Các yếu tố trên mặt biển

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 55 - 56)

- Đường nước mép: Là đường ranh giới giữa đất liền và biển được vẽ theo mực nước quy đổi mức 0 so với mặt chuẩn

Mặt chuẩn là mực nước thủy triều thấp nhất được dự báo theo bảng thủy triều tại khu đo

- Các bãi đá nổi hoặc nửa chìm nửa nổi: Được thể hiện bằng các ranh giới và các ghi chú độ sâu

- Các mỏm đá độc lập nổi hoặc nửa chìm nửa nổi: Nếu đủ lớn thì vẽ theo tỷ lệ, nếu khơng đủ lớn thì dùng ký hiệu;

- Ranh giới các bãi cát, bãi đá sỏi, ven bờ biển thể hiện khoanh vùng theo diện tích kết hợp với ký hiệu, vùng thực phủ nổi hoặc nửa chìm nửa nổi trên biển: Được xác định và biểu thị ranh giới, loại thực phủ bằng ký hiệu hoặc ghi chú bằng chữ

- Các vùng hải lưu, các đường hàng hải quốc tế, quốc gia, các đường ranh giới trên biển: các đối tượng này đều được biểu thị bằng các ký hiệu dạng tuyến

- Các vùng đánh bắt cá cố định, các vùng nuôi trồng thủy sản trên biển thể hiện bằng phương pháp khoanh vùng hoặc ký hiệu

- Các cơng trình đảm bảo hàng hải, các cơng trình kỹ thuật trên biển được biểu thị bằng ký hiệu tương ứng

- Các bản đồ địa hình đáy biển phải thể hiện các địa danh trên biwwnr: tên các đảo, quần đảo, tên các cảng, tên các cửa sông, tên các bãi đã và mỏm đá. Sử dụng địa danh phải có tính quốc tế và quốc gia, tránh dùng các địa danh địa phương.

Phần đất liền , đảo thuộc phạm vi tờ bản đồ được biểu diễn theo quy phạm dành cho bản đồ địa hình phần đất liền

Để biểu thị chính xác bản đồ địa hình đáy biển khơng những phải nắm vững các phương pháp biểu thị trên bản đồ mà cịn phải biết về q trình hình thành và tính đa dạng của bản đồ địa hình.

4.3.5. Trình bày bản đồ địa hình đáy biển

Các yếu tố nội dung của bản đồ được trình bày như đã đề cập ở phần nội dung của bản đồ địa hình đáy biển

Khung của bản đồ địa hình đáy biển được trình bày theo mẫu khung của bản đồ địa hình phần đất liền

- Khả năng thành lập điểm trắc địa ở những vị trí thiết kế để định vị tàu trên biển - Chọn vị trí đặt các trạm máy kinh vĩ, trạm định vị GPS và khả năng đo nối trắc địa

- Sự cần thiết phải xác đinh thêm điểm khống chế trắc địa và phương pháp xác định

- Vị trí và điều kiện thực địa nơi đặt trạm nghiệm triều

- Các trạm nghiệm triều trong lưới trạm nghiệm triều nhà nước ở gần vùng đo vẽ có thể tiến hành quan trắc thường xuyên mực nước biển

- Vị trí tàu neo đậu tạm thời và nơi dự tính tránh gió bão

- Vị trí tập kết, nơi đóng qn và khả năng tiếp cận bằng đường biển nơi tàu neo đâu

56

- Khi chọn được các vị trí cuối cùng để đặt các trạm định vị GPS cần phải chú ý đến điều kiện làm việc của máy thu tín hiệu vệ tinh.

4.4. QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ ĐO VẼ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN BIỂN

Hiện nay ở trên thế giới và Việt Nam để đo vẽ thành lập bản đồ địa hình đáy biển và vùng biển ven bờ người ta đã và đang sử dụng các thiết bị đo đạc tiên tiến. Đó là sử dụng các tàu đo sâu chuyên dụng với việc định vị trên biển bằng công nghệ GPS (DGPS hoặc Gc-GPS) và đo sâu bằng máy đo sâu hồi âm đơn tia hoặc đa tia. Việc ứng dụng các thiết bị và công nghệ đo đạc tiên tiến cho phép nâng cao độ chính xác và hiệu quả cơng tác đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển nhằm đáp ứng các yêu cầu cần thiết của các ngành kinh tế quốc dann.

Quy trình cơng nghệ đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển bằng các thiết bị đo đạc tiên tiến có quy trình như lưu đồ hình 5.1.

4.4.1. Công tác khảo sát thiết kế kỹ thuật

Khảo sát khu vực đo vẽ là công tác đầu tiên và quan trọng trong công tác đo đạc bản đồ địa hình đáy biển. Những thơng tin ban đầu nhận được từ khảo sát là cơ sở để xây dựng thiết kế kỹ thuật vừa bảo đảm hai yếu tố kỹ thuật và kinh tế đồng thời bảo đảm tính khả thi cho phương án đề ra.

Đo đạc trên biển là dạng công tác phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết và các sự cố nguy hiểm hàng hải có thể xảy ra trong khi đo vẽ, do đó cần phải khảo sát kỹ khu đo dựa vào các tư liệu hiện có, kết hợp khảo sát thực địa. Làm tốt công tác khảo sát sơ bộ sẽ bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật và an tồn cho cơng tác đo vẽ sau này.

Một phần của tài liệu Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 55 - 56)