Những cơ hội và thách thức về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty than khánh hòa (Trang 76 - 80)

ty than Khánh Hòa

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, địi hỏi các doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân lực có sức khỏe, trình độ, tay nghề và chuyên tâm làm việc cho doanh nghiệp có như vậy doanh nghiệp mới có thể ổn định và phát triển.

Mặt khác cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa, vật lý, sinh học với trung tâm và khâu đột phá là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của các doanh nghiệp. Nó địi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực chất lượng cao mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách và thiết thực. Doanh nghiệp nào có được nguồn lao động chất lượng cao doanh nghiệp đó sẽ chiếm được lợi thế. Vì vậy Cơng ty Than hánh Hịa cũng cần phải nắm bắt được xu thế trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển Công ty. Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay cũng tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho Công ty.

3.2.1 Những cơ hội

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập mang lại những cơ hội nhất định cho công ty Than Khánh Hịa. Nếu Cơng ty nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành cơng Cơng ty sẽ có một bước đột phá, chiếm được lợi thế về ứng dụng khoa học cơng nghệ, giảm số lượng lao động, giảm chi phí sản xuất mà vẫn tăng năng suất lao động. Từ đó sản lượng than khai thác được sẽ tăng, giá thành than giảm, làm tăng tính cạnh tranh của Cơng ty với các doanh nghiệp sản xuất phân phối than khác trên địa bàn. Doanh thu của Cơng ty sẽ tăng, từ đó đời sống của CBCNV sẽ được nâng cao hơn, môi trường làm việc sẽ được đảm bảo hơn, các chế độ chính sách đãi ngộ sẽ tốt hơn. Người lao động sẽ muốn gắn bó lâu dài với Cơng ty hơn. Trong công cuộc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cơng ty cũng có một số cơ hội đó là:

Thứ nhất, Nguồn nhân lực trẻ của Cơng ty Than Khánh Hịa chiếm tỷ lệ cao. Số lao

động dưới 30 tuổi chiếm khoảng 20% tổng số lao động, số lao động từ 30 đến 50 tuổi chiếm 70% tổng lao động. Độ tuổi lao động trẻ là giai đoạn sung mãn nhất về sức lực, trẻ, khoẻ, nhiều hoài bão, ước mơ, lý tưởng. Là độ tuổi năng động, sáng tạo; táo bạo, dám nghĩ, dám làm; có vai trị xung kích, xung phong vào những nơi khó nhăn, gian khổ, những lĩnh vực khoa học mới nhất; nhạy bén, thích ứng nhanh với sự đổi mới; tiếp thu nhanh.

Đây là một cơ hội đối với Công ty Than hánh Hịa tong cơng tác nâng cao chất lượng NNL nếu như có thể đào tạo để NNL trẻ này tiếp xúc với kỹ thuật tiên tiến, trình độ cơng nghệ cao, có cơ hội làm việc trong mơi trường năng động, kích thích tính nhạy bén, năng động sáng tạo.

Thứ hai, Trình độ học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật, chất lượng của nguồn nhân

lực đang dần được nâng cao. Nhờ chính sách cải cách đổi mới phát triển kinh tế và chú trọng phát triển giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực đã được nâng cao nhiều. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực Cơng ty là khá cao. Trình độ chun mơn kỹ thuật của nguồn nhân lực không ngừng được nâng cao. Tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung (bao gồm đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn; khơng phân biệt có hoặc khơng có chứng chỉ hoặc bằng nghề và tốt nghiệp sơ cấp) của NNL tăng nhiều so với các năm trước đó.

Thứ ba, Cơng ty có lực lượng NNL mang đậm tính truyền thống lịch sử của dân tộc

đó là cần cù, chịu khó, siêng năng, tỉ mỉ, yêu lao động. Người lao động ở nơi đây được đánh giá là thông minh, khéo léo, tỉ mỉ, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đây là lợi thế so sánh có ý nghĩa đối với nguồn nhân lực của Cơng ty Than Khánh Hịa trong q trình tham gia hội nhập.

Thứ tư, Công ty hiện đã đầu tư khá nhiều các máy móc thiết bị hiện đại tân tiến trong

ngành khai thác mỏ như máy xúc CAT 385, 365, 330B của Mỹ, HITACHI EX1200 của Nhật Bản, máy khoan TITON-DI500 của Áo, máy gạt CAT D7R2, Ơ tơ tải hạng nặng như xe CAT 769, 773E, xe HD omasu của Nhật Bản và một số máy móc thiết bị hiện đại của các nước phát triển khác.

3.2.2 Những thách thức

Ngoài cơ hội Cơng ty Than hánh Hịa cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Một trong những thách thức đầu tiên đó là nếu như Cơng ty nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không thành cơng thì Cơng ty sẽ phải chịu lỗ một khoản chi phí cho cơng tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này. Ngoài ra nếu chất lượng nguồn nhân lực của Công ty không đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay thì Cơng ty sẽ tụt hậu so với các doanh nghiệp đối thủ khác. Sản xuất của công ty sẽ trì trệ, năng suất lao động giảm, doanh thu giảm thì chế độ lương thưởng, đãi ngộ sẽ giảm. Lúc này đời sống của CBCNV đi xuống khơng cịn đảm bảo, dễ gây tâm lý chán nản và có thể lao động sẽ bỏ việc để đi tìm một nơi làm việc mới tốt hơn. Ngồi ra Công ty cũng phải đối mặt với một số thách thức khác trong quá trình nâng cao chất lượng nguộn nhân lực như :

Thứ nhất, độ tuổi lao động cũng của nguồn nhân lực Công ty là lao động trẻ là giai

đoạn nảy sinh nhiều rối nhiễu tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác, vì vậy tâm lý trạng thái có thể ảnh hưởng đến cơng việc. Ngồi ra cịn chưa kể đến việc đây là lứa tuổi dễ xa ngã vào các tệ nạn xã hội, là lứa tuổi còn ham chơi chưa tập trung vào lao động. Một số bộ phận nhỏ có sức ì rất lớn, kém năng động, sáng tạo, thiếu nhanh nhạy tiếp cận, cập nhật những tri thức mới của nhân loại để tăng vốn hiểu biết, làm giàu vốn sống cho bản thân. Hơn nữa đây cũng là những lao động ít va chạm, ít kinh

nghiệm, dễ bị dao động, nóng vội dễ phạm sai lầm dễ rơi vào tính thực dụng và dễ dàng bỏ cuộc sau khi thất bại. Đây cũng là lực lượng chưa gắn bó nhiều với Cơng ty nên cũng sẽ dễ dàng bỏ đi nếu như không được trọng dụng và khơng có chính sách đãi ngộ xứng đáng. Vì vậy nếu đào tạo được nguồn lao động chất lượng cao ở độ tuổi này phải có chế dộ để giữ chân hộ làm việc lâu dài với Công ty, nếu không sẽ bị “chảy máu chất xám”.

Thứ hai, Tuy trình độ học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật liên tục tăng qua các năm

nhưng lại xảy ra tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Đó là tình trạng học vấn cao trên giấy tờ thì nhiều nhưng lực lượng cơng nhân kỹ thuật bậc cao, có nhiều kinh nghiệm trong cơng việc thì lại ít. Điều này dẫn đến thực tế tuy có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cao nhưng năng suất lao động lại chưa cao.

Thứ ba, Trình độ của lực lượng lao động chưa đáp ứng được sự phát triển của trình độ

khoa học – công nghệ ngày càng cao. Khoa học, công nghệ chưa thực sự trở thành động lực để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế. Chưa có giải pháp đủ mạnh để khuyến khích lao động nghiên cứu, đổi mới và ứng dụng khoa học, cơng nghệ.

Thứ tư, cơ chế, chính sách của Cơng ty để phát triển NNL hiện nay còn nhiều bất cập,

như những hạn chế trong giáo dục và đào tạo, công tác tuyển dụng, sử dụng, sắp xếp NNL còn chưa sắc bén.

Thứ năm, Ảnh hưởng của nền văn hóa nơng nghiệp tới năng suất lao động. người lao

động nước ta phần lớn vẫn thiếu tác phong công nghiệp như giờ cao su; làm việc theo cảm hứng; luôn nghĩ tới các lợi ích cá nhân trước mắt, tác phong làm việc đại khái, đối phó cho xong; thiếu ý thức, ý chí tự học; tinh thần lam việc nhóm kém; thiếu tính chủ động và sang tạo trong công việc....

Thứ sáu, Hạn chế về trình độ ngoại ngữ và tin học. Trong nền kinh tế hội nhập, việc

tiến hành giao lưu với các quốc gia trên thế giới nên đòi hỏi sự thành thạo về ngoại ngữ và tin học của lực lượng lao động cao. Nhưng tỷ lệ thành thạo ngoại ngữ và tin học của Cơng ty cịn thấp. Đây là một rào cản khi sử dụng các công nghệ, công nghệ thơng tin và tự học tập từ bên nước ngồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty than khánh hòa (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)