Chuẩn quy định hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện hạ hòa (Trang 27 - 30)

1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý quỹ vì người nghèo

1.2.3 Chuẩn quy định hộ nghèo

Trong những năm qua Việt Nam tồn tại song song một số phương pháp xác định chuẩn nghèo phục vụ cho các mục đích khác nhau, đó là cách xác định chuẩn nghèo của Chính phù do Bộ LĐ-TB&XH cơng bố. Chuẩn nghèo của Tổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới đưa ra để đánh giá nghèo đói trên giác độ vĩ mơ, [8]

- Phương pháp xác định chuẩn nghèo của Tổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới: Tổng cục Thống kê với vai trị thu thập, cơng bố và đánh giá số liệu cấp quốc gia và có thể so sánh quốc tế đã cùng ngần hàng thế giới áp dụng phương pháp xác định chuẩn nghèo theo phương pháp đo lường mức sống của thế giới được thực hiện trong các

cuộc khát sát mức sống dân cư ở Việt Nam (các năm 1992 – 1993 và 1997 – 1998) để xây dựng đường đói nghèo.

Đường đói nghèo ở mức thấp là đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm, được xác định bởi chi phí cần thiết để mua lương thực, thực phẩm cung cấp đủ lượng calo tiêu dùng bình quân 1 người/ngày (2.100 calo). Đường đói nghèo ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung (bao gồm các mặt hàng lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm). Trên cơ sở xây dựng đường đói nghèo Tổng cục Thống kê và Ngân hành thế giới đưa ra chuẩn nghèo của Việt Nam như sau:

- Chuẩn nghèo đói về lương thực, thực phẩm 1993 là 750 nghìn đồng/người/năm và năm 1998 là 1.287nghìn đồng/người/năm tương đương với 92 USD.

- Chuẩn nghèo đói chung năm 1993 là 1.160 nghìn/người/năm và năm 1998 là 1.788 nghìn/người/năm tương đương 128 USD.

Tuy nhiên phương pháp này có một số hạn chế đó là: Chỉ sử dụng rổ hàng hóa từ năm 1993 đến nay đã hơn 20 năm không thể phản ánh được thực tế tiêu dùng hiện tại của đại đa số người dân Việt Nam. Sử dụng chuẩn nghèo duy nhất áp dụng cho cả thành thị và nông thôn, không xác lập được danh sách hộ nghèo của từng địa phương.

- Phương pháp xác định chuẩn nghèo theo tiêu chí quốc gia:

Đến nay chuẩn nghèo đói theo tiêu chí Quốc gia đã được xây dựng qua 6 giai đoạn, giai đoạn đầu chuẩn nghèo được xác định dựa vào nhu cầu chi tiêu, sau đó chuyển sang mức thu nhập, kết quả của các lần công bố chuẩn nghèo đói cho từng giai đoạn khác nhau (Bảng 1.1).

* Giai đoạn 2006 – 2010:

- Chuẩn nghèo:

Đối với khu vực nơng thơn: Thu nhập bình quân từ 200.000đ/người/tháng hoặc 2.400.000đ/người/năm trở xuống là hộ nghèo.

Đối với khu vực thành thị: Thu nhập bình quân từ 260.000đ/người/tháng hoặc 3.120.000đ/người/năm trở xuống là hộ nghèo.

- Chuẩn cận nghèo:

Đối với khu vực nông thơn: Thu nhập bình qn từ 270.000đ/người/tháng đến 400.000đ/người/tháng là hộ cận nghèo.

Đối với khu vực thành thị: Thu nhập bình quân từ 350.000đ/người/tháng đến 500.000đ/người/tháng là hộ cận nghèo.

Bảng 1.1 Chuẩn mực đánh giá nghèo đói qua các giai đoạn

Loại hộ Địa bàn Thu nhập bình quân/người/tháng qua các giai đoạn

1993-1995 1995-1997 1997-2000 2001-2005

Đói

Mọi vùng <13kg gạo <13kg gạo

- Thành thị <13kg gạo

- Nông thôn <8kg gạo

Nghèo

Thành thị <20kg gạo <25kg gạo <25kg gạo 150.000đ

Nông thôn <15kg gạo

- Miền núi hải đảo <15kg gạo <15kg gạo 80.000đ

- Đồng bằng trung du <20kg gạo <20kg gạo 100.000đ

(Nguồn: Theo Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Việt Nam) * Giai đoạn 2011 – 2015:

- Chuẩn nghèo:

Đối với khu vực nơng thơn: Thu nhập bình quân từ 400.000đ/người/tháng hoặc 4.800.000đ/người/năm trở xuống là hộ nghèo.

Đối với khu vực thành thị: Thu nhập bình quân từ 500.000đ/người/tháng hoặc 6.000.000đ/người/năm trở xuống là hộ nghèo.

- Chuẩn cận nghèo:

Đối với khu vực nông thơn: Thu nhập bình qn từ 401.000đ/người/tháng đến 520.000đ/người/tháng là hộ cận nghèo.

Đối với khu vực thành thị: Thu nhập bình quân từ 501.000đ/người/tháng đến 650.000đ/người/tháng là hộ cận nghèo.

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, chuẩn quy định hộ nghèo cũng khác nhau, khi chuẩn quy định hộ nghèo thay đổi thì số hộ nghèo cũng thay đổi, chuẩn thay đổi tăng lên theo thu nhập thì số hộ nghèo cũng tăng theo tỷ lệ thuận với chuẩn quy định nghèo. Sơn La là một ví dụ, năm 2010 Chính phủ đang áp dụng chuẩn quy định hộ nghèo có thu nhập bình quân đối với khu vực nông thôn là từ 200.000đ/người/tháng hoặc 2.400.000đ/người/năm trở xuống là hộ nghèo, đối với khu vực thành thị là 260.000đ/người/tháng hoặc 3.120.000đ/người/năm trở xuống là hộ nghèo; với chuẩn quy định nghèo như trên, năm 2010 Phú Thọ có số hộ nghèo giảm cịn trên 28%; năm 2011 chuẩn quy định hộ nghèo của Chính phủ có thay đổi nâng mức thu nhập bình qn đối với khu vực nơng thơn là từ 400.000đ/người/tháng hoặc

4.800.000đ/người/năm trở xuống là hộ nghèo, đối với khu vực thành thị là từ 500.000đ/người/tháng hoặc 6.000.000đ/người/năm trở xuống là hộ nghèo, thì số hộ nghèo cũng tăng lên 31,91%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện hạ hòa (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)