Yêu cầu độ chính xác đo sâu địa hình đáy biển

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 53 - 54)

Độ chính xác đo sâu địa hình đáy biển là độ chính xác đo sâu các điểm ghi chú độ sâu đáy biển. Sai số này gồm cả sai số đo sâu bằng dụng cụ hay máy đo sâu và sai số quy chuyển giá trị độ sâu từ mặt biển tức thời về độ sâu so với mực nước biển trung bình (Quy độ sâu về hệ độ cao Nhà nước).

Yêu cầu độ chính xác đo sâu phụ thuộc vào độ sâu đáy biển.

Độ chính xác giá trị độ sâu địa hình đáy biển sau khi đã quy đổi về hệ độ cao Nhà nước không được vượt quá các giá trị quy định như bảng 5.5

Độ sâu đáy biển Sai số độ sâu cho phép

Nhỏ hơn 30m 0.3m Lớn hơn 30m 1% độ sâu

Trong quy định cơ sở tốn học, độ chính xác, nội dung và ký hiệu bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/1000 do Tổng cục địa chính ban hành tháng 4/1998 quy định về độ chính xác đo sâu như sau:

Sai số trung phương đo sâu của điểm ghi chú độ sâu so với độ cao của điểm chuẩn độ cao như sau: Bảng 5.6

54

50m ±0.3m

50m – 100m ±0.45m Lớn hơn 100m ±0.7m

Sai số trung phương độ sâu đường đẳng sâu so với độ cao của điểm chuẩn độ cao như sau: Bảng 5.7

Độ sâu Giới hạn cho phép

50m ±0.4m

50m – 100m ±0.6m Lớn hơn 100m ±0.9m

Khoảng cách trung bình giữa các tuyến đo sâu khơng được vượt quá 100m. Sai lệch tuyến so với tuyến thiết kế không vượt quá 30% theo một hướng.

4.3.4. Nội dung của bản đồ địa hình đáy biển

Nội dung của bản đồ địa hình đáy biển gồm 3 phần: + Các yếu tố cơ sở toán học và cơ sở trắc địa

+ các yếu tố tự nhiên và nhân tạo trên bề mặt đáy biển + các yếu tố tự nhiên và nhân tạo trên bề mặt biển

1. Các yếu tố cơ sở toán học và cơ sở trắc địa

- Thể hiện tất cả các điểm khống chế, điểm tam giác, các điểm đọ cao có trong khu vực thành lập bản đồ

- Phép chiếu thành lập bản đồ

- Tọa độ địa lý các góc khung bản đồ

- Việc chia mảnh và đánh số phải tuân thủ theo đúng quy phạm đã ban hành

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 53 - 54)