Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 31 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Các yếu tố cấu thành và tiêu chí đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực

1.2.5. Các nhân tố bên ngoài

- Hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước có liên quan:

Hệ thống pháp luật của Nhà nước có liên quan bao gồm pháp luật, quy định, nghị định, thơng tư của Nhà nước có liên quan đến chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của quốc gia, các quy định về tiền lương, tiền cơng…

Các chính sách chăm sóc sức khỏe cộng đồng sẽ giúp nhân lực quản lý cũng được thụ hưởng, bao gồm việc thăm khám sức khỏe định kì; chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… đảm bảo cho nhân lực quản lý ln có được thể lực tốt nhất cũng như các quyền lợi của mình.

Bên cạnh các chính sách về chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các chính sách về giáo dục đào tạo của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực quản lý trong tổ chức. Có thể nói rằng, sự cạnh tranh ngày nay giữa các quốc gia hay giữa các doanh nghiệp thực chất là cạnh tranh về chất lượng của nguồn nhân lực nói chung và chất lượng nhân lực quản lý nói riêng. Chất lượng nhân lực quản lý phụ thuộc chặt chẽ với quá trình giáo dục, đào tạo và phát triển, do vậy các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của quốc gia sẽ có tác động trực tiếp đến chất lượng nhân lực quản lý trong các tổ chức. Với chính sách giáo dục khuyến khích và có sự đầu tư cả về chiều rộng

lẫn chiêu sâu, có thể giúp nâng cao chất lượng nhân lực quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp.

Ngoài ra cịn có những quy định của Nhà nước về tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nhân lực quản lý. Các khoản này cấu tạo nên thu nhập của nhân lực quản lý, giúp người quản lý có thu nhập tái sản xuất sức lao động, lo cho gia đình và học tập nâng cao trình độ.

Các chính sách, hệ thống pháp luật có liên quan càng phát triển theo hướng bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động nói chung, nhân lực quản lý nói riêng thì việc nâng cao chất lượng nhân lực quản lý càng dễ dàng thực hiện và đạt được mục tiêu của tổ chức hơn.

- Đặc điểm của lĩnh vực mà tổ chức hoạt động:

Đặc điểm lĩnh vực mà tổ chức hoạt động sẽ đặt ra yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nhân lực quản lý nói riêng để từ đó tổ chức có những phương hướng tuyển dụng cũng như nâng cao chất lượng nhân lực quản lý cho phù hợp với lĩnh vực của tổ chức. Tổ chức cần căn cứ vào đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình để có những điều chỉnh phù hợp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ tốt nhất cho mục tiêu hoạt động. Nếu như doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh, việc nâng cao chất lượng nhân lực quản lý cần tập trung vào kỹ năng làm việc đội nhóm, hỗ trợ đội nhóm nâng cao được doanh số hoặc thị phần. Cịn với đơn vị là cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước có thể tập trung vào mức độ cải thiện ý thức tổ chức kỷ luật là đã có thể giúp cải thiện chất lượng nhân lực quản lý vì bản thân nhân lực quản lý nâng cao ý thức trách nhiệm trong giải quyết nhiệm vụ được giao tốt hơn lên.

- Thị trường lao động:

Nhân lực quản lý trong tổ chức thực chất có nguồn gốc từ nhân lực trong xã hội, do vậy, chất lượng nguồn nhân lực xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức nói chung và nhân lực quản lý nói

riêng. Nếu mặt bằng chung chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ giúp nguồn tuyển dụng của tổ chức có chất lượng cao, từ đó sẽ có cơ hội tuyển được nhân lực quản lý chất lượng tốt ngay từ đầu vào và dễ dàng cập nhật được trình độ phát triển cao hơn.

- Trình độ phát triển giáo dục, đào tạo của Quốc gia:

Nếu hệ thống giáo dục, đào tạo của quốc gia có trình độ phát triển cao, các tổ chức sẽ có nhiều thuận lợi trong cơng tác nâng cao chất lượng nhân lực quản lý của mình, cụ thể: (1) Các tổ chức sẽ có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn các cơ sở giáo dục, đào tạo phù hợp để cử cán bộ quản lý của mình tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn và dài hạn theo yêu cầu nhiệm vụ; (2) Hệ thống giáo dục, đào tạo của quốc gia có trình độ phát triển cao sẽ góp phần cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho thị trường lao động. Điều này tạo thuận lợi cho các tổ chức trong công tác tuyển mộ và lựa chọn nhân lực quản lý cũng như giảm thiểu chi phí đào tạo lại nhân lực quản lý của mình. Ngược lại, các tổ chức sẽ gặp nhiều khó khăn trong cơng tác nâng cao chất lượng nhân lực quản lý của mình nếu hệ thống giáo dục, đào tạo của quốc gia kém phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)