật, kế hoạch thi công và nội dung những công việc có liên quan đến tổ đội

- Huấn luyện thao tác những công việc mới

- Nghiên cứu các quy định, quy trình, quy phạm sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, các phương pháp đo vẽ, trình bày số liệu, các quy định kiểm tra. Phân công công việc theo kế hoạch thi công, chuẩn bị sơ đồ, tài liệu, biểu mẫu, sổ đo,...

- Kiểm tra sức khỏe

- Nghiên cứu các quy định bảo hộ lao động

- Quy định thống nhất về thông tin (thời gian, cách thức, phương tiện,..) 2. Chuẩn bị nội nghiệp

- Chuẩn bị các bảng tra phụ cần sử dụng trong quá trình xử lý kết quả đo vẽ - Tính tọa độ góc khung bản vẽ trên lưới chiếu tương ứng lên khung bản vẽ - Lập danh sách các điểm tọa độ và độ cao

3. Chuẩn bị phương tiện kỹ thuật

- Theo phương án kỹ thuật đã đặt ra trong bản thiết kế kỹ thuật, người phụ trách công tác đo vẽ phải chuẩn bị các phương tiện kỹ thuật

- Kiểm tra tình hình hoạt động của máy móc, lắp đặt điều chỉnh, đo thử các phương tiện kỹ thuật và thiết bị đo

- Kiểm nghiệm các phương tiện kỹ thuật và thiết bị đo. Trước khi đo vẽ cần kiểm nghiệm để xác minh tình trạng các thiết bị đo và các thiết bị kèm theo nhằm tránh các sự số kỹ thuật khi đang đo vẽ ngồi biển và đảm bảo độ chính xác đo vẽ

- Đối với máy đo sâu cần kiểm tra ở trạng thái tàu dừng và trạng thái tàu chạy. Theo nội dung công việc được giao, các tổ, đội nhận các thiết bị cần thiết. Trước khi lắp đặt trên tàu cần kiểm tra thiết bị xem có đầy đủ không, xem xét thận trọng những ổ tiếp xúc, bộ phận, chi tiết nào hỏng hóc phải sửa chữa ngay.

63

Phòng lắp đạt các thiết bị đo đạc như máy đo sâu hồi âm, máy định vị, máy dị thủy âm, la bàn,...càn bố trí cạnh phịng hoa tiêu của tàu. Trong phịng cần có tủ chun dụng để bảo quản các mẫu lấy được.

Đặc biệt phải lưu ý đến nguồn điện đảm bảo cho sự vận hành của các thiết bị, nguồn điện phải ổn định. Các phịng cần có hệ thống thơng tin để liên lạc với nhau. Luôn chú ý để đảm bảo tính đồng thời của việc ghi nhận các kết quả đo đạc.

4. Khảo sát khu vực vùng đo vẽ

Để phương án kỹ thuật có thể trển khai đúng và đạt kết quả tốt như dự kiến, cần tiến hành khảo sát khu đo và vùng liên quan nhằm:

- Xác định số lượng mốc trắc địa còn tồn tại và những mốc đã mất khơng cịn tìm thấy

- Khả năng thiết lập, xây dựng điểm trắc địa ở những nơi đã thiết kế trên bản đồ phục vụ định vị tàu đo, lựa chọn những điểm đặt máy kinh vĩ, trạm định vị vô tuyến và khả năng đo nối trắc địa

- Cần thiết phải xác định thêm điểm khống chế trắc địa mới và phương pháp xác định

- Vị trí, điều kiện đặt trạm nghiệm triều, phương pháp đo nối trạm nghiệm triều với điểm độ cao Nhà nước

- Xác định các trạm nghiệm triều thuộc mạng lưới nghiệm triều nhà nước gần vùng đo vẽ, ở đó tiến hành quan trắc thường xuyên mực nước biển

- Vị trí neo đậu tàu đo tạm thời khi có bão gió 4.4.3. Cơng tác đo ngoại nghiệp

Sau khi đã lập các bản vẽ ký thuật, lựa chọn được phương án tối ưu, tiến hành chọn thời điểm thích hợp để đo đạc thu thập số liệu ngồi thực địa, Cơng tác tổ chức đo đạc ngoài thực địa bao gồm:

1. Phân cơng nhân sự

Tùy theo tính chất cơng việc như đo vẽ xa bờ, tỷ lệ bản đồ lớn hay nhỏ...mà phân công nhân sự cho hợp lý. Trong một ca đo cần tối thiểu 4 người: 1 thuyền trưởng, 1 kỹ sư điện tử làm nhiệm vụ kết nối các thiết bị, 2 kỹ sư trắc địa trực tay nhau theo dõi quá trình thu thập số liệu.

2. Lắp đặt kết nối thiết bị GPS và máy đo sâu hồi âm

Trước khi tiến hành đo địa hình đáy biển cần phải lắp đặt kết nối thiết bị máy thu GPS và máy đo sâu hồi âm trên tàu khảo sát. Tọa độ đo trên biển bằng máy thu GPS, độ sâu xác định bằng máy đo sâu hồi âm. Tọa độ đo được là tâm anten của máy thu GPS, độ sâu đo được từ tâm của cần phát biến máy đo sâu hồi âm. Vì vậy, để có được tọa độ tương ứng với điểm đo sâu thì tâm anten của máy thu GPS phải đặt trùng với tâm cần phát biến.

Trong trường hợp do điều kiện lắp đặt trùng tâm không thể bảo đảm được, có thể đặt an ten của máy thu GPS ở các vị trí khác nhau trên tàu đo sâu. Khi đó phải tính số hiệu chỉnhđộ lệch tâm này vào kết quả định vị GPS.

Để xác định tọa độ trùng với điểm đo sâu, phải đồng bộ được thời gian đo sâu và thời gian xác định tọa độ. Việc đồng bộ thời gian được thực hiện qua phần mềm đồng bộ thời gian cài đặt trong máy tính. Nguyên lý hoạt động theo sơ đồ sau:

64

- Máy đo sâu hồi âm ngoài việc ghi số liệu theo dạng đồ thị trên băng giấy, cịn số hóa trị đo và gửi qua cổng truyền tín hiệu RS232 với tốc độ 4 – 10 trị đo sâu trong 1 giây. - Máy GPS ngoài việc ghi số liệu định vị thành file số liệu trong bộ nhớ của máy GPS, còn gửi giá trị định vị qua cổng truyền tin RS 232 với tốc độ tối đa 0.7 giây/ tín hiệu Phần mềm đồng bộ thực hiện chức năng ghép tín hiệu sau:

Lệnh điều khiển truyền tin với nội dung: Khi cổng COM1 nhận tín hiệu GPS thì cổng COM2 mới được tiếp nhận tín hiệu đo sâu. Khi cổng COM 1 khơng nhận được tín hiệu thu GPS thì mặc dù tín hiệu truyền tin đo sâu vẫn truyền đến COM 2, nhưng COM 2 đóng khơng cho thơng tin truyền vào PC. Như vậy với mỗi giá trị định vị GPS được truyền vào PC sẽ có một giá trị đo sâu đồng bộ về thời gian sẽ được gửi vào máy tính. Các thơng tin này sẽ được ghi thành file số liệu bao gồm: Thời gian, tọa độ, độ sâu. Tên file được tự động cài đặt theo ngày tháng đo. Bộ phận tích hợp dữ liệu đo GPS và đo sâu hồi âm trên tàu có cấu tạo như hình 3. Dẫn đường cho tàu đo đạc trên biển

Một đặc điểm nổi bật của công tác đo đạc trên biển là thiếu các địa vật định hướng, do đó cơng việc định hướng và điều khiển tàu khảo sát đến đúng vùng địa hình cần đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển là rất cần thiết.

Để bắt đầu một tuyến đo, phải dẫn tàu tới điểm xuất phát của tuyến đo. Muốn vậy, khi xuất phát tàu tại bến, dùng GPS xác định tọa độ vị trí tàu đang đậu. Dùng tọa độ được xác định và tọa độ đầu của một tuyến đo xác định đường dẫn tàu đo sâu đến vùng đo. Cài đặt các thông tin này vào phần mềm chuyên dụng đo sâu để láu tàu đến vùng đo.

Nguyên lý dẫn đường bằng GPS như sau: atij một điểm bất kỳ trên tuyến tàu chạy, máy thu GPS xác định được vị trí tức thời của tàu. Tọa độ các điểm đầu và điểm cuối của một tuyến đo được lưu trong bộ nhớ của máy tính. Như vậy, với tọa độ điểm đầu, điểm cuối tuyến đo, và tọa độ tức thời của máy GPS có thể tính ra các chỉ số dẫn đường cho tàu chạy

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)