7. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Hồn thiện chính sách đãi ngộ
3.2.4 1 Chính sách lương, thưởng và phúc lợi
Thứ nhất, về chế độ tiền lương: Tăng mức tiền lương như mức thí điểm
(quy định tại Quyết định số 37/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Xuất phát từ những bất hợp lý từ thực tế là: Theo quy định tại Luật BHXH và BHYT, thì ngành BHXH là một đơn vị sự nghiệp thuộc Chính phủ, có nhiệm vụ thực hiện một khối lượng công việc lớn là tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT, thu – chi và quản lý quỹ BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp cho các đối tượng. Tuy là đơn vị sự nghiệp được quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, nhưng về quyền lợi không được hưởng các chế độ phụ cấp và đãi ngộ như các đơn vị sự nghiệp khác, cụ thể:
BHXH Việt Nam không được hưởng các chế độ phụ cấp ưu đãi nghề mà cán bộ, viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp là Sở y tế công lập hoặc chế độ phụ cấp thâm niên nghề của giáo viên.
Cũng theo quy định tại Luật BHXH, BHYT thì ngành BHXH được hưởng chi phí quản lý bằng mức chi phí của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, nhưng hiện nay cán bộ, viên chức ngành BHXH không được hưởng khoản phụ cấp công vụ (25%) này, như cán bộ, viên chức khác hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Đồng thời, BHXH Việt Nam cũng là một đơn vị sự nghiệp, nhưng không được quyền hưởng các quyền tự chủ về tổng mức thu nhập theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ như các đơn vị sự nghiệp khác. Trong khi đó, nhiều đơn vị sự nghiệp do ngân sách Nhà nước đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động như BHXH Việt Nam thi được hưởng thu nhập tăng thêm tối đa là 1.0 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định từ nguồn tiết kiệm chi phí hoạt động.
Vì vậy, để ổn định thu nhập và khuyến khích cán bộ, viên chức trong Ngành BHXH nâng cao trình độ, làm việc có hiệu quả, ngày 07/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2012/QĐ-TTg thực hiện thí điểm mức chi tiền lương, thu nhập đối với ngành BHXH giai đoạn 2012 – 2015. Theo đó, cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng trong Ngành được hưởng lương với mức chi tăng bằng 1,8 lần so với chế độ tiền lương từ ngân sách Nhà nước đối với cán bộ, viên chức (gồm tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp theo lương). Đây là mức tăng thêm đã được Chính phủ thí điểm ở Ngành, tác giả lấy làm căn cứ để đề xuất hoàn thiện tăng chế độ tiền lương cho cán bộ, viên chức Ngành. Trong thời gian tới, Ngành cùng với Bộ Tài chính và các ngành hữu quan tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm mức chi tiền lương cho cán bộ, viên chức theo quyết định nói trên và trình Chính phủ thực hiện.
Để việc chi trả tiền lương hợp lý cho cán bộ, viên chức trong toàn Ngành, để tránh thực hiện trả lương theo kiểu “cào bằng” theo cơ chế bao cấp mà phải trả lương theo đúng nghĩa của nó, Ngành cần chi trả trên cơ sở trình độ đào tạo và kết quả, hiệu quả công tác của mỗi một cán bộ, viên chức. Để làm được điều này, một là, Ngành cần nghiên cứu, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng ấp, từng đơn vị trong tồn Ngành, từ đó sắp xếp lại tổ chức và biên chế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, không để chồng chéo, tinh giảm nhân sự trong bộ máy các cấp, góp phần giảm nguồn tài chính để trả lương cho cán bộ, viên chức hợp lý; hai là, toàn Ngành cần xác lập hệ thống đánh giá kết quả làm việc cho cán bộ, viên chức toàn bộ hệ thống, hệ thống đánh giá bằng điểm theo các tiêu chí cụ thể.
Đây là nhiệm vụ quan trọng của Ngành nhằm trả lương đúng, chính xác theo giá trị sức lao động, tạo động lực cho cán bộ, viên chức toàn Ngành nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng NNL của Ngành.
Để tiền lương có tác dụng thu hút lao động có chất lượng cao, thời gian tới Ngành cũng cần phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ
Tài chính nghiên cứu, xin phép Chính phủ cho làm thí điểm chế độ tiền lương cho cán bộ, viên chức trong ngành BHXH, theo hướng khốn quỹ lương. Quỹ lương này khơng lấy từ Ngân sách nhà nước, mà được tính tỷ lệ % trên từ tiền lãi đầu tư tăng trưởng quỹ.
Đề xuất này xuất phát từ chỗ: Hiện nay BHXH Việt Nam đang hưởng chế độ tiền lương theo quy định của Nhà nước, chế độ tiền lương này chưa thể hiện được giá trị sức lao động, khả năng và hiệu quả làm việc thực tế của cán bộ, viên chức; tiền lương mang tính cào bằng, khơng khuyến khích cán bộ, viên chức trong ngành làm việc chất lượng, hiệu quả. Vì vậy, mức tiền lương chưa thu hút và giữ chân cán bộ có chất lượng cao, mức lương lại qua thấp vẫn chưa đủ sống, thậm chí một số vị trí cơng tác chưa đủ tái sản xuất sức lao động.
Nhằm khắc phục những hạn chế của chế độ tiền lương hiện đang thực hiện cho cán bộ, viên chức Ngành, Ngành cần nghiên cứu để thí điểm, đảm bảo chế độ tiền lương của cán bộ, viên chức sẽ được cải thiện, và được gắn với công việc, kết quả và hiệu quả của từng người và khuyến khích cán bộ, viên chức tìm mọi biện pháp để đầu tư quỹ đưa lại lãi suất cao.
Thứ hai, về chế độ tiền thưởng:
Ngoài chế độ tiền thưởng hiện nay đang áp dụng, Ngành cần bổ sung chế độ tiền thưởng để khuyến khích cán bộ, viên chức nâng cao trình độ để làm việc có hiệu quả. Một số hình thức có thể bổ sung thêm, như: thưởng do thực hiện hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đề ra; thưởng do có hiệu quả, chất lượng cao; đầu tư quỹ, thu, chi BHXH, BHYT vượt mức; giảm chi do tiết kiệm,... là những hình thức thiết thực.
Thứ a, hoàn thiện các chế độ phụ cấp theo lương.
Hiện nay, theo quy định, BHXH Việt Nam đang thực hiện các phụ cấp cho cán bộ, viên chức trong Ngành như: phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc thù, phụ cấp thu hút, độc hại nguy hiểm, trách nhiệm công việc,... Về cơ bản, kết quả thực hiện tốt, khuyến khích được cán bộ, viên chức làm việc với năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Để tiếp tục tạo động lực, khuyến khích cán bộ, viên chức cơng tác, nâng cao năng lực làm việc, cần tập trung hoàn thiện các chế độ phụ cấp theo hướng: Tiếp tục mở rộng đối tượng hưởng chế độ phụ cấp cho cán bộ, viên chức làm một số ngành nghề công việc đặc thù, như: giám định BHYT, thống kê. Những đối tượng này hiện chưa được hưởng theo quy định do lương hưởng theo mã ngạch chuyên viên, nên quyền lợi cịn thiệt thịi.
Hồn thiện mức phụ cấp, đảm bảo hợp lý giữa các cấp lãnh đạo trong từng cơ quan và toàn bộ hệ thống. Mức phụ cấp này hiện chênh lệch chưa đáng kể giữa các cấp trong ngành và ở từng cấp. Ví dụ tại cơ quan BHXH Việt Nam (cấp TW) mức hưởng của trưởng phòng là 0,5; phó ban là 0,7; trưởng ban là 0,9. Đây là mức chênh lệch q ngắn, khơng khuyến khích được cán bộ có chức danh lãnh đạo cao.
Tăng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo áp dụng đối với BHXH cấp huyện vì thấp, hiện nay, giám đốc BHXH cấp huyện, quận, thị xã được hưởng 0,3; cịn phó giám đốc là 0,2 là rất thấp, chưa phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ (về số lượng và chất lượng công việc) được giao. Điều này dẫn đến những bất hợp lý, khơng đảm bảo được tương quan chung trong tồn bộ hệ thống
Thứ tư, cần mở rộng đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi cho cán bộ giám
định BHYT và thống kê.
Hiện nay, có một số cán bộ, viên chức làm công tác giám định BHYT. Tuy không trực tiếp làm công tác chuyên môn như cán bộ y tế, nhưng thường xuyên họ phải tiếp xúc với bệnh nhân với cường độ lao động, áp lực công việc cao như cán bộ y tế tại các cơ sở y tế cơng lập. Vì vậy, để động viên, khuyến khích họ, thu hút họ vào Ngành và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cần mở rộng thêm các đối tượng nay được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề về y tế.
Đồng thời, cán bộ làm công tác thống kê thuộc hệ thống BHXH Việt Nam đã được Bộ Nội vụ xác định vị trí làm việc ngành BHXH tại văn bản số 2797/BNV-TCCB ngày 01/8/2011. Nhưng theo quy định này, thì chỉ quy định
cho cán bộ, công chức làm công tác thống kê, cịn viên chức làm cơng tác thống kê của ngành BHXH hiện chưa được hưởng. Đây là bất hợp lý, đề nghị mở rộng đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi nghề thống kê cho những đối tượng này.
Thứ năm, cần thực hiện một số biện pháp khác để thu hút lao động có chất lượng cao, như:
Tạo cơ hội thăng tiến cho cán bộ, viên chức: Ngành xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng, luân chuyển cán bộ dựa trên các tiêu chí đánh giá cán bộ về trình độ và năng lực; việc này phải được làm thường xuyên và công khai, minh bạch theo đúng nguyên tắc, trình tự, tiêu chuẩn và căn cứ lựa chọn cán bộ, viên chức được thăng tiến.
Xây dựng các tiêu chí để ưu tiên tuyển dụng cán bộ có chất lượng cao. Một số tiêu chí cần quan tâm, như: có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ học trong và ngoài nước và đúng chun ngành mà BHXH có nhu cầu; q trình làm việc và học tập, nghiên cứu giỏi; có trình độ chun mơn và ngoại ngữ giỏi, thành thạo. Cuối cùng, Ngành xây dựng điều kiện và mơi trường làm việc tốt để có thể thu hút cán bộ có trình độ. Mơi trường, điều kiện làm việc khác nhau có tác động trực tiếp dẫn đến kết quả và hiệu quả làm việc khác nhau: bầu khơng khí làm việc có ảnh hưởng trực tiếp đến phát huy sáng kiến, làm cho họ gắn bó với cơng việc, với cơ quan.
Do đó, xây dựng và thực hiện môi trường làm việc lành mạnh, chyên nghiệp với các điều kiện vật chất, tinh thần tốt sẽ là những yếu tố để thu hút, giữ chân cán bộ, viên chức có trình độ cao làm việc có hiệu quả cho Ngành.
3.2.4 2 Chính sách chăm lo đời sống, sức khỏe
Nâng cao chất lượng NNL của Ngành không những nâng cao trí lực, tâm lực mà cịn nâng cao cho họ về mặt thể lực.
Để nâng cao chất lượng lao động về thể lực, thì thời gian tới, ngồi việc nâng cao và đảm bảo thu nhập ổn định, chăm sóc sức khỏe và chăm lo đời sống cho cán bộ, viên chức là hết sức quan trọng. Để thực hiện tốt, Ngành
khơng ngừng hồn thiện, mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống y tế cơ quan, để hệ thống này đủ năng lực làm tốt việc khám ban đầu, thực hiện có hiệu quả các chương trình: phịng, chống dịch bệnh; phịng chống các bệnh lây nhiễm; chương trình chăm sóc sức khỏe, và kế hoạch hóa sinh đẻ cho cán bộ, viên chức.
Thực hiện thường xuyên các chương trình nghỉ mát, an dưỡng cho cán bộ, viên chức, tăng cường tổ chức các hoạt động thể dục thể thao như bóng đá, bóng chuyền để nâng cao thể lực, sức khỏe cho cán bộ, viên chức toàn Ngành.
Đồng thời, thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm để kịp thời ngăn chặn và phòng chữa bệnh cho cán bộ, viên chức của Ngành.
Tổ chức bữa ăn trưa cho cán bộ, viên chức đảm bảo chất lượng, luôn cải thiện các món ăn, đảm bảo tốt vệ sinh an tồn thực phẩm; Ngành xây dựng quy chế và ký hợp đồng đảm bảo an toàn, ngăn ngừa ngộ độc thức ăn do thực phẩm kém chất lượng. Để nâng cao chất lượng bữa ăn trưa tại cơ quan, ngoài sự hỗ trợ về tiền ăn, cơ quan nên định kỳ khảo sát lấy ý kiến cán bộ, viên chức trong ngành về chất lượng bữa ăn trưa tại đơn vị mình, qua đó biết được ý kiến và nguyện vọng của cán bộ, từ đó để có những thay đổi cho phù hợp, có thể thay đổi đơn vị nấu ăn nếu thấy cần thiết.