TT Nhiệt độ Khuếch tán Phản ứng bề mặt Tạo mầm Hóa học, phản ứng bậc 1 1 1150 oC 0,9346 0,9668 0,9615 0,9681 2 1200 oC 0,9967 0,9577 0,9720 0,9758 3 1250 oC 0,9964 0,8854 0,9558 0,9457 4 1300 oC 0,9750 0,8011 0,9413 0,9001
Từ hệ số xác định R2 trong Bảng 4.13 cho thấy mơ hình khuếch tán (Jander) phù hợp để mơ tả tốc độ của phản ứng hồn ngun dolomit, do đó q trình hồn ngun thuộc dạng động học khuếch tán. Theo cơ chế này, khi hai chất rắn đặt cạnh nhau và được nung nóng, các electron ở lớp đầu tiên của nguyên tử mỗi chất rắn sẽ dịch chuyển vị trí, có thể xảy ra qua các khuyết tật cấu trúc tinh thể hoặc đường biên giới hạt dẫn tới hình thành lớp sản phẩm [82]. Lớp sản phẩm này lớn lên theo thời gian do khuếch tán liên tục, khi đó các ion silic phải khuếch tán qua lớp sản phẩm ngày càng lớn này để tiếp tục phản ứng với dolomit. Do vậy mà tốc độ phản ứng hoàn nguyên sẽ giảm dần theo thời gian.
Trong mơ hình khuếch tán có một số mơ hình của các nhà nghiên cứu khác như trong Bảng 4.11, do vậy dữ liệu thí nghiệm cũng được phân tích bằng cách sử dụng các mơ hình khuếch tán này. Đối với trường hợp của mơ hình Serin-Ellickson, lựa chọn mơ hình khuếch tán qua bản mỏng. Hệ số Z được chọn cho mơ hình Valensi- Carter là 1,68, dựa trên tỷ lệ thể tích các khối cầu của các loại hỗn hợp bột điển hình có kích thước hạt nhỏ hơn 100 µm 35. Kết quả phân tích và hệ số xác định R2 giữa các mơ hình động học khuếch tán so với dữ liệu thí nghiệm được trình bày trong Hình 4.50 đến Hình 4.53 và Bảng 4.14.
Hình 4.50. So sánh các mơ hình động học khuếch tán với kết quả thực nghiệm tại 1150 oC
Hình 4.51. So sánh các mơ hình động học khuếch tán với kết quả thực nghiệm tại 1200 oC
Hình 4.52. So sánh các mơ hình động học khuếch tán với kết quả thực nghiệm tại 1250 oC
Hình 4.53. So sánh các mơ hình động học khuếch tán với kết quả thực nghiệm tại 1300 oC