Tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền về các chính sách của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện hạ hòa (Trang 85 - 87)

3.2 Đề xuất tăng cường công tác quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo

3.2.2 Tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền về các chính sách của

về Quỹ vì người nghèo

Phổ biến tuyên truyền về chính sách của Nhà nước là một bước rất quan trọng trong q trình thực hiện chính sách. Cơng tác tuyên truyền chính sách được thực hiện có hiệu quả sẽ làm cho các đối tượng nghèo chuyển biến về nhận thức, thay đổi về hành vi từ đó họ sẽ tham gia tích cực và đầy đủ vào q trình thực hiện chính sách XĐGN. Những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chính sách trong đó có nguyên nhân về công tác vận động tuyên truyền về các chính sách, trong đó nhấn

mạnh “Cơng tác tuyên truyền thực hiện đôi lúc chưa thường xuyên, chưa đa dạng, chưa phong phú về hình thức, nội dung, chưa phù hợp với nhận thức, và điều kiện sinh sống của người nghèo. Cơng tác tun truyền chính sách chủ yếu được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở nhưng trên thực tế trình độ, năng lực của đội ngũ này lại không đảm bảo.

Với đặc thù về điều kiện tự nhiên, thiên nhiên và trình độ dân trí, phong tục tập quán, lối sống của người dân ở huyện Hạ Hịa nên các hình thức tuyên truyền để huy động người dân tích cực tham gia thực hiện chính sách đã không mang lại kết quả và hiệu quả như mong muốn. vẫn cịn có hiện tượng người nghèo chơng chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp từ chính sách của nhà nước, chưa tích cực tham gia thực hiện chính sách, tự mình vươn lên thốt nghèo.

Do vậy, để cơng tác vận động tun truyền về chính sách đạt được kết quả và hiệu quả cần thực hiện những giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh cơng tác truyền thơng về chương trình Quỹ vì người nghèo để mọi

người cùng hiểu rõ về quỹ là để hỗ trợ cho toàn xã hội và của mọi người dân nghèo. Đổi mới công tác tuyên truyền vận động về chính sách và thực hiện chính sách cho cả đối tượng thụ hưởng lợi ích từ chính sách và các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước để những đối tượng này nắm vững, hiểu sâu về từng nội dung của chính sách cũng như cách thức tổ chức triển khai thực hiện. Điều này sẽ làm cho chính sách khơng bị hiểu nhầm, hiểu sai từ đó có thể hạn chế những sai lầm, khuyết điểm của các cấp chính quyền trong q trình thực hiện. Bên cạnh đó làm tốt cơng tác vận động tuyên truyền về chính sách sẽ làm cho các đối tượng của chính sách nhất là đối tượng thụ hưởng lợi ích của chính sách hiểu rõ hơn những lợi ích mà họ sẽ được hưởng cũng như những việc họ cần phải làm để vươn lên XĐGN từ đó hình thành lên ý thức tự giác để người nghèo, hăng hái, chủ động, tích cực tham gia vào việc XĐGN cho chính họ góp phần vào cơng cuộc XĐGN chung của xã hội.

Trong q trình thực hiện cơng tác vận động tun truyền về thực hiện chương trình, các cấp chính quyền của từng địa phương cần huy động và sử dụng nhiều kênh tuyên truyền khác nhau với những hình thức và cách thức khác nhau như; truyền hình, phát

thanh, báo chí, internet, tờ rơi, tuyên truyền lưu động đến từng địa phương, từng bản, làng thậm chí là “đến tận nhà, rà tận ngõ” từng hộ nghèo. Nội dung tuyên truyền cần bám sát với mục tiêu và nội dung của chính sách nhất là những tấm gương điển hình về XĐGN. Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu triển khai các mơ hình XĐGN phù hợp với người nghèo cũng như điều kiện KT-XH của từng vùng. Khi đã có mơ hình phù hợp thì tuyên truyền, phổ biến để người dân tham khảo, lựa chọn cách làm và mơ hình làm giàu phù hợp với mình cũng như hộ của mình.

Thứ hai, tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người DTTS để họ nâng

cao nhận thức, kiến thức về pháp luật tránh rơi vào nhóm yếu thế trong xã hội.

Hạ Hịa hiện có tỷ lệ nghèo đói vào loại cao so với các địa phương trong tỉnh, điều kiện tự nhiên và KT-XH rất khó khăn. Đây cũng là nơi tập trung rất đông đồng bào DTTS sinh sống (chiếm trên 80% dân số), với trình độ dân trí cũng vào loại thấp nhất so với cả nước. Do vậy, các địa phương trong vùng ngoài việc thực hiện các chính sách về đào tạo, bối dưỡng nguồn nhân lực cũng cần thường xuyên trợ giúp pháp lý cho người dân để họ hiểu được chính sách, pháp luật của nhà nước, giúp học tích cực, chủ động tham gia vào các quan hệ xã hội phù hợp với các quy định của pháp luật. Trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở Hạ Hòa cũng là để giúp cho người nghèo, người DTTS nâng cao tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhanh chóng vươn lên thốt nghèo góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện hạ hòa (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)