Thực trạng về năng lực của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty than khánh hòa (Trang 53 - 55)

2.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Cơng ty Than Khánh Hịa

2.2.2 Thực trạng về năng lực của người lao động

Trình độ học vấn, trình độ chun mơn nghiệp vụ là tiêu chí quan trọng để đánh giá người lao động bởi đây là điều kiện giúp người lao động tiếp thu, vận dụng sáng tạo trong quá trình làm việc và lao động trong doanh nghiệp. Tại Cơng ty Than Khánh Hịa, sự thay đổi của trình độ học vấn và chun mơn nghiệp vụ giai đoạn 2016-2018 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3 Trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ của người lao động trong Công ty năm 2016-2018 Trình độ 2016 2017 2018 Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Thạc sỹ 3 0.43 3 0.47 5 0.82 Đại học - Cao đẳng 93 13.32 89 13.86 88 14.45 Trung cấp 57 8.17 55 8.57 49 8.05 Công nhân kỹ thuật 456 65.33 412 64.17 388 63.71 Lao động phổ

thông 89 12.75 83 12.93 79 12.97 Tổng lao động 698 100.00 642 100.00 609 100.00

(Nguồn: Phòng tổ chức)

Từ bảng số liệu trên ta thấy số lao động có trình độ sau đại học của Cơng ty cịn ít từ 3-5 người, số lao động có trình độ lao động phổ thông cịn khá nhiều tính đến năm 2018 là 79 người chiếm 12,97%. Đây là một con số khá lớn một phần do đặc thù công việc cơng ty có phân xưởng sàng tuyển và khối phục vụ chủ yếu là lao động phổ thơng. Ngồi ra, có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ trình độ đại học, cao đẳng và sau đại học có xu hướng tăng qua các năm, tỷ lệ lao động phổ thơng có xu hướng giảm. Đây là một tín hiệu tích cực chứng tỏ Cơng ty đã bắt đầu có những bước quan tâm đến trình độ của người lao động để bắt kịp xu hướng phát triển của kinh tế - xã hội.

Ngồi trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ các kỹ năng phụ trợ cũng là một trong những nhân tố rất quan trọng góp phần hồn thiện cơng việc cho người lao động một cách nhanh chóng, chính xác. Các kỹ năng mềm trong làm việc nhóm giúp xoa dịu những xung đột phát sinh trong quá trình làm việc; kỹ năng giao tiếp giúp người lao động truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, dễ hiểu và chính xác; kỹ năng quản lý thời gian giúp người lao động sắp xếp bố trí cơng việc một cách hiệu quả hơn. Ngồi ra với một số lao động đặc thù kỹ năng ngoại ngữ, tin học có thể khơng quan trọng

nhưng với một nhóm lao động khác thì đây lại là kỹ năng cần thiết không thể thiếu giúp người lao động hồn thành cơng việc của mình.

Bảng 2.4 Số lao động thành thạo các kỹ năng phụ trợ năm 2016-2018

Các kỹ năng cần thiết 2016 2017 2018 Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Có trình độ tiếng anh

đáp ứng nhu cầu công việc 3 0.43 3 0.47 5 0.82 Có trình độ tin học đáp ứng được

nhu cầu công việc 45 6.45 42 6.54 44 7.22 Đã qua lớp đào tạo về kỹ năng

làm việc 230 32.95 234 36.45 245 40.23 Đã qua lớp đào tạo về kỹ năng

quản lý, lãnh đạo 20 2.87 22 3.43 26 4.27 Tổng lao động 698 100 642 100 609 100

(Nguồn: Phòng tổ chức)

Dễ dàng nhận thấy số lao động đã qua các lớp kỹ năng cần thiết chưa cao, tỷ lệ còn thấp, tuy nhiên số lượng lao động đã được đào tạo thêm các kỹ năng phụ trợ đều tăng qua các năm, điều này chứng tỏ Công ty đã nhận thấy tầm quan trọng của các kỹ năng phụ trợ trong thực hiện công việc của lao động.

Các kỹ năng phụ trợ này đều cần thiết, tùy thuộc vào công việc chức năng mà kỹ năng nào đó đóng vai trị quan trọng hơn với người lao động. Do đó ngồi việc nâng cao trình độ học vấn và chun mơn nghiệp vụ Công ty cũng cần quan tâm hơn đến đào tạo những kỹ năng phụ trợ cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty than khánh hòa (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)