Tồn tại trong công tác giải ngân dự án đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 67 - 69)

tính

Năm thực hiện

2014 2015 2016

1. Số dự án cịn dư nợ dự án 19 18 17 2. Tổng số vốn giải ngân trong năm triệu đồng 91.183,0 197.300,0 15,220,0 3. Số tồn tại sai sót trong công tác

giải ngân tồn tại

3 2 3

4. Sốtồn tại có thể khắc phục được tồn tại 2 2 3 5. Số tồn tại đã khắc phục trong

năm tồn tại

2 1 2

6. Số tồn tại chưa khắc phục tồn tại 0 1 1 7. Sốkhông thể khắc phục được tồn tại 1 0 0

(Nguồn: Báo cáokhắc phục sau kiểm traNHPT Việt Nam –CN Quảng Bình)

c. Về bảo đảm tiền vay

Căn cứ vào Nghị định của Chính phủ về TDĐT của Nhà nước và các văn bản

quy phạm pháp luật có liên quan, NHPT Việt Nam đãđề ra quy định về BĐTV đối

với các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước, theo đó các chủ đầu tư vay vốn TDĐT của Nhà nước tại NHPT được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để BĐTV.

Đối với các dự án mà tài sản hình thành sau đầu tư không đáp ứng đủ điều

kiện để bảo đảm khoản vay thì Chủ đầu tư phải sử dụng tài sản bổ sung hoặc thay thế bằng biện pháp BĐTV khác. NHPT cũng quy định rõ ràng chi tiết về các nội dụng khác liên quan đến tài sản BĐTV, bao gồm: quy định quyền hạn của các cá nhân, bộ phận; các biện pháp BĐTV cụ thể được áp dụng; quy định về điều kiện

TSBĐ; phạm vi BĐTV; quy định vềrút bớt, bổ sung, thay thế TSBĐ, thay đổi biện pháp bảo đảm.

Căn cứ quy định của NHPT, CN đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục nhận BĐTV từ khâu tiếp nhận hồ sơ BĐTV đến khâu thẩm định điều kiện bên bảo đảm

và tài sản bảo đảm; đến khâu xác định giá trị TSBĐ; ký kết Hợp đồng BĐTV, Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm (GDBĐ); Lưu giữ hồ sơ và quản

lý TDBĐ; Kiểm tra giám sát tài sản bảo đảm; Xử lý TSBĐ.

Những quy định chặt chẽ của NHPT về BĐTV, đã giúp cán bộ NHPT và khách hàng nâng cao ý thức trách nhiệm đối với TSBĐ; mặt khác, tạo cơ sở quan trọng để NHPT có thể thu nợ từ nguồn thu nợ thứ hai (tài sản BĐTV) trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ, hoặc vi phạm các cam kết khác của HĐTD và hợp đồng BĐTV.

Tuy nhiên, với biện pháp sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để BĐTV

được áp dụng cho tất cả các khách hàng (trừ các Chương trình cho vay theo chỉ định

của Chính phủ như kiên cố hóa kênh mương,..) dẫn đến nguy cơ RRTD cao bởi lẽ: Nhiều dự án có tài sản hình thành từ vốn vay khơng đủ điều kiện để BĐTV hay có tính thanh khoản thấp (như dự án trồng rừng, xây kè, đắp đập, ao ni tơm…). Hơn nữa, chỉ có thể dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm TSBĐ khi đã hình thành,

trong khi đó, đặc điểm của các dự án vay vốn TDĐT có quy mơ lớn, thời gian thực

hiện dài, do vậy cần một khoảng thời gian rất lâu sau khi giải ngân mới có thể thực hiện việc BĐTV. Mặt khác, do khơng có ràng buộc về kinh tế cũng như biện pháp chế tài, nên sau khi đầu tư xong,các chủ đầu tư khơng tích cực thực hiện các thủ tục liên quan tiếp theo như: phê duyệt quyết tốn vốn đầu tư hồn thành, đăng ký quyền sỡ hữu tài sản,…. Ngoài ra, việc phát mại tài sản để thu hồi nợ rất khó thực hiện do tính thanh khoản thấp. Bên cạnh đó, việc quy định về giá trị tài sản thế chấp bằng tài sản khác thấp nên đã phần nào hạn chế trách nhiệm của khách hàng vay vốn.

Bảng 2.13: Tài sản bảo đảm đối với dự án vay vốn tín dụng đầu tưChỉ tiêu Đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)