Bản đồ tham khảo bổ trợ và biểu đồ

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 41 - 44)

Được chia làm mấy loại sau:

- Bản đồ mẫu: được trình bày một cách đơn giản để phục vụ cho việc thu thập các tài liệu;

- Bản đồ kế hoạch: nội dung thể hiện đơn giản nhằm mục đích làm kế hoạch chon lọc các tài liệu khác nhau để thành lập bản đồ hoặc làm kế hoạch đo đạc...

- Bản đồ chất đáy: thành lập theo pháp chiếu và tỷ lệ giống như bản đồ hàng hải. Nột dung kiến thức về sự phân phối chất đáy, mật độ, độ xốp của chất đáy, cũng như tốc độ lan truyền âm thanh trong đáy theo chiều thẳng đứng

- Bản đồ vật lý: được thành lập theo pháp chiếu giống như bản đồ hàng hải biển, thường ở tỷ lệ nhỏ. Trên đó mang lạ các yếu tố từ trường trái đất, bản đồ độ lệch dây dọi...

- Bản đồ hệ thống vụ tuyến hàng hải: được thành lập ở pháp chiếu giống như bản đồ hàng hải biển, thường ở tỷ lệ nhỏ trên bản đồ được chia ra vị trí đặt phương tiện hàng hải vụ tuyến, dải hoạt động của chúng và đường có độ chính xác bằng nhau xác định vị trí với sự giúp đỡ của hệ thống đó hoặc hệ thống vụ tuyến hàng hải khác;

- Bản đồ địa mạo: bản đồ địa mạo được thành lập chủ yếu ở tỷ lệ 1/1.000.000 và 1/4.000.000. Nội dung phản ánh đầy đủ địa mạo các dải ven bờ xung quanh các đảo và địa mạo đáy biển được biểu diễn bằng đường gạch hoặc tơ bóng hình dáng đáy và địa hình lục địa theo phương pháp phối cảnh

- Bản đồ múi giờ: chứa ranh giới múi cũng như số hiệu chỉnh để chuyển từ thời gian múi và thời gian địa phương sang thời gian thế giới đối với những đất nước và khu vực khác nhau trên thế giới.

- Bản đồ điện thoại: là bản đồ kế hoạch ở tỷ lệ nhỏ, được biểu diễn bằng những ký hiệu dây cáp khác nhau, bố trí giữa các trạm và bờ.

- Bản đồ lưới: thành lập theo phép chiếu Mecator, còn trên vùng cực là phép chiếu xuyên tâm ở tỷ lệ 1/250.000, 1/500.000, 1/750.000 và 1/1.000.000. Lưới bản đồ là cơ sở bản đồ chỉ vẽ lưới kinh tuyến và vĩ tuyến đánh số theo vĩ tuyến.

4.1.3. Bản đồ địa hình đáy biển

1. Khái niệm bản đồ địa hình đáy biển

Bản đồ địa hình đáy biển là sản phẩm của việc mơ tả địa hình đáy biển bằng ngơn ngưc bản đồ, nó được dùng làm nền để thể hiện các thông tin địa lý về biển. Bản đồ địa hình đáy biển là cơ sở cho việc thành lập các bản đồ chuyên đề biển.

Có thê coi bản đồ địa hình đáy biển là một loại bản đồ mới phát triển từ các yêu cầu về kinh tế, khoa học kỹ thueetj từ thập ký 70 trở lại đây. Bản đồ địa hình đáy biển được coi là sự kéo dài của bản đồ địa hình phần đất liền về phía biển, vì vậy chúng tạo thành một hệ thống nhất về hệ tọa độ: hệ độ cao, hệ quy chiếu. Bản đồ địa hình đáy biển có nội dung và cách biểu thị tương tự các bản đồ phần đất liền phục vụ các mục đích

42

khoa học, các hoạt động kinh tế xã hội ở vùng biển. Do đó ngồi các yếu tố tự nhiên các yếu tố xã hội cũng rất đươc chú trọng biểu thị. Bản đồ địa hình đáy biển phcuj vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và các hoạt động kinh tế trên biển. Các yếu tố xã hội ở trên cùng biển rất ít nên bản đồ địa hình đáy biển chú trọng biểu thị phần tự nhiên hơn. Tuy nhiên, các yếu tố xã hội nếu có thì được biểu thị chi tiết. Nói chung sự khác nheu giữa hai loại bản đồ này không cơ bản mà chỉ là khác nhau về mức độ chi tiết biểu thị phần biển mà thơi. Trên bản đồ địa hình đáy biển phần biển được biểu thị ở mức độ chi tiết cao nhất với khả năng có thể và bằng khả năng biểu thị rộng rãi hơn.

Sự khác biệt cơ bản có tính ngun tắc giữa bản đồ địa hình đáy biển và bản đồ hàng hải xuất phát từ sự khác biệt về mục đích sử dụng. Điều khác biệt này được thể hiện rõ trong việc biểu thị các yếu tố và phương pháp biểu thị chúng cũng như mức độ chi tiết và chính xác khi đo vẽ.

Năm 1992, 1993 cục đo đạc bản đồ nhà nước đã bắt đầu triển khai cơng tác đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển. Trong thời gian này đã lập được mạng lưới trắc địa biển cạnh dài nối đất liền với các hải đảo có chủ quyền. Cho đến thời kỳ này tư liệu bản đồ biển, hải đồ mà chúng ta sử dụng chủ yếu là tài liệu của nước ngoài các hải đồ đo mới chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Từ năm 1992 -:- nay chúng ta mới bắt đầu quan tâm đến cơng tác đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ lớn và bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tồn bộ cơng nghệ đo đạc bản đồ địa hình đáy biển có thể được chia ra làm 3 mảng lớn:

- Thu thập các thông tin về đo đạc địa hình đáy biển, bao gồm tồn bộ các công tác đo đạc, sử lý ngồi trời, với mọc đích thu nhận các dữ liệu thơng tin về địa hình đáy biển.

- Tổ chức quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu đã thu thập được dưới dạng cơ sở dữ liệu thủy đạc quốc gia. Cơ sở dữ liệu này thường xuyên được cập nhật và chỉnh lý theo thời gian.

- Từ cơ sở dữ liệu, tạo ra các sản phẩm bản đồ ứng dụng và quản lý các bản đồ này theo hệ thống dữ liệu bản đồ biển.

Trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự hợp tác với các nước khác như Nauy, Thụy Điển,.. nước ta đã xây dựng một quy trình cơng nghệ tiên tiến cho cơng tác đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển, bao gồm các khâu:

+ Đo đạc địa hình đáy biển

+ Xử lý số liệu và biên tập bản đồ + Xây dựng cơ sở dữ liệu

Phương án hồn chỉnh để xây dựng cơng nghệ đo đạc biển tiên tiến ở Việt Nam bao gồm:

- Xây dựng một mạng lưới GPS vi phân (DGPS) có tầm hoạt động phủ trùm tồn bộ vùng biển chủ quyền và vùng biển đặc quyền kinh tế. Mạng lưới DGPS cố định, có chức năng thu nhận, xử lý tín hiệu về inh GPS và phát các tín hiệu cải chính phân sai bao trùm vùng biển Việt Nam; Với tầm hoạt động 300-500km của một trạm thì Việt Nam cần xây dựng 4 trạm dọc theo bờ biển và một trạm ở quần đảo Trường Sa;

- Cần xem xét khả năng sử dụng của hệ thông DGPS diện rộng trong định vị khoảng cách xa

- Xây dựng một hệ thống quan trắc mực nước biển với kỹ thuật tự ghi mực nước thủy triều dạng số hóa (digital tidan station). Trên tồn bộ tuyến bờ biển nước ta cần bố trí khoảng 15 -20 trạm quan sát thủy triều

43

- Ứng dụng công nghệ đo sâu hồi âm bằng các máy đo sâu trùm tia. Với độ sâu cunar vùng biển nước ta có thể sử dụng các máy đo sâu hồi âm như: M – 950; EM – 1000,....

- Tổ chức cơ sở đảm nhận xử lý số liệu, quản lý thơng tin biển và thành lập bản đồ địa hình đáy biển. Chức năng của cơ sở này bao gồm: Xử lý số liệu, sản xuất bản đồ, xây dựng hệ thống thông tin địa lý biển.

2..Phân loại bản đồ địa hình đáy biển

Dựa trên cơ sở tỉ lệ bản đồ để phân loại thì bản đồ địa hình đáy biển chia làm 3 nhóm lớn sau:

a. Các bản đồ địa hình đáy biển tỉ lệ lớn

Bao gồm các bản đồ tỷ lệ 1/5000 và lớn hơn như 1/2000; 1/1000. Trong nhóm này, việc lựa chọn tỷ lệ đo vẽ sẽ phụ thuộn vào mục đích và nhiệm vụ cụ thể.

Ví dụ: Để thiết kế cảng biển, dùng bản đồ tỷ lệ 1/2000 và 1/1000; để khảo sát và thirts kế dàn khoan giếng dầu, dùng bản đồ tỷ lệ 1/2000; để khảo sát khu vực đánh bắt hải sản hoặc thăm dị khống sản biển, dùng bản đồ tỷ lệ 1/5000.

b. Các bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ trung bình.

Bao gồm các bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ từ 1/10000 – 1/200.000. Đây là hệ thống bản đồ tỷ lệ cơ bản vì nó phục vụ cho nhiều ngành, nhiều đối tượng, nhiều mục đích khác nhau.

Trong nhóm này, các bản đồ lại phân loại dựa vào độ sâu của khu vực đo vẽ. - Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/10.000: Bao trùm những vùng quan trọng ven bờ, nơi có các hoạt động kinh tế mạnh: Cẩm Phả, Hải Phòng, Cửa Lị, Sơng Gianh, Đà Nẵng,....và các cửa sông như của Balat (sông Hồng), cửa sông Cửu Long. Các bản đồ này có khoảng sâu đều đường bình đồ là 1m.

- Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/25.000: Được thành lập dọc theo bờ biển Việt Nam và một số đảo (Bạch Long Vĩ, Phú Quốc) có độ sâu từ 0 – 20m, khoảng sâu đều đường bình độ là 2m.

- Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/100.000: Bao trùm vùng thềm lục địa Việt Nam ở độ sâu từ 0- 200m khoảng sâu đều đường bình độ là 10m.

- Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/200.000: Bao trùm vùng đặc quyền kinh tế biển với độ sâu tới 200m, khoảng sâu đều đường bình độ là 20m

c. Các bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ nhỏ

Nhóm này bao gồm các bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/500000 và nhỏ hơn. Dựa vào yêu cầu về mức độ khái quát địa hình đối với vùng biển mà ta có thể xác định tỷ lệ bản đồ thành lập là 1/500000, 1/1.000.000, 1/2.000.000 , 1/3.000.000. Các bản đồ này sẽ được thành lập bằng cách biên vẽ từ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn.

4.1.4. Các phương pháp thành lập bản đồ biển

Có thể phân ra thành 2 nhóm phương pháp thành lập bản đồ địa hình đáy biển là: 1. Phương pháp đo đạc trực tiếp

Đây là phương pháp đo vẽ chi tiết bằng các phương tiện tàu, xuồng, ca nô. Công tác đo sâu được thực hiện trực tiếp bằng sào đo, dây dọi đo sâu hoặc bằng máy đo sâu hồi âm. Điểm đo được định vị bằng phương pháp quang học, phương pháp vô tuyến hoặc công nghệ GPS.

44

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 41 - 44)