3.2 Đề xuất tăng cường công tác quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo
3.2.1 Đổi mới công tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch tổ chức
thực hiện
Thứ nhất, về công tác xây dựng, ban hành văn bản:
Các chủ trương, chính sách của Nhà nước về quỹ vì người nghèo hiện hành được các địa phương đánh giá cơ bản phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người nghèo, nhất là hộ nghèo dân tộc thiểu số; tuy nhiên, do có q nhiều chính sách giảm nghèo dẫn đến nguồn lực bị phân tán, hiệu quả tác động đến đối tượng thụ hưởng chưa cao, chưa rõ nét; việc chậm hướng dẫn, sửa đổi một số chính sách đã gây khó khăn cho các địa phương trong việc tổ chức thực hiện.
Sự chồng chéo của hệ thống chính sách quản lý (chồng chéo về đối tượng, nội dung, địa bàn, cơ quan chủ quản,...) là một thực tế đã và đang trở thành một yếu tố cản trở hiệu quả thực hiện chính sách và mục tiêu giảm nghèo. Sự chồng chéo trong chính sách một phần là do chưa có sự phân định rõ trong thiết kế các Chương trình, Dự án. Các văn bản chính sách được nhiều Bộ, ngành đề xuất ban hành và nhiều cơ quan cùng thực hiện, nhưng thiếu sự phối hợp đã dẫn đến sự chồng chéo của những chính sách. Trong một văn bản chính sách khi được ban hành thường quy định nhiều cơ chế chính sách; một nội dung chính sách có khi lại được quy định trong nhiều quyết định khác nhau, có văn bản chính sách ban hành theo đối tượng, có văn bản chính sách ban hành theo lĩnh vực (ngành), có văn bản chính sách ban hành theo vùng địa lý,...
Số lượng văn bản chính sách ban hành nhiều, khó kiểm sốt; một đối tượng chịu tác động chi phối cùng lúc bởi nhiều văn bản chính sách; có chính sách hỗ trợ cùng đối
tượng hộ nghèo nhưng do ban hành ở các giai đoạn khác nhau, mức hỗ trợ khác nhau gây nên sự so bì, thắc mắc trong dân (như chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 134 và Quyết định 167); cùng một đối tượng là hộ nghèo trên cùng một địa bàn được hưởng cùng một chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nhưng các mức hỗ trợ khác nhau do thuộc đối tượng thụ hưởng từ các chương trình khác nhau như Chương trình 30a, Chương trình 135.
Việc xây dựng các cơ chế, chính sách quản lý quỹ phải bảo đảm sự thống nhất và có lồng ghép; những chính sách đang phát huy hiệu quả cần được tiếp tục đẩy mạnh thực hiện; các chính sách cịn hạn chế, có vướng mắc cần khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế; các bộ, ngành cần rà soát, đánh giá để lồng ghép các chính sách về giảm nghèo từ khâu ban hành chính sách, khâu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình, đề án,… tránh tình trạng chồng chéo về chính sách tác động đến đối tượng.
Việc xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ mới cần theo hướng: có chính sách ưu đãi với đối tượng là hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo nhằm hạn chế tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững. Các chính sách được thiết kế theo nguyên tắc tương đồng về mức hỗ trợ và cơ chế thực hiện, hộ nghèo được ưu tiên nhất, sau đó đến hộ mới thốt nghèo và hộ cận nghèo.
Chính sách hỗ trợ giảm nghèo phải đặc biệt quan tâm đến dạy nghề, tạo việc làm gắn với hỗ trợ sản xuất, phát triển nông nghiệp, nông dân nông thôn và xây dựng nông thôn mới nhằm giảm nghèo bền vững.
Ưu tiên chính sách hỗ trợ XĐGN nhằm thúc đẩy các yếu tố phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của người nghèo một cách bền vững.
Tổ chức rà sốt, sắp xếp lại chính sách giảm nghèo mang tính hệ thống, giảm bớt số lượng văn bản chính sách (mỗi lĩnh vực chỉ nên có từ 2-3 văn bản chính sách). Các Bộ, ngành, địa phương khi thiết kế xây dựng và ban hành văn bản chính sách mới cần phải có sự phân loại ưu tiên thực hiện theo nhóm đối tượng (hộ nghèo được ưu tiên nhất, sau đó mới đến hộ mới thốt nghèo và hộ cận nghèo), có lộ trình cụ thể; giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp “cho khơng”; tập trung ưu tiên thực hiện các chính sách hỗ
trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, xây dựng nơng thơn mới; khuyến khích người nghèo tự chủ vươn lên thốt nghèo. Chỉ trình cấp có thẩm quyền quyết định các chính sách khi thực sự cần thiết và cân đối được nguồn lực, bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện.
Thứ hai, về xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện:
Lập kế hoạch tổ chức thực hiện là một bước rất quan trọng trong q trình thực hiện chính sách quản lý quỹ vì người nghèo, những kế hoạch này là sự cụ thể hóa mục tiêu và biện pháp của chính sách hoặc một hoạt động cụ thể của q trình chính sách. Phần lớn các kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được tiến hành lập từ trên xuống. Việc lập kế hoạch tổ chức thực hiện từ trên xuống thường không phản ánh hết nhu cầu và thực tiễn đời sống, không tạo được cơ sở cho việc phát huy sức mạnh của nhân dân, tạo nên tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên của cấp dưới. Từ đó tạo ra nhiều bất cập trong quản lý, thậm chí dẫn đến thất thốt hoặc sử dụng khơng hiệu quả nguồn lực của chính sách.
Qua khảo sát đánh giá về sự tham gia của người dân vào quá trình thực hiện chính sách ở địa hương cho thấy 31% cán bộ công chức khi được hỏi cho rằng người dân đã tham gia tích cực và 69% cịn lại cho rằng người dân có tham gia nhưng chưa tích cực, điều này cho thấy các đối tượng nghèo đã và đang tham gia vào q trình chính sách của nhà nước. Tuy nhiên sự tham gia của các đối tượng chính sách chưa tích cực và chưa có hiệu quả. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của chính sách, trực tiếp dẫn đến tình trạng tỷ lệ giảm nghèo hàng năm được cải thiện không đáng kể. Thực trạng trên được bắt nguồn từ việc người dân ít được tham gia vào quá trình xây dựng biện pháp để thực hiện chính sách ở địa phương. Mặt khác các đối tượng của chính sách tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đã thể hiện cách thức tổ chức triển khai thực hiện từ việc thực hiện chính sách từ trên xuống. Với điều kiện thực tiễn của Hạ Hịa hiện nay, trong q trình thực hiện chính sách cần phải có sự thay đổi về cách thức tổ chức thực hiện thay bằng hình thức thực hiện chính sách từ trên xuống, quá trình này cần phải được thực hiện từ dưới lên hoặc kết hợp giữa từ trên xuống và từ dưới lên để các biện pháp thực hiện chính sách khi được ban hành sẽ phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của địa phương nơi chính sách được tổ chức thực
hiện. Điều này cũng phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của người nghèo huyện Hạ Hịa khi tham gia vào q trình thực hiện chính sách.
Tạo cơ chế phối hợp giữa chính quyền tỉnh, huyện, xã trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện.
Cấp xã là cầu nối giữa huyện và các đơn vị thôn, bản để triển khai các hoạt động sản xuất và đời sống cho các thôn, bản và người dân. Ban phát triển xã được thành lập để thống nhất kế hoạch hoạt động và trợ giúp cho ban phát triển thôn, bản triển khai các hoạt động hội thảo, tập huấn, quản lý và kiểm tra, giám sát tài chính, báo cáo và đánh giá các hoạt động, kiến nghị lên cấp trên hoặc giải quyết kịp thời các kiến nghị, thắc mắc của người dân theo thẩm quyền được phân công.
Cấp huyện, là đầu mối xây dựng kế hoạch theo nhu cầu, đề nghị của cấp xã và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, điều phối và phân bổ các nguồn lực, kiểm tra giám sát việc thực hiện theo kế hoạch của cấp xã.
Từ thực tế trên cho thấy để một chính sách đi vào cuộc sống các cấp chính quyền đại phương ở huyện Hạ Hịa cần phải tạo ra cơ chế phối hợp thơng suốt, thống nhất có kết quả, hiệu quả giữa 2 cấp huyện, xã theo chiều dọc và chiều ngang. Mối quan hệ phối hợp này không phải chỉ là một chiều từ tỉnh xuống đến xã mà còn theo cả chiều ngược lại vừa thể hiện mối quan hệ phối hợp trong lãnh đạo chỉ đạo điều hành vừa thể hiện vao trò nắm bắt, tập hợp và truyền dẫn tâm tư nguyện vọng của người dân lên cấp trên của chính quyền xã để cấp có thẩm quyền kịp thời có những điều chỉnh làm cho q trình thực hiện chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.