Số hiệu chỉnh tốc độ sóng âm ΔH

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 32 - 34)

33

Ta biết, tốc độ truyền sóng âm trong nước biển là hàm số của nhiệt độ t, độ mặn S, áp lực tĩnh của nước biển P. Ở những khu vực khác nhau, mùa khác nhau, những tham số này cũng khác nhau. Nếu tốc độ sóng âm thực tế Vm khơng bằng tốc độ thiết kế V0 thì sẽ ảnh hưởng đến độ sâu đo được, do đó cần đưa vào số hiệu chỉnh tốc độ sóng âm ΔHv:

ΔHv = H – Hs = Hs(𝑉0

𝑉𝑠− 1) (3.8)

Khi Vm > V0 thì ΔHv có dấu dương; Khi Vm < V0 thì ΔHv có dấu âm.

Ví dụ: vớ V0 = 1500m/s, Vm = 1550 m/s, Hs = 20m, thì ΔHv = 0,67m.

Tốc độ sóng âm V là hàm số của t, S, P. Ta có thể thành lập cơng thức thực nghiệm trên cơ sở các số liệu đo thực với khối lượng đe lớn sao cho tương đối phù hợp với thực tế. Vận tốc sóng âm trong nước biển thay đổi theo các yếu tố trên và thường được xác định bằng công thức (3.9):

V = V0,35,0 + ΔVs + ΔVt + ΔVp + ΔVS,t,P (3.9) Trong đó:

V0,35,0: vận tốc tại 00C, độ mặn 35%0 và áp suất khí quyển;

ΔVt, ΔVp, ΔVs: số hiệu chỉnh cho nhiệt độ, áp suất tĩnh của nước biển và độ mặn của nước biển;

ΔVS,t,P: số hiệu chỉnh cho sự thay đổi của ba yếu tố trên.

Hiện nay có thể tính vận tốc của sóng âm theo các cơng thức thực nghiệm Dell Gross:

V = 1448,6 + 4,618T – 0,0523 T2 + 0,00023 T3 – 2,10-7 (S-35)4 (1+0,577T – 0,0072 T2) + 0,0175h (3.10) 0,0072 T2) + 0,0175h (3.10)

Trong đó:

T: nhiệt độ của nước biển (0C) S: độ mặn của nước biển (%o; H: Độ sâu tại điểm đo (mét).

50m, 75m, 100m, 150m, ..., sau đó lấy giá trị trung bình trọng số của các tốc độ sóng âm tại các lớp nước biển để làm tốc độ sóng âm trung bình của nước biển từ mặt biển đến điểm cần đo.

Số hiệu chỉnh tổng hợp của máy đo sâu được tính theo cơng thức: ΔH = ΔHa + ΔHL + ΔHn + ΔHv (3.11)

Trong bốn số hiệu chỉnh nói trên, số hiệu chỉnh tốc độ sóng âm ΔHv có ảnh hưởng lớn nhất. Cách tính số hiệu chỉnh theo (3.11) được gọi là phương pháp hiệu chỉnh theo số liệu thủy văn. Phương pháp số liệu thủy văn thích hợp cho vùng biển có độ sâu lớn hơn 20m, đối với vùng biển nông hơn, người ta thường dùng phương pháp so sánh để tìm ra số hiệu chỉnh tổng hợp ΔH.

Trong phương pháp so sánh người ta dùng một tấm kiểm tra và một máy thu sóng âm đặt ở một độ sâu nhất định dưới thiết bị biến đổi năng lượng. Dùng thước đo chính xác độ sâu tính đến tấm kiểm tra H, so sánh với độ sâu Hs của máy đo sâu đo được ở cùng thời điểm đó. Hiệu số ΔH = H – Hs chính là số hiệu chỉnh tổng hợp. Ví dụ dùng thước đo được H = 15,5m, dùng máy đo sâu đo được ở cùng thời điểm Hs = 14,5m thì:

34

Người ta thường dùng phương pháp so sánh để kiểm tra máy đo sâu 1 đến 2 tuần 1 lần. Do đó độ sâu khi hiệu chỉnh chỉ dùng để khống chế tư liệu đo sâu trong khoảng 1 – 2 tuần đó, trên cùng một khu đo.

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 32 - 34)