Giải pháp tăng cường quản lý thu quĩ vì người nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện hạ hòa (Trang 89 - 93)

3.2 Đề xuất tăng cường công tác quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo

3.2.4 Giải pháp tăng cường quản lý thu quĩ vì người nghèo

Trong bối cảnh và xu hướng phát triển KT-XH việc thực hiện chương trình Quỹ vì người nghèo sẽ gặp nhiều khó khăn nhất là trong khâu huy động vốn để tổ chức triển khai thực hiện. Nếu chương trình đó chỉ trơng chờ vào nguồn vốn từ NSNN như các giai đoạn vừa qua thì khơng thể đạt được hiệu quả XĐGN như mong đợi. Điều đó có nghĩa là vai trị của chương trình Quỹ vì người nghèo với phát triển KT-XH sẽ bị mờ nhạt. Trong các nguyên nhân hạn chế kết quả thực hiện chương trình, nguyên nhân thiếu vốn là rất phổ biến. Câu nói “lực bất tịng tâm” đã được nhiều cấp chính quyền và người dân nhắc đến trong suốt thời kỳ thực hiện chính sách XĐGN vừa qua. Nguồn lực vốn dành cho XĐGN hạn chế nên ở Hạ Hịa càng khó khăn hơn. Bởi Hạ Hòa thu NSNN thấp, mọi chi tiêu phụ thuộc vào nguồn vốn bao cấp của Ngân sách Trung ương và các tổ chức bên ngồi hỗ trợ. Do đó nguồn vốn cho chương trình Quỹ vì người nghèo ở Hạ Hịa cũng hồn tồn phụ thuộc vào nguồn thu từ bên ngồi. Do đó để huy động nguồn lực vốn cho chương trình Quỹ vì người nghèo giai đoạn tới cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, phải quy hoạch lại dân cư các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, thơn bản nghèo ở Hạ Hòa. Do dân cư sống rải rác thưa thớt ở những triền núi cao đường giao

thơng đi lại khó khăn. Việc đầu tư giao thông, thủy lợi, điện nước sinh hoạt, trường lớp, trạm y tế..cũng như các cơng trình hạ tầng cơ sở thiết yếu phục vụ sản xuất cho bà con đều bị dàn trải phân tán tốn kém và khó phát huy hiệu quả. Đó là chưa kể đến những khó khăn và chi phí tốn kém cho cơng tác truyền thơng của hoạt động XĐGN. Do đó để đầu tư vừa tiết kiệm vừa phát huy tối đa hiệu quả đồng vốn, phải thực hiện ngay việc quy hoạch lại dân cư trước khi thực hiện phân bổ vốn cho thực hiện chính sách XĐGN.

Thứ hai, thực hiện xã hội hóa và quy định trách nhiệm cộng đồng trong công tác XĐGN. Để các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp cùng gánh vác trách nhiệm với NSNN

thì cần phải đẩy mạnh XHH trong công tác XĐGN. Coi đây là trách nhiệm chung của cả xã hội và của cả cộng đồng vì sự phát triển KT-XH của quốc gia. Ngoài việc huy động các nguồn vốn đóng góp tự nguyện của các cá nhân, tập thể tổ chức, doanh nghiệp, các địa phương khi ký cam kết đầu tư, thành lập doanh nghiệp cần có những quy định, điều khoản cụ thể về trách nhiệm đối với cộng đồng của các doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức cá nhân,... trong tồn xã hội bằng cách hình thành “Quỹ xóa đói giảm nghèo” để tạo nguồn vốn. Tạo ra cơ chế liên kết giữa người nghèo với doanh nghiệp. Cụ thể:

- Đối với các tổ chức kinh doanh các cá nhân kinh doanh và các doanh nghiệp:

Để các doanh nghiệp trên địa bàn Hạ Hịa chung tay xây dựng Quỹ vì người nghèo, các địa phương trong vùng cần ban hành các văn bản, chế tài ràng buộc trách nhiệm bằng cách quy định các doanh nghiệp đóng trên địa bàn phải cam kết thực hiện việc tuyển dụng nhân công tại chỗ để giải quyết việc làm cho lao động địa phương, tham gia thực hiện tốt công tác ASXH hướng tới người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh doanh các cá nhân kinh doanh và các doanh nghiệp cần phải có chiến lược, kế hoạch để bao tiêu, tìm đầu ra cho hàng hóa sản phẩm nhất là hàng thủ cơng mỹ nghệ, thổ cẩm, nông sản đặc trưng của địa phương và của vùng.

hiện chức năng kinh doanh như các doanh nghiệp nên các ngân hàng này đều phải có trách nhiệm đầu tư cho huyện, thực hiện cơng tác ASXH và XĐGN cho Hạ Hịa. Tuy nhiên đầu tư cho Hạ Hịa khơng thể hiệu quả như đầu tư ở các vùng khác bởi Hạ Hịa có những điều kiện kinh tế xã hội,... không thuận lợi cho các hoạt động kinh tế xã hội nhưng lại rất cần thiết cho ASXH và an ninh quốc phịng. Do đó các tổ chức tín dụng trong đó có các Ngân hàng Thương mại (NHTM nhà nước và NHTM cổ phần) cần phải xác định trách nhiệm chung với đất nước, nhất là vùng có tỷ lệ đói nghèo và tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống cao như Tây Bắc. Mặt khác, nhà nước cần sớm có quy định đối với các Ngân hàng Thương Mại về nghĩa vụ cho vay của các ngân hàng này đối với người nghèo. Ngân hàng Thương mại phải có trách nhiệm cùng với Ngân hàng CSXH thẩm định những DA vay vốn của người nghèo, người cận nghèo để cấp vốn cho họ làm ăn theo mức lãi suất ưu đãi và mức lãi suất thấp nhất mới có thể đảm bảo được nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của các hộ gia đình. Thực hiện được giải pháp này sẽ góp phần hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo, người cận nghèo không bị rơi xuống dưới ngưỡng nghèo. Đồng thời giảm bớt gánh nặng cho Ngân hàng CSXH hay chính là giảm bớt gánh nặng cho NSNN trong việc bố trí vốn để thực hiện chính sách XĐGN.

Thứ ba, đa dạng hóa các nguồn lực thực hiện chính sách. Để thực hiện được chính

sách cần phải có nguồn vốn. Tuy nhiên thời gian qua cơ bản nguồn vốn này do Nhà nước cấp nên việc thực hiện chính sách bị động. Bởi vậy việc cần làm đầu tiên trong q trình thực hiện chính sách là cần đảm bảo huy động đủ nguồn lực khi đó mới có thể tính đến giải quyết các vấn đề khác.

Nếu chỉ duy nhất trông chờ vào nguồn hỗ trợ từ Chính phủ thì việc triển khai sẽ bị động dẫn đến chính sách thiếu bền vững. Bởi vậy, ngoài nguồn vốn cấp từ nhà nước, về lâu dài cần tìm một nguồn ổn định và bền vững hơn. Nguồn đó chính là huy động từ chính những người đi vay. Trên thực tế, có một số tổ chức tài chính vi mơ cung cấp các khoản vốn vay cho người nghèo đã hoạt động bền vững ngay cả khi khơng có trợ cấp của Chính phủ. Điều đó có nghĩa là vấn đề nghèo đói khơng phải là trở ngại lớn khi thực hiện chính sách ngay cả khi khơng có hỗ trợ từ Chính phủ, nếu như cịn có

một vài người có tiền để gửi tiết kiệm. Như vậy, có thể huy động nguồn lực từ chính người đang vay vốn và từ những người khơng phải là đối tượng của chính sách.

Huy động tiền tiết kiệm được thực hiện dưới hai hình thức tiết kiệm tự nguyện và tiết kiệm bắt buộc. Đối với huy động tiết kiệm theo hình thức tự nguyện, người vay đóng tiết kiệm hàng tháng hoặc quí với số tiền nhất định (số tiền này đảm bảo phù hợp với khả năng tích lũy của người nghèo - mức đóng này cần được tính tốn một cách cẩn thận để đảm bảo tính khả thi của chính sách). Điều chắc chắn là số tiền huy động từ một người nghèo theo thời gian nhất định sẽ khơng nhiều, nhưng nó có tác dụng khuyến khích người vay với dư nợ tiền vay lớn có thể tiết kiệm nhiều hơn. Ngồi ra, người vay được khuyến khích gửi tiết kiệm với nhiều hình thức hợp đồng tiền gửi phù hợp với họ để khuyến khích người vay tiết kiệm cho các mục đích cụ thể như học tập, mua sắm tài sản...

Ngồi ra, người vay phải bắt buộc đóng tiết kiệm vào một tài khoản có lãi suất đầu tư và họ có thể được rút ra để sử dụng sau một thời gian nhất định. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy ít nhất là sau ba năm thì số tiền tiết kiệm này mới có ý nghĩa vì giúp cho người vay có một khoản tiền đáng kể và có thể sử dụng được vào việc khác. Việt Nam cũng đã bắt đầu thực hiện hình thức này từ năm 2008. Tuy nhiên, sau một năm thực hiện kết quả rất thấp vì việc triển khai chưa đồng bộ ở các địa phương và quan trọng hơn với cách huy động như hiện nay thì chưa tạo ra một sự gắn kết chặt giữa người nghèo và cơ quan thực hiện chính sách. Muốn vậy, đi kèm với việc huy động dưới hình thức tiết kiệm và bắt buộc cần triển khai các hoạt động mà nhờ đó vừa đảm bảo quyền lợi cho người nghèo, đồng thời tăng tính trách nhiệm của họ. Một trong các hoạt động đó là thực hiện các chương trình bảo hiểm và quỹ lương hưu và các hoạt động này khơng chỉ có ý nghĩa bảo đảm quyền lợi cho người nghèo mà đây còn là một nguồn tiền thu hút tiết kiệm ngắn hạn.

Thứ tư, thực hiện đa dạng hóa các phương thức, hình thức hỗ trợ vốn. Giải ngân vốn

vay hỗ trợ giảm nghèo phải kịp thời, đặc biệt với các hộ vay vốn đầu tư vào sản xuất nơng nghiệp, phục vụ có hiệu quả cho các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và đời sống của các hộ nghèo. Phương thức cấp vốn có thể bằng tiền, hoặc mua hiện vật chuyển thẳng cho các các hộ nghèo theo đơn giá tại địa phương được thỏa thuận với hộ nghèo,

hoặc chuyển trả cho người cung ứng, nhất là đối với các vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với phương thức này sẽ hạn chế được tình trạng sử dụng vốn khơng đúng mục đích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện hạ hòa (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)