Đặc điểm về xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện hạ hòa (Trang 41 - 49)

2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

2.1.2 Đặc điểm về xã hội

2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với tất cả các ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất nơng nghiệp và giữ một vai trị cực kỳ quan trọng trong chiếc lược giảm nghèo của huyện, góp phần tích cực trong quá trình thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Đối với huyện Hạ Hòa, việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đang là sự kiện nổi bật cần quan tâm, việc chuyển đổi đất, xác lập các mơ hình kinh tế đã và

đang đóng góp phần khơng nhỏ vào việc phát triển kinh tế và giảm nghèo. Tình hình biến động đất đai của huyện được thể hiện qua bảng 2.1.

Qua bảng 2.1 cho thấy: diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2018 là 34.026,51 ha, bằng 1/3 diện tích đất tự nhiên của tỉnh Phú Thọ; Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp tồn huyện là 12.641,75 ha bằng 37,15% tổng diện tích đất tự nhiên và giảm dần qua 3 năm do đất đai được quy hoạch để xây dựng đường du lịch Ao Châu, đường vùng núi, đường tránh lũ, cầu Hạ Hịa, đường nối quốc lộ 70, QL 32C,…

Bình qn mỗi năm diện tích đất nơng nghiệp giảm 0,43%.

Trong diện tích đất nơng nghiệp diện tích đất trồng cây hàng năm có xu hướng giảm mạnh, qua 3 năm tổng diện tích đất trồng cây hàng năm giảm từ 5.975,74 ha năm 2016 xuống còn 5.902,97 ha năm 2018. Đất lâm nghiệp qua 3 năm tăng từ 13.152,54 ha năm 2016 lên 13.779,48 ha năm 2018 do chính sách giao đất, giao rừng của huyện đến hộ nông dân.

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Hạ Hòa giai đoạn 2016 - 2018 giai đoạn 2016 - 2018

ĐVT: ha

STT Chỉ tiêu Giai đoạn 2016 - 2018

2016 2017 2018

1 2 3 4 5

Tổng diện tích tự nhiên 34.014,51 34.026,51 34.026,51

I Đất nông nghiệp 13.056,35 12.667,22 12.641,75

1.1 Đất cây lâu năm 7.080,61 6.746,73 6.738,78

1.2 Đất cây hàng năm 5.975,74 5.920,49 5.902,97 II Đất lâm nghiệp 13.152,54 13.784,00 13.779,48 2.1 Đất rừng sản xuất 10.313,32 10.932,56 10.879,69 2.2 Đất rừng phòng hộ 2.200,22 2.200,44 2.229,79 2.3 Đất rừng đặc dụng 639,00 651,00 670,00 III Đất ở 659,65 703,67 708,93 IV Đất chuyên dùng 2.964,12 3.040,78 3.068,54

STT Chỉ tiêu Giai đoạn 2016 - 2018

2016 2017 2018

V Đất chưa sử dụng 3.120,57 2.755,22 2.755,20

VI Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.061,28 1.075,62 1.072,61

VII Một số chỉ tiêu bình quân

7.1 Đất NN/hộ NN (ha/hộ) 0,528 0,519 0,527

7.2 Đất NN/khẩu NN (ha/người) 0,118 0,116 0,111

(Nguồn: Phòng Tài ngun và mơi trường huyện Hạ Hịa, năm 2018)

Trong tổng số 13.779,48 ha đất lâm nghiệp của tồn huyện năm 2018 có 1.000 ha cây ăn quả các loại (chủ yếu là vải thiều, nhãn, hồng nhân hậu và xoài) năm 2009 - 2011 toàn huyện đã trồng mới 200 cây ăn quả theo chương trình 05 triệu ha rừng của cả nước. Diện tích đất chưa sử dụng đã giảm từ 3.120,57 ha năm 2016 xuống còn 2.755,20 ha năm 2018 do các địa phương đã mạnh dạn cho các hộ dân đấu thầu phát triển kinh tế trang trại. Vì vậy chính quyền và nhân dân tồn huyện phải có kế hoạch đầu tư, khai thác số diện tích trên đưa vào sử dụng tạo đà thúc đẩy nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển.

Qua một số chỉ tiêu bình quân cho thấy: đất nông nghiệp/hộ nông nghiệp ngày càng giảm, trung bình hàng năm giảm 5,25%; đất nơng nghiệp/khẩu nơng nghiệp ngày càng giảm, trung bình hàng năm giảm 1,15 %. Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Du lịch, Dịch vụ - Nông nghiệp (thay cho cơ cấu thời kỳ trước: Nông nghiệp - Dịch vụ, Du lịch - Cơng nghiệp) thì đây là tín hiệu tốt phát triển kinh tế - xã hội và cũng là thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp của địa phương.

2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế của từng vùng cũng như của từng quốc gia. Đối với một huyện miền núi như Hạ Hòa, việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động như hiện nay là một việc rất khó khăn. Vì vậy, với thực lực hiện có Hạ Hịa cần nghiên cứu đào tạo lao động cơ bản phục vụ các khu cơng nghiệp trên địa bàn. Tình hình dân số, lao động của Hạ Hòa trong 3 năm từ 2016 - 2018 được thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2 cho chúng ta thấy, Hạ Hịa có 25.104 hộ với 110.979 nhân khẩu, trung bình một hộ có 4,42 nhân khẩu; trong đó số nhân khẩu sản xuất nơng nghiệp chiếm 90,01%. Tồn huyện có 53.333 lao động trong đó, lao động nông nghiệp chiếm đa số với 89,61%, lao động phi nông nghiệp chiếm 10,39%. Số lao động nông nghiệp trong những lúc nông nhàn thường phải đi làm th trong khi các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn của huyện vẫn phải sử dụng một số cơng nhân khơng có hộ khẩu thường trú tại huyện. Để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của các doanh nghiệp, huyện phải có kế hoạch đào tạo cơng nhân, thợ lành nghề đáp ứng kịp thời công cuộc CNH-HĐH, nâng cao thu nhập ổn định đời sống cho người dân

Qua các chỉ tiêu bình quân cho chúng ta thấy, số khẩu bình qn/hộ và tỷ lệ sinh cịn khá cao. Nhìn chung, tỷ lệ sinh của huyện có giảm qua 3 năm, tuy nhiên cơng tác kế hoạch hố gia đình của huyện cần phát huy hơn nữa nhằm giảm tỷ lệ số hộ sinh con thứ 3 góp phần ổn định đời sống của nhân dân.

Bảng 2.2 Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Hạ Hòa

Chỉ tiêu ĐVT

2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng Cơ cấu (%) Số

lượng Cơ cấu (%)

Số

lượng Cơ cấu (%)

2016/ 2015 2017/ 2016 Bình quân

A. Tổng số dân toàn huyện người 110,340 100,00 108,741 100,00 113,856 100,00 98,55 104,70 101,63

a. Khẩu nông nghiệp người 100,488 91,07 98,580 90,66 100,528 88,29 98,10 101,98 100,04

b. Khẩu phi nông nghiệp người 9,852 8,93 10,161 9,34 13,328 11,71 103,14 131,17 117,15

1. Tổng số hộ hộ 24,749 100,00 25,049 100,00 25,513 100,00 101,21 101,85 101,53

a. Hộ nông nghiệp hộ 22,409 90,55 22,631 90,35 23,984 94,01 100,99 105,98 103,48

b. Hộ phi nông nghiệp hộ 2,340 9,45 2,418 9,65 1,529 5,99 103,33 63,23 83,28

2. Tổng số lao động hộ 52,401 100,00 52,058 100,00 55,539 100,00 99,35 106,69 103,02

a. Lao động nông nghiệp L.động 47,923 91,45 47,259 90,78 48.099 86,60 98,61 101,78 100,20

b. Lao động phi nông nghiệp L.động 4,478 8,55 4,799 9,22 7.440 13,40 107,17 155,03 131,10

B. Một số chỉ tiêu BQ

1. BQ nhân khẩu/hộ người/hộ 4,458 4,341 4,463 97,37 102,80 100,09

2. BQ lao động/hộ L.động/hộ 2,117 2,078 2,177 98,16 104,75 101,45

2.1.2.3 Tình hình trang thiết bị cơ sở hạ tầng

Muốn phát triển kinh tế thì xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước, như vậy mới phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của một vùng kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc giảm nghèo. Trong mấy năm gần đây hệ thống điện, đường, trường, trạm của huyện đã được tỉnh Phú Thọ và Uỷ ban Nhân dân huyện quan tâm đầu tư cụ thể là: * Hệ thống đường giao thông:

Sau khi mới tái lập 9 năm (năm 2005), mạng lưới giao thơng đường bộ đã có đến các xã, song chất lượng cịn thấp, tồn huyện chưa có đường nhựa, nhiều cầu cống xuống thấp nhưng chưa được đầu tư. Đến năm 2016 đã đầu tư cải tạo, nâng cấp, nhựa hoá được 100km/150km đường do huyện quản lý. Các tuyến đường xã, liên thơn, đường thơn xóm được bê tơng hố hơn 200km, trải cấp phối 100% các tuyến đường đất. Năm 2018 huyện chi từ ngân sách cho xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thơng với kinh phí 80 tỷ đồng.

Hệ thống đường giao thông được xây dựng và kiện tồn sẽ tạo điều kiện vơ cùng thuận lợi cho quá trình phát triển KT-XH của huyện, góp phần khơng nhỏ vào công cuộc giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

* Hệ thống điện:

Hiện nay 100% số xã của huyện được sử dụng điện lưới quốc gia, đến cuối năm 2016 đã cải tạo, nâng cấp và làm mới được 46 trạm biến áp với tổng công suất 10.320KVA. Hệ thống điện hạ thế giao lại cho ngành điện quản lý, kinh doanh, xoá bỏ cai điện đảm bảo thuận lợi cho việc sử dụng cũng như tránh thất thoát điện năng. Năm 2018, huyện đã đầu tư 43,89 tỷ đồng để duy tu, sửa chữa và xây dựng hệ thống điện.

* Y tế - văn hoá:

- Hạ Hịa có 33 trạm y tế, thị trấn, mỗi trạm y tế có một bác sỹ, 7 y tá và y sĩ, ngoài ra cịn có một trung tâm y tế dự phòng, một trung tâm y tế của huyện và một Phòng khám đa khoa Xuân Áng đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, trung bình có 2,5 bác sĩ/01 vạn dân.

nhiệm vụ kinh tế - xã hội, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho nhân dân. Bên cạnh đó cịn làm tốt việc tun truyền nội dung thông báo mùa vụ, dịch hại, sâu bệnh, công tác giảm nghèo, giáo dục nếp sống văn hoá mới cho nhân dân.

* Hệ thống thuỷ lợi:

Do đặc điểm địa hình phức tạp cho nên Hạ Hịa đang cố gắng xây dựng và cải tạo hệ thống thuỷ lợi ngày càng hoàn chỉnh. Nguồn nước tưới của huyện được cung cấp từ hệ thống hồ đầm rất phong phú như đầm Chính Cơng, Phai Lón (Qn Khê); Móng Hội, Đầm Trì (Lâm Lợi); Láng Thượng, Thùi (Chuế Lưu); Hầm Kỳ (Xuân Áng); Cửa Hoảng (Văn Lang); Khe Bảo, Khe Gân (Vô Tranh); Đầm Đào (Minh Côi); Đồng Phai (Hậu Bổng); Cửa Khâu (Phụ Khánh); Khe Luồn (Yên Luật)...sẵn sàng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong mấy năm gần đây huyện đã đầu tư cứng hoá 93,6 km kênh mương, đang hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống liên hồ có dung tích lớn đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đây là sự khởi đầu cho q trình CNH- HĐH nơng nghiệp, nông thôn của địa phương.

* Xố phịng học cấp 4:

Đến năm 2018 huyện đã nâng cấp, xây mới 742 phịng học, cơ bản xố xong phòng học cấp 4 ở cấp tiểu học và trung học cơ sở với tổng kinh phí đầu tư là 203 tỷ đồng. Ngồi ra, huyện cịn giành thêm gần 32 ha đất để xây dựng và mở rộng trường mới góp phần nâng cao cơ sở vật chất cho việc dạy và học.

d. Tình hình giáo dục đào tạo của huyện

Trình độ dân trí ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhận thức và làm việc của con người, nếu trình độ dân trí thấp, khơng được đào tạo sẽ làm hạn chế đáng kể tới việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất kinh doanh, làm giảm năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, không đẩy nhanh được nhịp độ tăng trưởng KT-XH của vùng. Khơng những thế, nó cịn làm hạn chế việc tiếp nhận và thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.

Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây, nó khơng những là một u cầu tất yếu trong

sự nghiệp đổi mới đất nước và còn là nguyện vọng thiết tha, quyền lợi thiết thực của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản và quan trọng nhất cho sự nghiệp phát triển toàn diện và đổi mới đất nước".

Thấm nhuần chủ trương của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ huyện Hạ Hịa đã có những quan tâm, đầu tư lớn cho sự nghiệp giáo dục trong những năm qua. Tuy nhiên, mức đầu tư đó chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài cho sự nghiệp CNH-HĐH của địa phương. Huyện Hạ Hòa đang được tỉnh Phú Thọ quan tâm đầu tư phát triển, không những thế tháng 6/2012 tỉnh ra Quyết định cho Hạ Hòa xây dựng cơ chế đặc thù riêng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ KT-XH Hạ Hòa phát triển ngang tầm với các thị xã, huyện khác của tỉnh Phú Thọ. Tình hình giáo dục đào tạo của huyện được thể hiện qua bảng 2.3.

Bảng 2.3 Tình hình phát triển giáo dục đào tạo của huyện Hạ Hòa

Chỉ tiêu ĐVT Năm học So sánh (%) 2016 2017 2017 2018 20178 2019 2017/2016 2018/2017 Bình quân 1. Mẫu giáo - Số trường Trường 33 34 34 103,03 100,00 101,52 - Số học sinh Học sinh 11.252 11.986 12.112 106,52 101,05 103,79 2. Tiêu học - Số trường Trường 34 34 34 100,00 100,00 100,00 - Số học sinh Học sinh 7.310 7.326 7.336 100,22 100,14 100,18 3. THCS - Số trường Trường 21 21 21 100,00 100,00 100,00 - Số học sinh Học sinh 5.012 5.032 5.054 100,40 100,44 100,42 4. THPT - Số trường Trường 4 4 4 120.00 133.33 126,66 - Số học sinh Học sinh 3.415 3.425 3.439 100,29 100,41 100,35 5. Dạy nghề - Số trường Trường 1 1 1 100,00 100,00 100,00 - Số học sinh Học sinh 345 656 878 190,14 133,84 161,99

6. Đào tạo khác Học sinh 102 213 325 208,82 152,58 180,7

Qua bảng 2.3 cho thấy, tình hình giáo dục của huyện trong 3 năm có nhiều tiến bộ và cố gắng, số học sinh liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Số trẻ đến tuổi mẫu giáo cơ bản được các gia đình cho đến trường. Qua 3 năm huyện đã đầu tư xây dựng thêm 1 trường mầu giáo, số học sinh mẫu giáo hiện nay là 12.112 cháu, trung bình hàng năm số học sinh mẫu giáo tăng 3,79%.

Tồn huyện có 34 trường Tiểu học với 7.336 học sinh, qua 3 năm số học sinh tiểu học tăng từ 7.310 năm 2016 lên 7.336 năm 2018, trung bình số học sinh tiểu học tăng hàng năm là: 0,18%. Đa số học sinh tiểu học lên học tại các trường Trung học cơ sở (THCS) của các xã, tuy nhiên vẫn còn một số học sinh do điều kiện hồn cảnh gia đình mà sớm phải bỏ học đi làm cho gia đình, hoặc khơng có tiền đóng học phí mà gia đình bắt bỏ học.

Mặc dù số học sinh này khơng nhiều nhưng đó lại là nguy cơ tiềm tàng làm nghèo các hộ dân khi số học sinh này lớn lên làm chủ hộ. Trên địa bàn huyện hiện có 4 trường (Trung học phổ thơng) THPT, trong đó có 3 trường quốc lập, 1 trường dân lập, với 3.439 học sinh, tỷ lệ học sinh được lên cấp 3 của huyện chỉ đạt được 0,22%. Như vậy, công tác đào tạo của huyện trong 3 năm có nhiều cố gắng nhưng số học sinh có trình độ từ trung học phổ thông trở lên còn quá nhỏ so với lượng học sinh hiện có của huyện. Ngồi ra, trong huyện cịn có một trung tâm giáo dục thường xuyên, mỗi năm cũng chỉ thu hút được vài trăm học sinh từ cấp 2 đến học bổ túc văn hoá.

Ngồi các trường phổ thơng hiện có, Hạ Hịa cịn có một Trung tâm dạy nghề Hạ Hòa, một số cơ sở đào tạo nghề ngồi cơng lập, hàng năm đào tạo được hơn 300 học sinh với các nghề thú y, văn thư,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện hạ hòa (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)