7. Kết cấu của luận văn
1.4. Tiêu chí đánh giá nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý trong
trong tổ chức
1.4.1. Mức độ cải thiện về thể lực
Để đánh giá được hiệu quả của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý, tổ chức cần phải xem xét trước tiên về mức độ cải thiện thể lực của nhà quản lý sau khi áp dụng các biện pháp nâng cao thể lực so với trước đó. Hoạt động nâng cao thể lực cho nhà quản lý được đánh giá là có hiệu quả khi:
- Nhà quản lý có sức khỏe tốt hơn trước, sức bền tăng lên
- Chỉ số khối cơ thể (BMI) nằm ở mức trung bình; tỷ lệ mắc các bệnh giảm xuống.
- Khả năng chịu áp lực công việc cao hơn
1.4.2. Mức độ cải thiện trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ, viên chức quản lý
Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện qua hiệu quả thực hiện cộng việc của người lao động. Đối với nhân lực là quản lý, có thể đánh giá chất lượng của đối tượng này thông qua mức độ cải thiện trình độ chun
mơn và nghiệp vụ của họ. Các công tác của tổ chức nhằm nâng cao chất lượng nhân lực quản lý sẽ giúp lao động quản lý nâng cao được trình độ chun mơn, nghiệp vụ của mình; họ sẽ có những hiểu biết sâu rộng hơn về lĩnh vực mà họ đang làm việc, từ đó sẽ phục vụ tốt hơn cho nhu cầu công việc. Để đánh giá được mức độ cải thiện trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ, viên chức quản lý có thể sử dụng các bảng câu hỏi dành cho nhà quản lý cấp cao hơn đánh giá chất lượng giải quyết công việc của người quản lý được đánh giá hoặc là việc hoàn thành các chứng chỉ, văn bằng do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp và cơng nhận ở các mức độ khác nhau.
1.4.3. Mức độ cải thiện ý thức tổ chức, kỷ luật
Mức độ nâng ý thức tổ chức, kỉ luật của lao động là một tiêu chí đánh giá chất lượng của hoạt động thúc đẩy, cải thiện ý thức tổ chức, kỷ luật mà tổ chức, doanh nghiệp áp dụng đối với họ. Sau hoạt động nâng cao đó, lao động quản lý có nghiêm túc và gương mẫu hơn so với trước khi tổ chức áp dụng các biện pháp nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật hay không? Mức độ nâng lên là bao nhiêu, họ đã làm gương tốt hơn cho những lao động khác trong tổ chức về ý thức tổ chức kỉ luật hay chưa?
Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhằm giúp họ trở thành người có phẩm chất đạo đức trong sáng; lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư, tâm huyết và có trách nhiệm với cơng việc; khơng tham vọng quyền lực, khơng háo danh; có tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp. Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi và tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói khơng đi đơi với làm; cơng bằng, chính trực, trọng dụng người tài, khơng để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
Tuân thủ cao hơn và thực hiện nghiêm túc hơn các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của tổ chức nơi làm việc.
1.4.4. Mức độ cải thiện kỹ năng làm việc
Tiêu chí tiếp theo để đánh giá nâng cao chất lượng nhân lực quản lý đó chính là mức độ cải thiện kĩ năng làm việc. Muốn cấp dưới tin tưởng và phục tùng mệnh lệnh thì nguồn nhân lực quản lý phải để cho cấp dưới nể phục, đồng nghĩa với đó là việc nhà quản lý phải hoàn thiện được kỹ năng làm việc của mình, đặc biệt là các công việc mang tính chun mơn. Khi được nâng cao, cải thiện kỹ năng làm việc, họ phải đạt được mức độ, làm tốt nhiệm vụ chun mơn và có thể cầm tay chỉ việc cho cấp dưới. Đồng thời khi đã bắt tay vào thực tế công việc, nhân lực quản lý sẽ đưa ra các quyết định gắn với thực tiễn, giúp cho các quyết định này mang tính khả thi và đạt hiệu quả cao.
1.4.5. Mức độ cải thiện năng lực lãnh đạo và tổ chức quản lý
Kĩ năng của nhà quản lý bao gồm các kỹ năng về hoạch định, tổ chức và điều hành doanh nghiệp, và tổ chức công việc cá nhân. Hoạch định là quá trình thiết lập các mục tiêu, xây dựng các chiến lược và kế hoạch để thực hiện các mục tiêu. Trong quá trình này, nhà quản lý phải dự kiến được các khó khăn, trở ngại, những biến động của mơi trường kinh doanh và có những kế hoạch dự phòng. Để đánh giá được mức độ cải thiện năng lực lãnh đạo và tổ chức quản lý, cơ quan, tổ chức cần có những bản khảo sát, lấy ý kiến của người lao động sau khi áp dụng các biện pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của nhân lực quản lý. Giúp cho nhân lực quản nâng nhìn nhận lại những điều tốt và chưa tốt của mình để càng cải thiện, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đương đầu với những thử thách và chấp nhận thay đổi. Tích cực người động viên nhân viên của mình bằng cách tạo ra mơi trường làm việc tốt (thu nhập, sự hứng thú làm việc, các thử thách, sự an tồn trong cơng việc, các thăng tiến...), phải đưa ra các nhận xét (khen và phê bình) chính xác hơn trên một tinh thần xây dựng. Khen và phê bình đúng lúc và đúng liều lượng để động viên cấp dưới một cách hiệu quả hơn. Trên thực tế rất nhiều nhà quản
lý khơng biết cách khen ngợi hay phê bình vì khơng vượt qua được bản thân hay để cho cảm tình cá nhân xen vào công việc.
Lựa chọn, hướng dẫn, phát triển và phân quyền cho nhân viên cũng là các kỹ năng quan trọng của một nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo giỏi phải có các cộng sự giỏi để biến các kế hoạch của họ thành hiện thực.
1.4.6. Mức độ cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức
Hiệu quả là tiêu chí cuối cùng và quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của nhân lực quản lý. Hiệu quả hoạt động của tổ chức có được là do sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong tổ chức, theo chiến lược của những người đứng đầu tổ chức đặt ra. Chính vì thế, nhân lực quản lý giỏi, có tâm sẽ giúp cho tổ chức hoạt động đúng với mục tiêu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động. Có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức thông qua các chỉ tiêu như: Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, tốc độ quay vịng vốn, mức độ đóng góp cộng đồng, sự đồn kết của tập thể… Lấy đó làm các tiêu chí để đánh giá trước và sau khi áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng nhân lực quản lý, từ đó để cơ quan, đơn vị nhận ra biện pháp nào có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng nhân lực quản lý góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức. Nếu như sau khi áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng nhân lực quản lý mà lợi nhuận, tốc độ quay vòng vốn, hay sự đoàn kết tập thể không được cải thiện theo hướng tốt hơn thì cần xem xét lại các hoạt động áp dụng để sớm có biện pháp điều chỉnh phù hợp, kịp thời, đảm bảo sự phát triển của đơn vị, tổ chức.