5. Kết cấu luận văn
3.2. Giải pháp hoàn thiện Quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư của Ngân hàng Phát
hàng Phát triển Việt Nam –Chi nhánh Quảng Bình
3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức nhân sự Quản lýrủi ro phù hợp rủi ro phù hợp
Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của việc thực hiện các biện pháp hạn chế RRTD. Để có thể tạo dựng nguồn nhân lực đủ mạnh, đáp ứng được yếu cầu nhất là trong công tác quản lý RRTD, NHPT Việt Nam –CN Quảng Bình cần phải chuẩn hố đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ làm cơng tác thẩm định, tín dụng, quản lý rủi ro; có chính sách đào tạo và đãi ngộ hợp lý thông qua chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ đào tạo, cơ hội thăng tiến… đối với những cán bộ này. Ngồi ra, để làm tốt cơng tác tín dụng địi hỏi người nhân viên phải có kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì thế đối với mỗi can bộ tín dụng, bên cạnh các lớp đào tạo do cơ quan tổ chức, ln phải tự nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức khác nhau; khơng ngừng trau dồi rèn luyện đạo đức, đổi mới phong cách làm việc, nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, xử lý công việc. Chủ động trong tư duy tham mưu cho lãnhđạo, trong xử lý tác nghiệp; năng động,
sáng tạo, tận tâm với cơng việc, khơng quản ngại khó khăn, với lịng nhiệt tình, trí tuệ cao của một cán bộ Ngân hàng hiện đại.
NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình cũng cần phải ban hành qui định liên
quan đến vấn đề trách nhiệm cá nhân (nhất là trách nhiệm vật chất) trong việc để
xảy ra RRTD gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng, rủi ro do khâu nào thì cán bộ thực hiện khâu đó phải chịu trách nhiệm chính. Một thực tế hiện nay là sau khi thẩm
định và quyết định cho vay, thì mọi trách nhiệm phát sinh liên quan đến dự án đều
thuộc về phịng Tín dụng, trong khi đó khơng ít dự án gặp khó khăn, khơng trả được nợ do công tác thẩm định hiệu quả dự án chưa cao.
Ngồi ra, trong cơng tác nhân sự, việc chuẩn hóa để có một đội ngũ cán bộ
đủ năng lực, trình độ khơng chưa đủ, mà cịn phải biết sắp xếp, bố trí, phân cơng
cơng việc một cách hợp lý thì mới đem lại hiệu quả cao trong cơng việc. Bên cạnh việc quan tâm đến chất lượng cán bộ, cần lượng hóa cơng việc và đo lường năng
suất làm việc của đội ngũ cán bộ để từ đó phân cơng cơng việc một cách hợp lý đối với mỗi cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ tín dụng để đảm bảo chất lượng công việc. Một thực tế cho thấy, hiện nay việc phân cơng cơng việc và bố trí cán bộ giữa các phịng trong NHPT Việt Nam –CN Quảng Bình cịn có chỗ chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu cán bộ. Có cán bộ đảm nhiệm cơng việc q nhiều, nhưng cũng có một số ít cán bộ thì q nhàn rỗi. Do đó, trong thời gian tới Ban Lãnh đạo NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình cũng cần có thay đổi trong việc bố trí cán bộ và phân công công việc giữa các phòng phù hợp hơn nhằm phát huy tối đa năng lực, sở trường của mỗi cán bộ, tạo dựng môi trường làm việc bình đẳng, tạo được sự phối hợp tích cực giữa cán bộ
nhằm nâng cao hiệu quả cơng việc.
3.2.2. Hồn thiện công tác nhận diện rủi ro
- Công tác nhận diện rủi ro tại CN chủ yếu thực hiện qua 02 phương pháp phân tích BCTC và giao tiếp với khách hàng, trong nội bộ ngân hàng. Như vậy, có thể thấy CN đang sử dụng tương đối ít các biện pháp nhận diện rủi ro. CN cần thực hiện nhận dạng rủi ro liên tục và thường xuyên vì nguy cơ rủi ro luôn thay đổi. Nên kết hợp nhiều phương pháp để nhận dạng mọi rủi ro tiềm năngcủa ngân hàng.
- Theo kết quả phân tích tại chương II, dư nợ xấu của CN tập trung tại lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp và VLXD. Vì vậy, trong thời gian tới, Chi nhánh cần tập trung vào các dự án đầu tư sản xuất cơng nghiệp và VLXD để kiểm sốt các khoản vay chặt chẽ hơn, giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.
- Trong nhận diện rủi ro, ngân hàng sử dụng phương pháp nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ, các số liệu thống kê để đánh giá xu hướng của các tổn thất và cho phép ngân hàng phân tích các nguyên nhân, thời điểm và các yếu tố ảnh
hưởng đến rủi ro. Khi có một số lượng đủ lớn các dữ liệu về tổn thất trong quá khứ,
ngân hàng dùng các thơng tin này dự báo các chi phí tổn thất và lập quỹ dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, tại NHPT việc thực hiện phân tích nguyên nhân, thời điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro còn rất hạn chế chưa mang tính hình thức. Trong thời gian tới, ngân hàng cần thực hiện phân tích các nguyên nhân dẫn tới rủi ro như:
Trìnhđộ quản lý yếu kém, thiếu kinh nghiệm; Sử dụng vốn sai mục đích; Tình hình
tài chính khách hàng yếu kém, thiếu minh bạch; Khách hàng khơng có thiện chí trả nợ… Để có những biện pháp hạn chế rủi ro phù hợp.
3.2.3. Hồn thiện cơng tác đo lường rủi ro tín dụng
Hiện nay, NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình cơng tác đo lường rủi ro tín dụng vẫn cịn nhiều bất cập. NHPT Việt Nam chưa cung cấp phương pháp và các công cụ cũng như những hướng dẫn chi tiết để tính tốn mức độ rủi ro tín dụng, việc đo lường rủi ro tín dụng được thực hiện thơng qua những đánh giá chủ quan của cán bộ chuyên quản, mức độ rủi ro chỉ mới đo lường ở dạng định tính, chưa thực hiện đo lườngxác suất rủi ro tín dụng và những tổn thất dự kiến chokhoản vay cụ thể. Để khắc phục điều này, NHPT có thể áp dụng phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sởdữ liệu đánh giá nội bộ, cụ thể như sau:
Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính (EL) được tính tốn dựa
trên cơng thức sau:
EL = PD x EAD x LGD
Trong đó:
PD (Probability of Default) là xác suấtkhách hàng không trả được nợ,
EAD (Exposure at Default) là tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ,
LGD (Loss Given Default) là tỷ trọng tổn thất ước tính.
Cách xác định các chỉ số như sau:
- Thứ nhất, xác định xác suất không trả được nợ(PD): cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được.Theo yêu cầu của Basel II,
để tính tốn được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ
vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vịng ít nhất là 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân theo 3 nhóm sau:
+ Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả
năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành,…
+ Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi…
Từ những nhóm dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mơ hình định sẵn
(tuyến tính, mơ hình probit… ), từ đó tính được xác xuất khơng trả được nợ của khách hàng.
- Thứ hai, xác định tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EDA). Đối với NHPT, tất cả các khoản vay đều được cho vay
theo kỳ hạn và không thực hiện cho vay theo hạn mức, vì thế việc xác định tổng dư nợ của khách hàng rất thuận lợi.
- Thứ ba:tỷ trọng tổn thất ước tính- đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên
tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (LGD). Chỉ tiêu này bao gồm tổn thất về khoản vayvà các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng khơng trả
được nợ, đó là lãiđến hạn nhưng khơng được thanh tốn và các chi phí hành chính
có thể phát sinh như: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan. Tỷ trọng tổng thất ước tính có thể tính tốn theo cơng thức:
LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD
Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả
và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố thông quan việc xem xét tài sản bảo đảm của khoản vay và cơ cấu tài sản của khách hàng.Cơ cấu tài sản
của khách hàng được tính đếnthứ tự ưu tiên trả nợ khác nhaucủa các khoản phải trả
trong trường hợp doanh nghiệp phải phá sản.
Như vậy, thơng qua phương pháp này, ngân hàng có thể ước tính được tổn thất cho từng khoản vay cụ thể để có giải pháp, chính sách tín dụng phù hợp.
Song song với việc ước tính tổn thất cho từng khoản vay, ngay khi dự án xuất hiện dấu hiệu rủi ro, CN cần thực hiện rà soát, đánh giá lại hồ sơ dự án, thực tế
triển khai, tình hình khách hàng để tìm hiểu ngun nhân chính gây ra nguy cơ tổn
thất tín dụng cho ngân hàng để có giải pháp kiểm sốt rủi ro phù hợp, kịp thời.
3.2.4.Hồn thiện cơng táckiểm sốt rủi ro tín dụng 3.2.4.1. Vềthẩm địnhvà quyết định cho vay dự án
Thẩm định dự án là quá trình ngân hàng kiểm tra, đánh giá lại một cách khách quan, khoa học và tồn diện nội dung cũng như các khía cạnh liên quan đến
dự án. Thông qua thẩm định, ngân hàng có thể đánh giá chính xác tính khảthi, tính hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư, làm cơ sở để ngânhàng quyết
định chấp thuận hoặc từ chối cho vay.
Trong QLRR cho vay ĐTPT của NHPT thì khâu thẩm định dự án có vai trị rất quan trọng, bởi các dự án ĐTPT có thời gian thực hiện rất dài, chịu nhiều rủi ro do sự biến động của tình hình KT-XH cũng như tình hình hoạt động SXKD của chủ
đầu tư (rủi ro về cơ chế chính sách, rủi ro về tiến độ thực hiện,rủi ro về môi trường, rủi ro về xã hội…). Tuy nhiên, công tác thẩm định dự án đầu tư của NHPT thời gian qua vẫn còn một số vấn đề bất cập làm nảy sinh rủi ro không thu được nợ vay của các dự án kém hiệu quả; do đó trong thời gian tới, để QLRR trong cho vay ĐTPT thì NHPT phải chú trọng nâng cao chất lượng thẩm định dự án bằng một số giải pháp chủ yếu:
- Tiếp tục thực hiện quy trình thẩm định 2 giai đoạn, theo đó NHPT sẽ thẩm
định sơ bộ về khách hàng trước khi tiến hành thẩm định kỹ lưỡng về phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của dự án. Quy trình thẩm định 2 giai đoạn như
trên sẽ cho phép loại bỏ một số lượng đáng kể các dự án không thuộc đối tượng hoặc không đủ điều kiện vay vốn, giúp cho cả NHPT và khách hàng tránh được sự lãng phí vềthời gian và cơng sức do khơng phải lập (đối với khách hàng) hoặc thẩm
định (đối với NHPT) các dự án đó.Tuy nhiên, q trình thẩm định cần được tổ chức theo hình thức chuyên mơn hóa nhiều hơn, sử dụng những công cụ, phương tiện hiện đại để rút ngắn thờigian thẩm định và nâng cao chất lượng công tác thẩm định. - Về nội dung thẩm định, cần hồn thiện các chỉ tiêu phân tích tài chính của dự án một cách đầy đủ và tồn diện. Cụ thể:
Đối vớihiệu quả tài chính của dự án: Ngoài 4 chỉ tiêu cơ bản hiện đang được sử dụng (bao gồm: giá trị hiện tại thuần - NPV, tỷ suất hồn vốn nội tại- IRR, tỷlệ lợi ích/chi phí- B/C, thời gian hoàn vốn), NHPT cần quy định bổ sung về việcthẩm
định một số chỉ tiêu tài chính liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của dự án
như: tỷsuất lợi nhuận trên tài sản (Return On Assets - ROA), tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu (Return On Equity - ROE), chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án (Debt-Service Coverage Ratio -DSCR)…
Đối vớirủi ro của dự án: NHPT cần quy định chi tiết việc phân tích độ nhạy
để đánh giá rủi ro; tiến tới nghiên cứu áp dụng các đại lượng thống kê toán học (kỳ
vọng toán - Mathematical Expectations, phương sai - Variance, độ lệch chuẩn -
Standard Deviation) để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố biến động đến lợi suất của dự án.
- Chú trọng nâng cao chất lượng thẩm định tài sản BĐTV theo hướng:
+ Kiểm tra kỹ hồ sơ pháp lý liên quanđến tài sản BĐTV; đánh giá khả năng
xẩy ra tranh chấp cũng như khả năng giành thắng lợi của NHPT trong trường hợp xẩy ra tranh chấp;
+ Phân tích tính thanh khoản (tính “lỏng”) của tài sản BĐTV nhằm đảm bảo khả năng phát mại tài sản khi cần xử lý tài sản để thu hồi nợ vay;
+ Định giá chính xác giá trị tài sản BĐTV.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng thẩm định, cần bố trí cán bộ có đạo đức
nghề nghiệp và có đủ trình độ, năng lực, kinh nghiệm trong công tác thẩm định;
từng bước áp dụng công nghệ thông tin và phần mềm phục vụ công tác thẩm định.
3.2.4.2. Vềgiải ngân và giám sát vốn vay
Việc tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý nợ vay là biện pháp quan trọng nhằm phát hiện rủi ro, phân tích nguyên nhân và có biện pháp hữu hiệu để xử lý kịp thời các khoản nợ tồn đọng, bảo đảm an toàn nguồn vốn cho vay, góp phần hạn chế
RRTD đối với ngân hàng, nhất là rủi ro đạo đức khi khách hàng sử dụng vốn vay
sai mục đích. Để thực hiện tốt cơng tác này, NHPT Việt Nam – CN Quảng Bình cần phải quán triệt thực hiện một số nội dung sau đây:
- Tiền vay phải được chuyển trực tiếp cho các đơn vị thụ hưởng; không chuyển tiền vào tài khoản củachủ đầu tư. Thực hiện việc chuyển tiền qua hệ thống thanh toán của NHPT Việt Nam;
- Quy định những cơng việc cụ thể mà cán bộ tín dụng phải thực hiện trong
quá trình giám sát sử dụngvốn vay:
+ Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay thơng qua xem xét hồ sơ từng lần giải ngân và hiện trường của dự án, trong đó việc kiểm tra hiện trường dự án phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan;
+ Phân tích tình hình SXKD của dự án thơng qua xem xét, phân tích các báo
cáo tài chính định kỳ.
+ Định kỳ, ngoài việc yêu cầu chủ đầu tư gửi BCTC đã được kiểm tốn để phân tích, đánh giá tình hình tài chính, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra
tại hiện trường nhằm xác định sự tồn tại và tình trạng thực tế của dự án, chủ đầu tư, cũng như các TSBĐ tiền vay, đặc biệt khách hàng có nợ quá hạn và lãi treo. Thông qua kiểm tra, định giá lại TSBĐ nợ vay, đối với những dự án có bảo đảm thấp hơn
dư nợ cần có biện pháp yêu cầu tăng TSBĐ hoặc thu nợ trước hạn; những TSBĐ
khả năng sử dụng hoặc thanh lý thấp cần có biện pháp động viên chủ đầu tư dùng nguồn thu hợp pháp khác để trả nợ.
+ Cán bộ tín dụng phải thực hiện lập, lưu trữ và thường xuyên cập nhật các dữ liệu liên quan đến các khoản nợ vay như tình hình vay trả, thơng tin về khách hàng, dự án, TSBĐ tiền vay. Từ đó có những đánh giá chính xác về tình hình sử dụng vốn vay, về TSBĐ để kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý