Quy phạm đo sâu của hải quân nhân dân Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 26 - 28)

Quy phạm đo sâu được sử dụng trong hải quân nhân dân Việt Nam được biên dịch từ quy phạm của cục hải quân Trung Quốc xuất bản năm 1962. Áp dụng quy phạm này trong công tác đo sâu để thành lập hải đồ phục vụ an toàn hàng hải. Hiện tại vẫn chưa có quy phạm nào thay thế nên vẫn là quy phạm hiện hành.

Bảng 3.2 Trích quy phạm đo sâu của hải quân nhân dân Việt Nam

Độ sâu (d) d≤20m 20m>d≥50m 50m>d≥100m 100m>d≥250m

Độ chính xác độ sâu

±0,2m ±0,5m ±1,0m ±2,0m

Độ chính xác vị trí điểm độ sâu: ±0,15 mm.M Dãn cách tuyến đo sâu: 1,0 cm.M

27

Sai lệch độ sâu giữa tuyến đo chính và tuyến đo kiểm tra: 2,0 lần độ chính xác của độ sâu

M: Mẫu số tỉ lệ bản đồ

3.2. PHƯƠNG PHÁP ĐO SÂU TRUYỀN THỐNG 3.2.1. Phạm vi ứng dụng của các phương pháp đo sâu 3.2.1. Phạm vi ứng dụng của các phương pháp đo sâu

Sự phát triển của đo đạc địa hình dưới nước có liên quan chặt chẽ với việc hồn thiện khơng ngừng của phương pháp đo sâu. Trước khi máy đo sâu hồi âm ra đời, việc đo vẽ địa hình dưới nước chỉ dựa vào quả dọi chì đo sâu, thước đo sâu. Phương pháp đo sâu ngun thủy này khơng những độ chính xác rất thấp tốn cơng sức và thời gian mà cịn cho hiệu xuất khơng cao vì chỉ có thể đo sâu từng điểm khi tàu đứng yên. Mặt khác, độ sâu đo được lại bị hạn chế nên không thể tiến hành đo vẽ địa hình dưới nước và nghiên cứu sự phát triển của hải dương.

Máy đo sâu hồi âm xuất hiện vào những năm 1920 độ sâu được đo bằng cách phát sóng âm xuống nước theo phương thẳng đứng và thu sóng phản xạ từ đáy. Dựa vào vận tốc lan truyền của sóng âm và khoảng thời gian sóng âm lan truyền đi và về để tính ra độ sâu. Khi tàu đo đi trên mặt nước sẽ đo được một đường độ sâu liên tục, các tuyến đo sâu thường được thiết kế song song nhau, do đó mà chúng ta thu được một tập hợp các điểm đọ sâu ở khu vực khảo sát. Thông qua sự biến đổi ở độ sâu đo được có thể xác định địa hình của đáy biển. Dùng máy đo sâu hồi âm để đo địa hình dưới nước là một phương pháp đo đạc thông dụng nhất hiện nay.

Những năm 60 xuất hiện máy quyết địa hình đáy biển. Loại máy này thường được chia làm hai loại một loại phát về phía của tàu đo loại khác phát về cả hai phía của tàu đo những chùm tia sóng nghiêng thiết bị này được sử dụng để thăm dò những chướng ngại vật hoặc địa mạo dưới nước. Hiện nay, nó cịn được dùng kết hợp với máy đo sâu hồi âm đơn tia hoặc đa tia.

Những năm 70, xuất hiện hệ thống đo sâu nhiều chùn tia sóng và hệ thống đo sâu theo dải, nó có thể cho ta cùng một lúc độ sâu cảu nhiều điển đo trên mặt phẳng vng góc với đường đi của tàu đo hoặc cả một dải độ sâu có độ rộng nhất định. Do đó, nó có thể đo được một cách chính xác và nhanh chóng kích thước của các mục tiêu dưới nước, sự thay đổi độ cao của nó trên một độ rộng nhất định dọc theo đường đi của tàu đo từ đó có thể đo vẽ một cách tin cậy địa hình đáy biển.

Theo sự phát triển nhanh chóng của cơng tác khai thác hải dương trên cơ sở của máy đo sâu hồi âm, người ta tiếp tục phát triển máy đo sâu hai tần số, chúng có thể xác định độ dầy của lớp vật chất dưới đáy theo đường đi của tùa đo. Những năm gần đây các hệ thống đo sâu độ chính xác cao, tự động, đa chức năng dưới dạng tích hợp đã xuất hiện rất nhiều. Một số hệ thống đo sâu kiểu mới cũng đang được nghiên cứu sản xuất, phối hợp với hệ thống định vị trên biển có độ chính xác cao, hệ thống thành lập bản đồ tự động, từ đó thực hiện từ động hóa cơng tác đo đạc thành lập bản đồ địa hình đáy biển. Bên cạch những phương pháp nên trên, người ta còn sử dụng tia laze để đo sâu với các hệ thống đo sâu laze. Những chùm sóng laze có thể phát đến khoảng cách lớn hơn so với những nguồn sóng thơng thường, tính định hướng của nó cũng ưu việt hơn những chùm sóng phát ra từ các máy thăm dị bằng sóng âm. Độ phân dải cao của chùm tia laze cho ta hình ảnh chính xác của đáy biển, từ đó có thể xác định chi tiết địa hình đáy biển và vật chất đáy biển. Thiết bị đo sâu laze hiện nay có thể đo được độ sâu khoảng 30 m với độ chính xác ±0,3m. Tốc độ đo mỗi giờ có thể đo 70.000 điểm độ sâu bao phủ một cùng rộng 70 km2.

28

3.2.2 Các phương pháp đo sâu truyền thống

Phương pháp đo sâu truyền thống được sử dụng để đo vẽ địa hình và xây dựng các cơng trình phía dưới bề mặt nước. Những phương pháp này gồm có sử dụng dọi đo sâu, xào đo sâu và sào dò sâu. Các phương pháp này thường được sử dụng khi mà có nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến cho phương pháp đo sâu hồi âm khơng thể thực hiện được. Ví dụ: Khảo sát tại các vùng đập chắn sóng, vách ngăn, đập nước, đầu mối thủy lợi, khảo sát chi tiết tại các hồ chứa nước...thì phương pháp đo sâu thủ cơng phát huy được vai trị của nó.

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)