Bài học thực tiễn về quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện hạ hòa (Trang 31 - 34)

1.3.1 Những kinh nghiệm về quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo ở các địa

phương

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Huyện Tân Sơn

Tân Sơn được thành lập năm 2007, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính tách huyện Thanh Sơn thành hai huyện Thanh Sơn và Tân Sơn. Tách ra từ một huyện nghèo, Tân Sơn trở thành huyện miền núi vùng cao với số dân gần 77 nghìn người, trong đó 82,3% là đồng bào dân tộc thiểu số (đơng nhất là dân tộc Mường, Dao, Mông, Tày). Tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 62%. Đây là huyện nghèo nhất tỉnh Phú Thọ và cũng là một trong 62 huyện nghèo của cả nước. Chính quyền và nhân dân địa phương đã có nhiều cố gắng trong giảm nghèo. Với sự giúp đỡ của nhiều nguồn lực khác nhau đặc biệt là từ Quỹ vì người nghèo của huyện mà cuộc sống của người dân Tân Sơn đã được đổi thay rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo từ 62% (năm 2007) xuống còn 30,34% cuối năm 2017.

Mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ; về nguồn vốn đầu tư,... Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tân Sơn xác định trong giai đoạn tới sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ về phát triển kinh tế, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với đẩy mạnh phát triển văn hoá, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xã hội để tiếp tục thực hiện 3 khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kinh tế phục vụ du lịch. Để giảm nghèo nhanh và bền vững, Tân Sơn đã và đang tiếp tục triển khai đồng loạt các chính sách đã quy định trong Nghị quyết 30a, đặc biệt là chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người

dân. Đảm bảo đạt được các nội dung của đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ vào năm 2015.

1.3.1.2 Kinh nghiệm của huyện Cẩm Khê

Cẩm Khê là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, Huyện có 1 thị trấn và 30 xã với số dân gần 13 vạn người. Trong phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, cây trồng, con nuôi nhằm tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác. Quy hoạch và khuyến khích nơng dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp để khoanh vùng chăn nuôi thủy sản, đầu tư trồng chè, trồng rừng và chăn nuôi gia súc gia cầm,...

Đến nay, diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao chiếm 50-70% diện tích gieo trồng của toàn huyện. Trong năm 2017, Cẩm Khê gieo trồng được gần 15.000 ha trong đó diện tích trồng lúa hơn 7.600 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt hơn 51.000 tấn, năng suất lúa đạt cao nhất từ trước tới nay, bình quân đạt 54,1 tạ/ha. Huyện đã nhân rộng được hàng trăm mơ hình cánh đồng, khu đồi rừng có thu nhập cao. Điển hình như mơ hình: Cá rơ phi đơn tính, chép lai 3 máu, tơm càng xanh, trồng nấm, khoai tây, đậu tương, ngô lai, lúa lai,...

Những năm gần đây, Cẩm Khê đã đẩy mạnh phát triển thủy sản một ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn của huyện với nhiều chính sách. Năm 2017, Cẩm Khê duy trì 5 lớp trung cấp nghề, mở 22 lớp sơ cấp nghề cho 842 lao động, góp phần tạo việc làm mới cho 2.203 người. Từ việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, đa dạng hóa các ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp, chú trọng các chương trình kinh tế trọng điểm, mũi nhọn, Cẩm Khê đã giảm tỷ trọng nơng nghiệp xuống cịn 44,9%, tăng mức thu nhập bình quân đạt gần 10,13 triệu đồng/ người/ năm.

Để có nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, huyện Cẩm Khê đã lồng ghép nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế, nhất là huy động nguồn lực đầu tư xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, giáo dục và y tế; tập trung triển khai hiệu quả nhiều dự án lớn trên địa bàn huyện như: Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Cẩm Khê còn thực hiện khá tốt các chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội theo đúng quy định. Năm 2017, cấp trên 41.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, đối

tượng bảo trợ xã hội; hỗ trợ tiền điện cho gần 31.000 lượt hộ nghèo với số tiền trên 3 tỷ đồng; chi trả trợ cấp khó khăn cho 2.572 cán bộ, cơng chức, viên chức, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người có cơng, hộ nghèo có đời sống khó khăn với số tiền trên 503 tỷ đồng.

Các hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho đối tượng chính sách, học sinh nghèo, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên nghèo vay vốn,... được tổ chức thường xuyên, góp phần động viên, hỗ trợ kịp thời cho hộ nghèo vươn lên. Đến cuối năm 2017, tồn huyện đã đóng góp vốn, cơng lao động xây dựng xóa xong 1.090 ngơi nhà tạm cho hộ nghèo. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp trên, Cẩm Khê đã tạo ra nhiều bước đột phá mới trong công tác giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo từ 30,61% năm 2010 xuống còn 24,78% năm 2017 (giảm 5,83%). Kết quả này sẽ là tiền đề quan trọng để Cẩm Khê tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh và bền vững trong lộ trình giảm nghèo. Nhằm phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 20% trong năm 2018, huyện tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo, đi đôi với việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở sản xuất chế biến, phát triển ngành nghề, từng bước đưa khoa học kỹ thuật vào chế biến tiêu thụ sản phẩm và ngồi ra đồng thời đẩy mạnh cơng tác xuất khẩu lao động.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý sử dụng quỹ vì nghèo của huyện Hạ Hịa

Huyện Hạ Hòa là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Thọ có nhiều nét tương đồng với hai huyện trên. Với những kinh nghiệm giảm nghèo từ Quỹ vì người nghèo của địa phương ta có thể rút ra một số kinh nghiệm quý báu cho Huyện Hạ Hòa trong thực hiện quản lý sử dụng Quỹ vì người nghèo góp phần trong cơng tác giảm nghèo là: - Tiến hành điều tra cặn kẽ để xây dựng được cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, từ đó xác định được quy mơ, đặc điểm, mức độ nghèo đói của từng vùng cụ thể để đưa ra chính sách, giải pháp phù hợp nhăm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện.

- Để làm tốt chương trình giảm nghèo, trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, nhân dân các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xố bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và chính

quyền địa phương. Đồng thời cần phải chú trọng việc kiện tồn bộ máy chính quyền ở cơ sở, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cũng như phâm chất đạo đức cho cán bộ ở cơ sở để đảm bảo triển khai các chương trình giảm nghèo có hiệu quả.

- Xã hội hoá các hoạt động giảm nghèo, tạo ra phong trào sơi động trong tồn huyện, huy động sự tham gia của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự chia sẻ trách nhiệm của các cơ quan, đoàn thể và cộng đồng xã hội trong việc giúp người nghèo. - Kinh phí của chương trình giảm nghèo phải được đầu tư có trọng điểm việc đầu tư, hỗ trợ của chương trình phải gắn chặt với việc hướng dẫn, kiểm tra để đảm bảo cho các nguồn lực được sử dụng đúng mục đích và đạt kết quả KT-XH. Thiết lập được cơ chế lồng ghép các chương trình phát triển KT-XH với giảm nghèo, mọi sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng phải hướng tới nâng cao năng lực nội tại của hộ nghèo để họ tự vươn lên, tự giải quyết lấy việc làm, thu nhập trong tương lai một cách bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện hạ hòa (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)