Các yếu tố khác của nội dung chuyên môn

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 49 - 52)

50

Số liệu về độ lệch địa từ và dị thường địa từ vẽ trên hải đồ chỉ có thể hiện bằng độ lệch tiến hành đến thời kỳ xác định và sự thay đổi hàng năm của nó. Số liệu về độ lệch ghi trên đầu đề bản đồ nếu trong một tờ hải đồ các vị trí có độ lệch như nhau. Ở những vùng cá biệt từ trường có tính chất phức tạp thì vẽ ranh giới từ bằng màu tím và ghi gần bên chỗ dị thường địa từ bằng chữ "dị thường địa từ".

Thông báo các yếu tố thủy triều bao gồm vẽ số liệu số độ sâu, chiều cao thủy triều, khi các mực nước khác nhau ở cảng chính hoặc một loạt cảng trong khu vực trong một bản đồ thì ghi theo bảng hoặc dùng mũi tên hướng dòng chảy của thủy triều ( nước dâng hoặc nước rút) trên mũi tên ghi tốc độ dòng chảy. Trên bản đồ tỷ lệ nhỏ tốc độ dịng chảy khơng ghi.

Trên bình đồ, bản đồ khu vực cá biệt, bản đồ ven bờ cũng như tổng đồ đều vẽ tốc độ nước xoáy, triều dâng, triều rút cố định dòng chảy hỗn hợp.

Ranh giới khu vực nước có ý nghĩa hàng hải ( chướng ngại vật hàng hải, khu vực đá,...) phải vẽ tất cả trên hải đồ.

Tóm lại, tất cả các yếu tố nội dung trên bản đồ hàng hải đều phục vụ một mục tiêu chủ yếu là giao thông trên biển.

Bản đồ hàng hải có thể lập bằng phương pháp đõ vẽ trực tiếp hoặc được thành lập bằng phương pháp biên vẽ dựa vào bản đồ địa hình đáy biển có sẵn cùng tỷ lệ.

4.2.2.Ký hiệu và các yếu tố trình bày trên bản đồ hàng hải 1.Ký hiệu

Để biểu diễn các yếu tố nội dung trên bản đồ, trên các loại hải đồ sử dụng phần lớn ký hiệu, vì trên các loại bản đồ đó thể hiện: tình hình biển, bờ và bao gồm nhiều mục tiêu khác nhau có ý nghĩa về hàng hải và u cầu thể hiện khơng chỉ vị trí của chúng mà cịn về tính chất chun mơn. Các ký hiệu bảo đảm dễ đọc nhưng lột tả hết nội dung và ý nghĩa về mục tiêu thiên nhiên và nhân tạo có trên bề mặt Trái Đất.

Kích thước của ký hiệu được quy định phụ thuộc từng tỷ lệ bản đồ và được chia ra làm ba nhóm cơ bản:

- Ký hiệu theo tỷ lệ: áp dụng để biểu diễn các mục tiêu về địa hình: chúng theo kích thước chiếm một diện tích có thể thể hiện theo tỷ lệ bản đồ;

- Ký hiệu không theo tỷ lệ: để biểu diễn các mục tiêu địa hình, chiếm một diện tích khơng lớn nhưng rất cần thiết phải thể hiện trên bản đồ. Kích thước của nó tăng ngược theo tỷ lệ (kênh đào, hải đăng, tiêu...);

- Ký hiệu thuyết minh: nhằm để chuyển accs tính chất mục tiêu khác nhau và được áp dụng phối hợp với những ký hiệu khác.

Độ sâu trên hải đồ được biểu thị bằng cách ghi số độ sâu và đường bình độ (đẳng sâu).

Luồng lạch, kênh đào, phương tiện thiết bị hàng hải và chướng ngại vật hành hải phần lớn biểu diễn không theo tỷ lệ. Những ký hiệu khơng biểu diễn bằng hình dáng thì phải thuyết minh tính chất của nó.

Để dễ dàng phân biệt và dễ đọc, người ta có ký hiệu trên hải đồ bằng những ký hiệu khác nhau.

Vị trí mục tiêu địa hình tương ứng với điểm ký hiệu sau:

- Loại ký hiệu của hình vẽ khơng đối xứng hoặc bên ký hiệu với nền rộng, chính giữa của nền;

51

-Loại ký hiệu của hình học đều đặn- trung tâm hình học; -Ký hiệu có góc vng- đỉnh của góc vng;

-Ký hiệu phối hợp hình thành theo hình dáng nào đó là tâm của hình dáng phía dưới.

2. Chữ viết

Để giải thích biểu diễn trên hải đồ người ta dùng loại chữ theo quy định để viết với những kích cỡ chữ khác nhau.

Chữ viết trên hải đồ theo nội dung có thể chia ra làm năm nhóm: - Tên địa lý riêng;

- Chữ giải thích; -Số liệu;

-Ghi chú và phịng ngừa; -Trình bày (chữ trang trí).

4.2.3.Độ chính xác của bản đồ hảng hải

Mức độ đồng dạng hình học hải đồ được xác định bằng sự biểu diễn địa hình qua phép chiếu đứng khi thành lập hải đồ. Do đó, khi sử dụng hải đồ bất kỳ cần phải biết phép chiếu nào nó được thành lập và tính tốn tướng ứng sự sai lệch. Sự sai lệch phụ thuộc vào phép chiếu hải đồ.

Độ chính xác hải đồ được đặc trưng bằng đại lượng sai số vị trí điểm khác nhau trên bản đồ in hải đồ là kết quả tích lũy sai số ở những thời kỳ khác nhau trong việc thành lập hải đồ, khi bắt đầu xác định và đo trên địa hình đến khi kết thúc in hải đồ.

Sai số vị trí điểm trong bản in hải đồ phụ thuộc vào tỷ lệ hải đồ và được hình thành từ sai số.

-Tài liệu gốc ( các bản vẽ đo địa hình và đo sâu hoặc bản đồ); -Công các biên tập thành lập hải đồ;

-Sai số do in hải đồ ( do sự co dãn của giấy và sự trùng hợp các bản in).

Theo các yếu tố riêng của bản đồ hàng hải cần phải phân biệt sai số ở vị trí cơ sở tốn học ( lưới tọa độ và điểm khống chế) và sai số ở vị trí thêm đường viền và số độ sâu tương đối với cơ sở tốn học đó.

Xây dựng lưới hải đồ và chấm các điểm khống chế và điểm quan hệ hàng hải quan trọng khác theo tọa độ của chúng trên nguyên bản bản đồ lớn luôn tiến hành với độ chính xác (0,2mm). Trên bản in hải đồ, vì độ co giãn của giấy in thì kích thước hải đồ có thể có thể khác với kích thước tiêu chuẩn 1/2mm. Tuy nhiên, tọa độ một điểm không phải xác định từ gốc khung mà xuất phát từ đường tọa độ ( lưới hải đồ) nên việc co dãn của tờ hải đồ ảnh hưởng không đnags kể.

Đối với việc xác định vị trí điểm đo sâu, tổ chức hàng hải quốc tế (IHO) thống nhất quy định sai sẽ xác định vị trí khơng vượt q ±1mm theo tỷ lệ hải đồ thành lập.

Độ chính xác đọ sâu phụ thuộc vào từng yêu cầu cụ thể của mục đích sử dụng, hải đồ thơng thường là 0,03mm + 0,01mm H, với H là độ sâu tính bằng m.

4.3.BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN

4.3.1.Các yêu cầu cơ bản đối với bản đồ địa hình đáy biển

52

- Được thành lập trong hệ tọa độ và độ cao nhà nước, cách đánh số và chia mảnh thuận tiện cho q trình sử dụng, có hệ thống ký hiệu thống nhất;

- Có độ tin cậy và được chính xác tương ứng với tỷ lệ bản đồ phản ánh, diễn tả được hiện trạng những điểm riêng biệt, những nét đặc trưng của đối tượng đo vẽ;

- Rõ ràng, dễ hiểu, dễ sử dụng, cho phép đánh giá được những điều kiện tiến hành công việc khác nhau trên biển và cho phép xác định tọa độ của dối tượng theo hệ tọa độ hoặc theo những vật định hướng;

- Bảo đảm khả năng xác định với độ chính xác tương ứng với tỷ lệ bản đồ tọa độ các điểm trên bản đồ (tọa độ vng góc và tọa độ địa lý), độ cao (độ sâu) tuyệt đối của điểm, chênh cao giữa điểm này với điểm khác diện tích, độ dài, gốc, những đặc trưng khối lượng và chất lượng của đối tượng quan trọng, có thể đo và tính tốn trên bản đồ cũng như có thể tiến hành các cơng tác bản đồ khác;

- Có sự phù hợp lẫn nhau, phù hợp với bản đồ lục địa và bản đồ hàng hải thoe nội dung và hình thức;

- Có nội dung và cách thể hiện sao cho có thể tiến hành hiệu chỉnh;

- Có thể dùng làm tài liệu biên soạn bản đồ hàng hải với tỷ lệ tương ứng và là cơ sở để thành lập các bản đồ chuyên đề khác về biển.

4.3.2.Cơ sở tốn học của bản đồ địa hình hàng hải đáy biển bao gồm - Tỷ lệ bản đồ;

- Lưới chiếu bản đồ;

- Cơ sở trắc địa của bản đồ;

- Hệ thống phân mảnh và đánh số bản đồ.

1.Tỷ lệ bản đồ

Cách chọn tỷ lệ để thành lập bản đồ địa hình đ biển có một số khác biệt so với bản đồ địa hình phần đất liền. Nếu việc chọn tỷ lệ để thành lập bản đồ địa hình phần đất liền không những phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên mà còn phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế, xã hội thì trên bản đồ địa hình đáy biển, việc chọn tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên nhiều hơn, đặc biệt là độ sâu đáy biển. Tất nhiên việc chọn tỷ lệ thành lập bản đồ cái phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: như mục đích sử dụng, lưới chiếu được dùng, đặc điểm vị trí, hình dạng khu vực đo vẽ.

2.Lưới chiếu của bản đồ địa hình đáy biển

Nói chung, lưới chiếu của bản đồ địa hình đáy biển thống nhất với lưới chiếu của bản đồ địa hình phần đất liền. Các bản đồ địa hình đáy biển đều sử dụng lưới chiếu Gauss- Kruger hoặc UTM múi 6° và 3°. Tuy nhiên, đối với loại bản đồ tỷ lệ 1/500.000 và nhỏ hơn người ta nghiên cứu đề xuất những lưới chiếu mới hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 49 - 52)