CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.4. Vấn đề tồn tại và hướng nghiên cứu
Từ những phân tích về nguồn nguyên liệu, phương pháp chế tạo và các xu hướng nghiên cứu trong và ngồi nước cho thấy một số vấn đề sau cịn tồn tại: - Các nghiên cứu về cơ chế phản ứng hồn ngun dolomit thơng qua quy trình Pidgeon sử dụng chất hồn ngun fero silic hiện không nhiều và chưa rõ ràng. Phần lớn các nghiên cứu đề cập q trình hồn ngun bao gồm các phản ứng ở trạng thái rắn – rắn, tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây đề cập đến sự xuất hiện của hợp chất dạng lỏng trong phản ứng hoàn nguyên.
- Đánh giá ảnh hưởng các thơng số cơng nghệ đến khả năng hồn ngun đã có nhiều cơng trình nghiên cứu cơng bố kết quả, tuy vậy vẫn cịn tồn tại một số
sai khác trong các nghiên cứu. Nguyên nhân được nhận định do các nghiên cứu sử dụng nguồn ngun liệu thơ có tỷ lệ thành phần CaO/MgO khác nhau.
- Xu hướng trong các nghiên cứu hiện nay là cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm tác động đến môi trường của quy trình Pidgeon. Một số cơng trình đã đưa ra các giải pháp cho kết quả mức tiêu thụ năng lượng giảm rõ rệt, tuy vậy nhược điểm là hiệu suất hồn ngun thấp và khó áp dụng với quy mô sản xuất thực tế.
- Các nghiên cứu về sản xuất Mg từ nguồn nguyên liệu Việt Nam cịn khá ít, hiện mới chỉ tập trung vào nghiên cứu quy trình chế tạo, chưa làm rõ được cơ chế cũng như tính tốn nhiệt động học, động học phản ứng hồn ngun.
Trên cơ sở đó, luận án tập trung nghiên cứu, luận giải các vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ chế phản ứng hồn ngun của dolomit Thanh Hóa bằng fero silic. - Nghiên cứu ảnh hưởng, đưa ra bộ thông số và chế độ công nghệ phù hợp với nguồn nguyên liệu dolomit Thanh Hóa trong điều kiện nghiên cứu hiện nay tại Việt Nam.
- Nghiên cứu, đề xuất một quy trình kết hợp dựa trên quy trình Pidgeon để sản xuất Mg với khả năng tiết kiệm thời gian và sử dụng năng lượng hiệu quả so với quy trình truyền thống.