3.2 Đề xuất tăng cường công tác quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo
3.2.6 Nhóm giải pháp hồn thiện cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện
quỹ vì người nghèo
Chương trình quản lý quỹ vì người nghèo được thực hiện theo cơ chế phối hợp liên ngành, vì vậy, trong q trình thực hiện cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ với nhau và
với mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể. Để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng và giảm nghèo bền vững, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, thực hiện kiện toàn bộ máy quản lý quỹ vì người nghèo các cấp, tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách về giảm nghèo, các mơ hình giảm nghèo có hiệu quả.
Kiện tồn Ban chỉ đạo giảm nghèo theo hướng tăng cường trách nhiệm cho các ngành thành viên Ban chỉ đạo.
Ban hành cơ chế đảm bảo trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của các ngành thành viên Ban chỉ đạo, của cơ quan thường trực nhằm: một là, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện chương trình: hai là, đảm bảo sự phối hợp kết hợp chặt chẽ giữa từng cơ quan quản lý các chương trình với cơ quan thường trực Ban chỉ đạo; ba
là, đảm bảo trách nhiệm cụ thể của từng ngành thành viên Ban chỉ đạo; bốn là, khắc
phục tình trạng trách nhiệm khơng đi đơi với thẩm quyền.
Hình thành bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo chuyên trách ở cả 3 cấp.
Tăng cường tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách, cơ chế giảm nghèo và các mơ hình giảm nghèo có hiệu quả, tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên theo hướng tự cứu mình. Tuyên truyền vận động nhân dân phát huy nội lực tại chỗ, khuyến khích các tổ chức đồn thể vận động qun góp ủng hộ người nghèo; tổ chức tốt cuộc vận động “ Ngày vì người nghèo”.
Phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo: Tổ chức hệ thống truyền thông, tuyên truyền và phân phối thông tin theo nhiều kênh phù hợp với điều kiện của các vùng, các địa phương về chủ trương chính sách và chương trình giảm nghèo; phổ cập và cập nhật thông tin đến tận xã, bản làng, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Hình thành hệ thống thông tin, báo cáo và thông báo công khai về thực hiện chương trình giảm nghèo, thơng tin đại chúng về các mơ hình giảm nghèo có hiệu quả.
Thứ hai, thực hiện nghiêm túc công tác kế hoạch, báo cáo tình hình thực hiện cơng tác quản lý quỹ.
- Hàng năm ở cả 3 cấp phải lập kế hoạch quản lý quỹ; các ngành thành viên Ban chỉ đạo phải lập kế hoạch xây dựng và triển khai quỹ để thực hiện hoạt động giảm nghèo đã được phân công.
- Định kỳ 6 tháng, 1 năm phải tiến hành sơ kết, tổng kết thực hiện chương trình giảm nghèo và thơng báo kết quả giảm nghèo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ ba, tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá công tác quản lý quỹ.
- Thống nhất hệ thống chỉ tiêu số liệu nghèo và sổ sách theo dõi đánh giá hàng năm và định kỳ ở các cấp làm cơ sở cho việc hồn thiện chính sách đã có, hoạch định chính sách mới và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình ở tất cả các cấp, đồng thời tăng cường sự tham gia của cộng đồng và người dân trong hoạt động giám sát việc thực hiện chương trình. Nội dung kiểm tra tập trung vào mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, việc huy động và sử dụng nguồn lực, cơ chế dân chủ để người dân tham gia, những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
Thứ tư, phân công trách nhiệm và phân công thực hiện.
Giảm nghèo là trách nhiệm của tồn Đảng, tồn dân, đặc biệt là của chính quyền các cấp. Để cơng tác giảm nghèo đạt hiệu quả cao, trong quá trình tổ chức cần thực hiện phân công trách nhiệm và phân công được cụ thể như sau:
- MTTQ huyện: chủ trì, phối hợp với các ngành, tổ chức đồn thể, các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo.
- Phịng LĐTB&XH: phối hợp với các ngành, tổ chức đoàn thể, các địa phương cung cấp các đối tượng được hưởng chế độ theo quy định của Nhà nước.
- Phòng Kế hoạch và đầu tư: Phối hợp với một số ngành cân đối kinh phí do tỉnh cấp cho các dự án thành phần của chương trình đã được phê duyệt. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc lồng ghép chương trình giảm nghèo với chương trình khác có liên quan, xây dựng tổ chức chỉ đạo thực hiện dự án được phân cơng
- Phịng Tài chính: Quản lý, hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các nguồn vốn ngân sách đầu tư cho chương trình giảm nghèo, các nguồn vốn huy động, giám sát việc cấp phát kịp thời, đúng mục tiêu đã được phê duyệt.
- Trung tâm y tế: Phối hợp với một số ngành có liên quan, xây dựng tổ chức chỉ đạo thực hiện dự án được phân công, gắn hoạt động của dự án giảm nghèo với các chương trình khác của ngành, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ về y tế đối với xã nghèo, hộ nghèo
- Phòng giáo dục - Đào tạo: Phối hợp với một số ngành có liên quan, xây dựng tổ chức chỉ đạo thực hiện dự án được phân công, gắn với hoạt động khác của ngành; quan tâm xây dựng các chính sách hỗ trợ giáo dục cho xã nghèo, người nghèo
- Hội nông dân huyện: Phối hợp chỉ đạo, vận động các cấp Hội tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo, tơ chức xây dựng và nhân rộng các điển hình tập thể, cá nhân làm kinh tế gia đình giỏi.
- Hội liên hiệp phụ nữ huyện: Phối hợp với các ngành và các cấp chính quyền chỉ đạo Hội liên hiệp phụ nữ các cấp tham gia thực hiện công tác giảm nghèo ở địa phương, phát động phong trào phụ nữ làm kinh tế gia đình giỏi.
- Liên đoàn lao động huyện: Phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan, chỉ đạo Liên đồn lao động các cấp tổ chức vận động công nhân viên chức tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo.
- Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện: Phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan, tổ chức vận động Đồn viên Thanh niên Cộng sản Hơ Chí Minh và lực lượng thanh niên tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo.
- Ngân hàng nơng nghiệp: Phối hợp với các ngành có liên quan, xây dựng tổ chức chỉ đạo thực hiện dự án được phân công, chỉ đạo cho vay của bộ phận ngân hàng người nghèo, đề xuất chính sách cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo.
- Hội cựu chiến binh huyện: Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền chỉ đạo Hội cựu chiến binh các cấp tham gia thực hiện công tác giảm nghèo ở địa phương.
Phát động phong trào hội viên cựu chiến binh làm kinh tế giỏi.
Tóm lại, Quỹ vì người nghèo muốn đạt hiệu quả cao thì chương trình giảm nghèo phải đạt được hiệu quả và mục tiêu đề ra, chỉ đạo thống nhất từ huyện đến cơ sở, trong tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo thực hiện phân cấp cụ thể cho chính quyền các cấp (huyện, xã) nhằm mục tiêu sát với dân, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền các địa phương trong việc xây dựng, đề xuất kế hoạch, huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện.
3.2.7 Nhóm giải pháp tạo mơi trường thuận lợi cho người nghèo, hộ nghèo
Đây là các nhóm giải pháp nhằm tạo ra những cơ hội thuận lợi để người nghèo có thể tận dụng để vươn lên thoát nghèo và hướng tới làm giàu, trong nhóm này cân thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, giữ vững ổn định chính trị và thực hiện công bằng xã hội, chủ động nắm bắt
tình hình và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh. Muốn vậy cần phải:
- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ngay từ khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch. Thực hiện tốt nhiệm vụ an ninh quốc phòng và các chương trình quốc gia phịng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, ngăn chặn tình trạng truyền đạo trái phép.
- Tăng cường dân chủ ở cơ sở. Như chúng ta đã biết, ở những địa phương tổ chức thực hiện quy chế dân chủ tốt thì quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân được phát huy, phương châm của quy chế dân chủ ở cơ sở là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; đồng thời quy chế dân chủ ở cơ sở cũng phải đưa ra được các quy định cụ thể về những việc Hội đồng nhân dân và UBND xã phải thông tin kịp thời và công khai để dân biết; Những việc dân biết, dân bàn và quyết định trực tiếp; Những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan nhà nước quyết định; Những việc dân giám sát, kiểm tra và các hình thức thực hiện quy chế dân chủ ở xã…Quyền bình đẳng và quyền tự do của người dân được phát huy trong đời sống kinh tế và xã hội, trong việc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, quyền có việc làm, quyền có nhà ở, quyền học hành, quyền được chăm sóc y tế…khơng phân biệt tơn giáo, nam nữ, dân tộc ít người.
hiện đại hóa (HĐH), phát triển ngành nghề nhằm đa dạng hoá việc làm, tăng thu nhập, tạo tiền đề cho giảm nghèo bền vững.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, phát triển ngành nghề ở Hạ Hòa là giải pháp cơ bản, lâu dài để đa dạng hoá việc làm, tăng thu nhập ổn định cho các hộ ở nông thôn. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện cần thực hiện bao gồm cả chuyển dịch cơ cấu theo ngành, lĩnh vực, theo vùng và theo thành phần kinh tế, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực là trọng tâm. Cụ thể nên chuyển đổi kinh tế của Hạ Hịa tập trung sang phát triển lĩnh vực nơng lâm nghiệp và khai thác phát triển du lịch để phù hợp với điều kiện của địa phương, giúp người dân có cơ hội thoát nghèo.
* Phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế:
Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu trong công nghiệp bằng phát triển các ngành chủ lực, đây nhanh tốc độ xây dựng khu cơng nghiệp tập trung, hình thành các khu công nghiệp mới, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, phát triển tiểu thủ cơng nghiệp và làng có nghề.
Phát triển dịch vụ và du lịch cội nguồn Đền Mẫu ở Hạ Hòa trở thành ngành kinh tế quan trọng là một trong những trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch của cả vùng trung du miền núi Bắc Bộ...
Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đến năm 2020 trong GDP: Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 9,5%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 49%; Dịch vụ chiếm 41,5%.
* Đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế:
- Vùng thị trấn: Phát huy lợi thế so sánh, đây mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, có khả năng tiếp thu và triển khai những thành tựu khoa học công nghệ mới vào cuộc sống. Tập trung đâu tư phát triển tồn diện thị trấn Hạ Hịa cả về kinh tế, quy mơ và diện tích, từng bước trở thành một trong những trung tâm chính trị,
- Vùng đơ thị: phát huy lợi thế so sánh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, có khả năng tiếp thu và triển khai những thành tựu khoa học công nghệ mới vào cuộc sống. Tập trung đầu tư phát triển toàn diện huyện hạ Hòa cả về kinh tế, quy mô và diện tích, từng bước trở thành một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Quy hoạch và phát triển hệ thống thị trấn, thị tứ trên các tuyến giao thông, các tụ điểm kinh tế.
- Vùng nông thôn: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH; tập trung phát triển nông lâm sản hàng hố gắn với cơng nghiệp chế biến; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống và du nhập các ngành nghề mới; đẩy mạnh phát triển dịch vụ ở khu vực nơng thơn.
* Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế:
Tiếp tục đẩy mạnh việc sắp xếp, đôi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là cổ phân hoá. Coi trọng và khuyến khích phát triển mơ hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hố. Tập trung đơi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh tế tư nhân đâu tư phát triển. Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đâu tư nước ngoài vào địa bàn huyện.
Thứ ba, tăng cường quản lý KT - XH, quản lý thị trường, ổn định giá cả, thực hiện
chính sách tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguôn lực về vốn, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động, tài sản công.
- Triệt để xố bỏ bao cấp, tạo mơi trường pháp lý dân chủ trong kinh doanh.
- Tập trung sức giải quyết vấn đề tiêu thụ nông sản và các hàng hố khác cho nơng dân, tăng cường giải pháp để phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, tạo điều kiện thích hợp cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, tự vươn lên XĐGN.
- Tập trung vào quản lý vốn, quản lý đất đai, quản lý chặt chẽ quy trình xây dựng cơ bản, các chương trình dự án đầu tư có hiệu quả. Đảm bảo cho người nghèo được cung
cấp đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế, các chỉ tiêu kế hoạch và nguồn tài chính cho các dự án, chương trình phát triển kinh tế ở địa phương; được quyền tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển, tham gia thực hiện, vận hành, bảo dưỡng và góp cơng lao động, thể hiện vai trò là chủ nhân để nâng cao trách nhiệm trong sử dụng và quản lý cơng trình cơ sở hạ tầng. Đảm bảo tính minh bạch của ngân sách địa phương, kiểm tra, giám sát việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính huy động được vào cơng tác giảm nghèo.
- Tăng cường quản lý thị trường, chống lợi dụng để ép mua, ép bán các loại nông sản và sản phẩm của người dân. Quản lý tốt nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa.
3.2.8 Các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo
Nhóm giải pháp này là thực hiện những cơ chế, chính sách giảm nghèo tính hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng là hộ nghèo, người nghèo, vùng nghèo. Các giải pháp này nhằm tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu ở các xã đặc biệt khó khăn, đẩy mạnh trợ giúp người nghèo phát triển sản xuất kinh doanh, áp dụng phương thức trợ giúp lãi suất đối với tín dụng cho người nghèo, thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục, nhà ở,... cụ thể với các giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, hỗ trợ vay vốn ưu đãi và hướng dẫn người nghèo cách làm ăn Vốn là nhu
cầu không thể thiếu được cho sản xuất, kinh doanh, và đối với người nghèo thì nhu cầu vốn cịn thiết yếu hơn nữa, đó là cơ hội để họ vươn lên hịa nhập với cuộc sống cộng đồng, là cứu cánh để giúp họ thốt đói, vượt nghèo. Vốn tạo ra việc làm cho người nghèo và cho gia đình họ, từ đó tạo ra thu nhập, giúp họ giải quyết được những nhu