Cơ cấu bộ máy quản lý quỹ vì người nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện hạ hòa (Trang 54)

2.2 Thực trạng quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú

2.2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý quỹ vì người nghèo

“Quỹ vì người nghèo” được hình thành trên cơ sở vận động sự tự nguyện ủng hộ của cá nhân, tổ chức trong và ngồi nước. Quỹ hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận mà áp dụng hình thức trợ giúp cho người nghèo, hộ nghèo theo chuẩn mực của Nhà nước công bố từng thời kỳ.

Tổ chức vận động ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” của huyện Hạ Hòa mỗi năm tập trung cao điểm vào dịp kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5); tháng cao điểm “Vì người nghèo” từ 17/10 đến 18/11 và khuyến khích các tổ chức, cá nhân ủng hộ nhiều lần trong năm. Tồn quỹ năm trước được chuyển sang năm sau sử dụng.

Đối tượng vận động xây dựng “Quỹ vì người nghèo” huyện Hạ Hịa bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, các đơn vị, tổ chức trong huyện, ngoài huyện và ở nước ngoài.

Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý quỹ vì người nghèo huyện Hạ Hịa

Phó ban Trưởng ban Phó ban Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên

Ban vận động “Quỹ vì người nghèo” huyện Hạ Hịa do Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện quyết định thành lập theo Quyết định số: 138/QĐ-BVĐ, ngày 12 tháng 9 năm 2014. Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện làm Phó ban trực, lãnh đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó ban; các thành viên gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hội Nơng dân huyện, Đồn thanh niên, Hội Chữ thập đỏ huyện, Hội Cựu chiến binh huyện, Phịng Tài chính huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, Liên minh Hợp tác xã huyện, Đài Phát thanh - Truyền hình huyện.

Thường trực Ban vận động gồm: Trưởng ban, Phó ban trực và Ủy viên Thường trực. Tổ giúp việc: Được thành lập theo Quyết định số: 139/QĐ-MTTQ-BTT, ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện gồm một số cán bộ kiêm nhiệm của Ủy ban MTTQ huyện, Phịng Tài chính.

2.2.2 Về chính sách của tỉnh, huyện đối với cơng tác xóa đói, giảm nghèo

2.2.2.1 Chính sách của tỉnh

Để đẩy mạnh cơng tác xóa đói giảm nghèo, Phú Thọ đã tập trung hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất. Theo số liệu của UBND tỉnh, thơng qua khốn chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và đất để trồng rừng sản xuất, hỗ trợ 1.093,5 triệu đồng cho 1.333 hộ được thụ hưởng, với số diện tích được giao 15.675,7 ha; hỗ trợ sản xuất trực tiếp cho hộ nghèo 2.000,962 triệu đồng; hỗ trợ khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang cho 1.234 hộ dân, tổng kinh phí hỗ trợ 794 triệu đồng, diện tích hỗ trợ 108,7ha. Hỗ trợ xây dựng mơ hình khuyến nơng, khuyến ngư cho 516 hộ, kinh phí hỗ trợ 3.900,3 triệu đồng; tập huấn kỹ thuật cho 7.680 lượt người, kinh phí 371,6 triệu đồng; hỗ trợ 184 cộng tác viên khuyến nơng thơn, bản (trong 3 năm), kinh phí hỗ trợ 532,9 triệu đồng. Đồng thời, để nâng cao trình độ của đội ngũ làm cơng tác xóa đói giảm nghèo, địa phương đã mở 152 lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 8.244 lượt cán bộ xã và cộng đồng với tổng kinh phí 4.120 triệu đồng. Mở 145 lớp sơ cấp, trung cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, số lao động được đào tạo là 5.002 lao động. Có trên 50 hộ nghèo được tiếp cận với Quĩ, chiếm tỷ lệ trên 90% các hộ nghèo được điều tra.

Thực hiện Dự án đưa 600 tri thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã, đến nay đã có 8 tri thức trẻ được tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND tại các xã trên địa bàn huyện Tân Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa. Các tri thức trẻ đã nhanh chóng tiếp cận nhiệm vụ, tích cực tham gia và phát huy được vai trị của mình trong công tác tham mưu cho chính quyền địa phương. Từ đó, giúp cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn.

Điểm đáng chú ý, để phong trào xóa đói giảm nghèo lan tỏa rộng khắp, địa phương đã tập trung nhân rộng mơ hình giảm nghèo. Bên cạnh các mơ hình phát triển sản xuất do các tổ chức, đoàn thể triển khai thực hiện giảm nghèo hiệu quả trong những năm qua, được hỗ trợ từ nguồn vốn chương trình mục tiêu 3.000 triệu đồng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Bảo vệ thực vật, UBND các huyện Yên Lập, Thanh Thủy, Tân Sơn, Hạ Hòa xây dựng và triển khai thực hiện 2 mơ hình thâm canh lúa cải tiến SRI tại xã Thu Ngạc và xã Xuân Sơn huyện Tân Sơn; 4 mơ hình khoai tây làm đất tối thiểu tại xã Xuân Thủy huyện Yên Lập, xã Đào Xá huyện Thanh Thủy; 1 mơ hình chăn ni gà ri lai dưới tán rừng tại xã Minh Hịa huyện n Lập; 1 mơ hình nhân giống gà nhiều cựa cho 30 hộ xã Xn Đài huyện Tân Sơn; 6 mơ hình bị sinh sản tại các xã Minh Cơi, Lang Sơn huyện Hạ Hòa, Ngọc Đồng, Ngọc Lập, Minh Hòa, Đồng Lạc huyện Yên Lập. Các hộ tham gia mơ hình được hỗ trợ 100% giống, hỗ trợ thức ăn chăn ni, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và được tham gia tập huấn theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi với 16 buổi tập huấn trên lúa, 40 buổi trên khoai tây, 11 buổi cho mơ hình gà ri thả vườn, bò sinh sản với 1.266 lượt người tham gia.

Xác định con người là nhân tố quyết định trong thực hiện chương trình giảm nghèo, trước hết cần nâng cao nhận thức cho người nghèo trong hoạt động giảm nghèo, tự mình vượt lên xóa đói nghèo, tỉnh đã chú trọng hoạt động truyền thông năng cao nhận thức, năng lực cho người nghèo. Từ nguồn kinh phí được hỗ trợ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các ngành liên quan soạn thảo nội dung, in ấn trên 70.000 tờ rơi, tờ gấp, 12.000 cuốn cẩm nang địa chỉ cung cấp dịch vụ công tác xã hội, 5.000 cuốn tài liệu hệ thống, tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về giảm

nghèo, 1.500 cuốn sách “Phú Thọ thực hiện Chương trình giảm nghèo” tập hợp các bài viết của các tác giả chuyên và không chuyên giới thiệu các gương tập thể, cá nhân điển hình nỗ lực vươn lên thốt nghèo, trở thành hộ khá, làm giàu chính đáng của các địa phương trong tỉnh.

Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, do làm tốt ngay từ khâu tuyên truyền phổ biến, nhất là việc thực hiện nghiêm túc các quy định từ việc việc rà sốt, bình xét hộ nghèo; hỗ trợ kịp thời, đầy đủ các chính sách, chế độ cho người nghèo, hộ nghèo, triển khai dân chủ, minh bạch các chính sách, dự án được đầu tư,... nên trong những năm qua, việc thực hiện Chương trình Mục tiêu giảm nghèo của tỉnh khơng có sai sót, sai phạm đáng kể; khơng có tham ơ, tham nhũng xảy ra. Cơ bản nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước. Hầu như không xảy ra khiếu nại, tố cáo, chủ yếu là người dân hỏi về chính sách, chế độ và thắc mắc, suy bì tại sao mình khơng “được” là hộ nghèo trong khi hộ khác khá hơn, có điều kiện hơn lại là hộ nghèo.

Qua các năm thực hiện Chương trình giảm nghèo, với việc huy động tổng hợp các nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn đã phát huy hiệu quả tích cực, hồn thành tốt việc xóa hộ đói, giảm hộ nghèo góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh; tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, đưa Phú Thọ cơ bản ra khỏi tỉnh nghèo: Xóa xong nhà tạm cho hộ nghèo, kết cấu hạ tầng được tăng cường, bộ mặt nông thôn khởi sắc, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được tăng lên. Mức sống dân cư được cải thiện góp phần củng cố lịng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Hầu hết các chính sách, dự án của chương trình thực hiện đạt và vượt mục tiêu đề ra. 100% số người nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế. Mỗi năm cấp 155.000 thẻ. Bảo đảm người nghèo được cấp, sử dụng thẻ BHYT ngay từ đầu năm, được khám chữa bệnh tại cơ sở y tế, tiếp cận dịch vụ y tế, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao. 100% con em hộ nghèo được hỗ trợ miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp theo quy định. Chính sách Tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo bảo đảm hầu hết người nghèo có nhu cầu được vay vốn với mức vay đáp ứng chu kỳ phát triển sản xuất.

Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện đúng quy trình và thủ tục cho vay, thu hồi vốn thuận tiện, nhanh chóng, phù hợp với đối tượng là người nghèo.

Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở là một trong những chính sách được thực hiện thành công nhất của tỉnh từ khâu phối hợp rà soát số lượng, huy động nguồn lực và triển khai thực hiện. Đã hồn thành xóa nhà tạm cho hộ nghèo giai đoạn I theo Quyết định số 167 với 13.080 hộ được hỗ trợ xóa nhà tạm, đạt mục tiêu của tỉnh đặt ra. Tỉnh Phú Thọ đang triển khai hỗ trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo giai đoạn II cho 5.300 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở. Các hoạt động khác như truyền thông nâng cao nhận thức, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, quản lý giám sát chương trình được triển khai thường xuyên, hiệu quả.

Nhờ tích cực triển khai đồng bộ chương trình xóa đói giảm nghèo, giai đoạn 2016 - 2018, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh (theo chuẩn cũ) giảm từ 20,34% đầu năm 2016 xuống còn dưới 10% hết năm 2018, riêng huyện nghèo Tân Sơn giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 20%. Chương trình đã tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp các hộ nghèo có vốn sản xuất, tạo việc làm, nâng cao năng lực sản xuất, kiến thức làm kinh tế cho người nghèo. Sản xuất nơng, lâm nghiệp phát triển, trình độ dân trí, kinh nghiệm sản xuất được nâng lên, tạo điều kiện cho người nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Bộ mặt nơng thơn được thay đổi, cải thiện, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Với những thành cơng về xóa đói giảm nghèo đã đạt được, giai đoạn 2018 - 2022 Phú Thọ đã đề ra mục tiêu phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2022 giảm xuống dưới 5%; huyện nghèo Hạ Hòa mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4% trở lên, phấn đấu đến năm 2022 ra khỏi huyện nghèo. Để đạt được mục tiêu trên, địa phương xác định tiếp tục thực hiện nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội. Thường xun rà sốt nắm chắc tình hình vùng nghèo, người nghèo, các nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo để chương trình hỗ trợ tác động đúng đối tượng, đúng mục đích, địa chỉ. Tăng cường cơng tác truyền thơng nâng cao nhận thức trong giảm nghèo, khuyến khích động viên người nghèo nỗ lực vươn lên thoát nghèo, khơng có tư tưởng trơng chờ, ỷ lại. Bên cạnh việc chỉ đạo, theo dõi đôn đốc thực hiện,

chương trình cần đẩy mạnh cơng tác kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả thực hiện để kịp thời phát hiện và khắc phục các sai sót, nhân rộng các mơ hình giảm nghèo hiệu quả.

Tập trung nguồn lực, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động, bố trí đủ nguồn, lồng ghép các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình ở huyện nghèo Tân Sơn theo Nghị quyết 30a và các xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn (Chương trình 135), chương trình xây dựng nơng thơn mới để tập trung đầu tư đúng địa chỉ, vùng nghèo, xã nghèo, thơn bản đặc biệt khó khăn, tránh dàn trải, cào bằng, bình qn; chỉ đạo thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo hiệu quả, bền vững. Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, trong đó quan tâm ưu tiên tới người nghèo, lao động thiếu việc làm. Tăng cường công tác xuất khẩu lao động, nhất là đối với các huyện miền núi, có tỷ lệ hộ nghèo cao như Yên Lập, Cẩm Khê, Tân Sơn, Hạ Hịa,...

2.2.2.2 Chính sách của huyện

Trên cơ sở Quyết định 2085/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2017 - 2020, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định số 589/QĐ/UB ngày 31/01/2016, UBND huyện đã có quyết định số 4973/QĐ-UBND kiện toàn Ban chỉ đạo xố đói giảm nghèo của huyện giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Ban kiện tồn Chương trình 135). Huyện Hạ Hịa đã và đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp giảm nghèo, bước đầu mang lại hiệu quả. Tiến tới mục tiêu của huyện trong tương lai là xóa đói, giảm nghèo bền vững theo quan điểm của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo.

- Triển khai thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp:

Với diện tích chủ yếu là rừng, nên các cấp uỷ, chính quyền các cấp rất quan tâm phát triển kinh tế rừng. Ngành lâm nghiệp huyện tiến hành tổ chức giao mới ngoài thực địa tại 3 xã (Xuân Áng, Quân Khê, Hiền Lương) cho 171 hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư thơn với tổng diện tích là 876 ha, đồng thời triển khai đo tính trữ lượng gỗ thuộc diện tích rừng đã giao năm 2011 để hồn thiện hồ sơ giao rừng theo kế

hoạch trên địa bàn 8 xã (Chuế Lưu, Hậu Bổng, Hương Xạ, Yên Kỳ, Chính Cơng, Ấm Hạ, Phương Viên, Cáo Điền) với tổng diện tích gần 2500 ha cho 374 hộ gia đình cá nhân và cụm dân cư.

Chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất, ngoài hỗ trợ 2 - 5 triệu đồng/ha, riêng đối với hộ nghèo, có tham gia trồng rừng, nhận khốn bảo vệ rừng, còn được Nhà nước hỗ trợ 15kg gạo/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chính sách này đã khuyến khích các hộ nghèo tích cực tham gia nhận khốn trồng rừng, bảo vệ rừng, tạo cơ hội cho các hộ thốt nghèo...

- Triển khai chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp:

Từ tháng 6-2013, chủ tịch UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt Dự án và kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời mua giống bò cái sinh sản, giống lúa lai, tiêm phịng vác- xin cho đàn vật ni và lập quy hoạch phát triển nơng nghiệp, nơng thơn theo chương trình 135 năm 2012. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ 10 triệu đồng /ha đối với đất khai hoang, 5 triệu đồng/ha cho đất phục hóa. Hỗ trợ một lần tồn bộ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi,... hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại Ngân hàng Thương mại để phát triển sản xuất nông nghiệp. Đối với hộ nghèo, hộ chính sách được vay vốn tối đa 5 triệu đồng với lãi suất 0% (một lần) trong thời hạn 2 năm để mua giống gia súc, gia cầm, ni trồng thủy sản.

Thực hiện chính sách này, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hạ Hịa cho 2.730 hộ nghèo vay không lãi suất với tồng số tiền hơn 13 tỉ đồng (tính đến 12/2018). Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cho vay hỗ trợ 50% lãi suất bao gồm 1.606 món vay với tổng số tiền là 28,748 tỉ đồng. Các hộ nghèo được vay vốn ưu đãi đã có điều kiện phát triển chăn ni gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện hạ hòa (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)