Phương pháp sử dụng hệ thống laser gắn trên máy bay (airborn altimetry) và phương pháp viễn thám ảnh vệ tinh (ảnh radar)

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 45 - 47)

phương pháp viễn thám ảnh vệ tinh (ảnh radar)

Phương pháp này có năng suất rất cao, nhưng nhược điểm là độ chính xác thấp, nhất là đối với phương pháp viễn thám. Hơn nữa, độ sâu đo được rất hạn chế (vào khoảng 40m) và phải ở những vùng biển có độ trong của nước cao. Thiết bị của phương pháp này cũng rất đắt tiền. Vì vậy, phương pháp này chỉ áp dụng ở vùng biển nông, các thềm lục địa quanh các đảo xa bờ biển mà việc sử dụng tàu đo rất tốn kém.

Trong các phương pháp này giá trị độ sâu phải qua sử lý nội nghiệp mới có được.

4.2. BẢN ĐỒ HÀNG HẢI

4.2.1. Nội dung của bản đồ hàng hải

Nội dung của bản đồ hàng hải bao gồm các yếu tố sau: 1. Địa hình đáy biển

Trên hải đồ, địa hình đáy là đăc trưng cơ bản của tình hình biển, là yếu tố rất quan trọng về nội dung của chúng. Quy luật biểu diễn có giá trị bậc nhất đối với việc an toàn cho tàu thuyền và chọn theo bản đồ những hướng đi hợp lý nhất và kinh tế nhất, cũng như giải quyết một loạt vấn đề về kỹ thuật.

Địa hình đáy thể hiện trên hải đồ phải tin cậy.

Địa hình đáy biển bị che lấp bằng một lớp nước dày, với sự giúp đỡ của các thiết bị đo sâu có thể thu được số liệu chính xác về độ sâu nhưng khơng giải thích được bức tranh giống địa hình đáy được.

Để giải quyết vấn đề này cần phân phối tuyến đo sâu theo hình dáng địa hình cũng như tần số thưa dày và hướng tuyến cho hợp lý.

Khi sử dụng hải đồ cần phải nghiên cứu mức độ nào đó về địa lý. Do đó, địa hình đáy biển càng tỷ mỉ thì tài liệu cơng tác đo đạc biển càng hiện đại và đưa đến thành lập hải đồ càng chính xác, nội dung nhiều phong phú.

Trên hải đồ địa hình được thể hiện bằng độ sâu. Độ sâu thường được viết theo quy luật (bảng 5.2).

Chướng ngại vật hàng hải, số độ sâu thể hiện trên hải đồ cũng làm tròn theo quy tắc bảng trên.

Khu nước ngoài độ sâu 20 m cho với độ chính xác tiến hành theo tài liệu gốc khơng làm trịn.

Bảng 4.2

Độ sâu từ (m) Độ chính xác làm trịn

Thứ tự làm tròn

0 -:- 20 0,2 Làm trịn tiến hành đến dm chẵn về phía giảm độ sâu

20 -:- 50 0,5 Số lẻ 0,1; 0,2; 0,3 và 0,9 làm tròn gần mét chẵn; 0,4; 0,6; 0,7 và 0,8 làm tròn đến nửa mét

46

50 -:- 2.000 1,0 Số lẻ 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 và 0,5 bỏ đi 0,6; 0,7; 0,8 vào 0,9 làm tròn đến mét chẵn

2.000 -:- 5.000 5,0 Đơn vị mét 1, 2, 3 và 9 làm tròn đến 10m; 4, 6, 7 và 8 đến 5m.

Số độ sâu trên bản đồ khi vẽ phải lấy thống nhất một mặt chuẩn độ sâu trong vùng biển nào đó, ý nghĩa của nó chỉ ra ở đầu đề bản đồ.

Nếu độ sâu riến hành mặt chuẩn độ sâu khơng thống nhất thì trên bản đồ chỉ biết là biểu hiện bằng mét.

Đường bình độ là để giải thích đặc trưng cần thiết địa hình đáy biển thường vẽ theo số độ sâu. Nhưng cũng tùy theo sự chia cắt nhiều hay ít của địa hình đáy mà vẽ đường bình độ. Thơng thường vẽ đường 1, 2, 3, 4, 5, 10, 20, 50, 100, 200m.

2. Chướng ngại vật hàng hải

Là do địa hình đáy nâng lên hoặc đá ngầm, tàu đắm, phải thể hiện thật tỉ mỉ bởi vì nó rất cần thiết đến tiến trình trên biển

Đôi khi thông báo về chướng ngại vật hàng hải trực tiếp bắt đầu từ lúc hành trình. Trong trường hợp đó thơng tbaos thu được về chướng ngại vật nguy hiểm và vị trí của nó phải nghiên cứu và quy định mức độ biểu diễn của chúng.

Đặc biệt chú ý địa nhình dưới nước, ở những nơi luồng tàu và hướng đi được giới thiệu. Luồng lạch luôn được biểu diễn điểm độ sâu và vẽ đường bình độ

Đặc trưng chất đáy viết trên bản đồ thường viết tắt theo quy định. Chất đáy biểu diễn trên bình đồ thể hiện từ 3 -:- 5 cái theo tỷ lệ bình đồ, cịn trên bãi cạn khơng phụ thuộc về kích thước của nó trong mọi trường hợp.

Khu vực bờ tiếp giáp giữa biển và đất liền là nơi xảy ra q trình sói lở, bồi tích do tác động của sóng dịng chảy, thủy triều và gió...giới hạn giữa nước và đất liền ta gọi là đường bờ, thường thể hiện như sau:

- Ở biển có thủy triều thì lấy mực nước biển của thủy triều cao nhất làm đường bờ

- Ở biển và hồ khơng có hiện tượng thủy triều, lên xuống thủy triều khơng lớn lắm thì lấy mực nước trung bình để làm đường bờ

- Trên sơng thì lấy mực nước cố định trong mùa hè hoặc lấy mực nước trung bình nhiều năm của sơng đó.

3. Phương tiện thiết bị hàng hải và định hướng hàng hải

Là một trong các yếu tố cơ bản cần phải thể hiện trên hải đồ. Đó là các yếu tố: trang bị hàng hải bờ các cột hải đăng, phù tiêu có ánh sáng và phù tiêu khơng có ánh sáng, tiêu chập, trạm rada các trạm định vị trên bờ và dưới nước, các loại phao có đèn và khơng có đèn.

Trên hải đồ định hướng hàng hải, người ta chia ra những mục tiêu nhiều dạng khác nhau của tự nhiên nhìn từ biển đó là đỉnh núi, tảng đá, cửa sơng. Cũng như các thiết bị trên bờ như nhà riêng biệt: cột điện ống khói nhà máy...

Thiết bị hàng hải trên bờ: các loại phù tiêu và định hướng hàng hải là những mục tiêu cơ bản sử dụng để xác định vị trí tàu ở biển chúng được đo vẽ trên bản đồ với độ chính xác cao theo tọa độ thường được xác định theo phương pháp trắc địa.

47

Phù tiêu không phải là điểm khống chế để xác định vị trí tàu nên trên bản đề nó có độ chính xác kém hơn, thường được xác định theo phương pháp giao hội nghịch dùng máy sextant.

Phương tiện thiết bị hàng hải trên bờ cũng như dưới nước có khi vẽ khơng tỷ lệ nhưng đồng thời phải ghi rõ tính chất của từng loại, hướng ngắm...

Mục tiêu tự nhiên của địa hình và thiết bị khác nhau trên chúng để làm định hướng hàng hải phần lớn biểu diễn trên hải đồ bằng những ký hiệu không theo tỷ lệ và để nhận biết người ta biểu thị bằng vịng trịn đó hoặc viết gần đúng về mục tiêu.

Trên bình đồ và bản đồ vùng cá biệt phải trình bày phương tiện thiết bị hàng hải đầy đủ, cịn trên bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn thì có thể giảm bớt. Trên bình đồ biển vẽ tất cả phương tiện thiết bị hàng hải có trên địa hình với tính chất tỷ mỷ của chúng và cũng như tất cả định hướng hàng hải tự nhiên và nhân tạo có trong khu vực.

Trên bản đồ vùng ven bờ chủ yếu thể hiện phương tiện thiết bị hàng hải. Các thiết bị này được sử dụng bảo đảm hành trình dọc bờ. Phương tiện thiết bị hàng hải có tầm nhìn xa tương đối hoặc tính chất hoạt động của nó (đăng tiêu, radar: các trạm định hướng và các trạm vơ tuyến định vị) phải trình bày đầy đủ, cịn tử tiêu có ánh sáng chỉ sử dụng cho hành trình dọc theo bờ.

Trên tổng đồ (bản đồ chung) phải trình bày phươg tiện thiết bị hàng hải để bảo đảm an tồn hành trình ở biển khơi.

Bản đồ 1:500.000 -:- 1:2.000.000 vẽ đăng tiêu, phao có đèn, có tầm nhìn xa từ biển khi hành trình dọc theo bờ với khoảng cách 8 -:- 10 hải lý. Các trạm định, định hướng, báo mù cũng phải trình bày tỷ mỷ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 45 - 47)