Kinh nghiệm quản lý nhà nước của một số địa phương trong và ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý đầu tư công tại thành phố lạng sơn (Trang 27 - 31)

1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về quản lý đầu tư công

1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước của một số địa phương trong và ngoà

về đầu tư công

1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía Đơng Bắc của Việt Nam, có vị trí địa chính trị, kinh tế, quân sự đặc biệt, được ví như “Đất nước Việt Nam thu nhỏ, là vùng đất phát tích của Thiền phái Trúc Lâm, có nhiều di tích gắn với lịch sử dựng nước, giữ nước và chiến thắng ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Quảng Ninh có nguồn tài ngun

khống sản phong phú, trữ lượng lớn, như than đá, đá vôi, sét, cát thuỷ tinh…gắn với vị trí đầu mối về giao thông, cảng biển, là điều kiện thuận lợi cho Quảng Ninh phát triển và trở thành trung tâm khai thác than, sản xuất điện chạy than, xi măng, cơ khí đóng tàu... Với bờ biển dài 250 km, diện tích mặt biển rộng trên 6.000 km2

, trên 2.000

hòn đảo lớn nhỏ, 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh là tiềm năng rất lớn cho phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản; các bãi biển đẹp cùng với Vịnh Hạ Long được UNESCO 2 lần công nhận là “Di sản thiên nhiên của Thế giới”. Vị trí địa lý Quảng Ninh là một trong những thuận lợi để giao lưu, trao đổi với bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh.

Thời gian qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh luôn tuân thủ nghiêm túc các quy định về quản lý sử dụng ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển. Hằng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xây dựng cơ cấu đầu tư từ ngân sách tỉnh cho các ngành, lĩnh vực trên nguyên tắc tập trung, hạn chế dàn trải, có trọng tâm, trọng điểm theo những định hướng ưu tiên phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cơng tác bố trí vốn cho các dự án đầu tư trong giai đoạn gần đây của tỉnh đã được chỉ đạo tập trung hơn, giảm bớt được tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng quy định tăng cường trách nhiệm kiểm tra của các cấp, các ngành, các đơn vị trong vai trò quản lý nhà nước và chỉ đạo tổ chức triển khai các dự án đầu tư; chú trọng phòng ngừa, tập trung vào công tác giám sát đầu tư, đấu thầu, thanh quyết tốn các dự án, cơng trình; chú trọng việc chỉ đạo phối hợp tốt giữa các cấp, các ngành để cung cấp thông tin phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thốt lãng

phí trong đầu tư xây dựng.

2. Kinh nghiệm Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây - Trung Quốc

Trung Quốc là nước có nhiều nét tương đồng về đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội với Việt Nam, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) thành cơng đã đưa nền kinh tế của Trung Quốc phát triển vượt bậc, xếp thứ 2 thế giới sau Mỹ; tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc là tỉnh nằm sát tỉnh Lạng Sơn có đường biên giới trên 230 km với tỉnh Lạng Sơn. Vì thế, việc nghiên cứu cơng tác quản lý đầu tư công ở Trung Quốc sẽ là bài học kinh nghiệm có thể tham khảo và vận dụng ở nước ta nói chung và

Lạng Sơn nói riêng.

Quản lý đầu tư đối với mọi quốc gia đều là hoạt động hướng đích của nền kinh tế. Quản lý dự án đầu tư cơng mang tính tổng hợp, chịu tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó liên quan rất nhiều đến hệ thống cơ chế chính sách đền bù, bồi thường bằng vật chất, cơ chế khi người dân phải di dời nơi sản xuất, nơi ở để triển khai thực hiện các dự án đầu tư…, cơ chế, chính sách và các quy định về công tác tổ chức quản lý dự án, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của các dự án đầu tư, giám sát thi cơng cơng trình, nghiệm thu bàn giao, thanh quyết tốn, quản lý duy tu cơng trình khi đưa vào sửdụng.

Thứ nhất, về giải phóng mặt bằng: Trung Quốc nghiên cứu những điều trên đây kỹ hơn nên họ vào cuộc chắc chắn hơn, ít vấp váp về điểm này, trong khi đất nước họ, quốc gia rộng lớn, dân số đông, nhiều vùng miền, nhiều sắc thái văn hóa rất khác nhau.

Trung Quốc đã thực hiện thị trường hóa rất cao các lĩnh vực dịch vụ tư vấn, dịch vụ thầu xây lắp, cung ứng… Đồng thời duy trì một nền kỷ cương rất chặt chẽ: đất đai là sở hữu Nhà nước, mọi tài sản của công dân được tôn trọng giữ nguyên giá trị nhưng nếu tài sản đó nằm trên vị trí khu đất mà Nhà nước cần di dời, công dân phải tuần thủ vô điều kiện. Mọi chế độ bồi thường, mọi nhu cầu về nơi ở… được nhà nước sắp xếp, lập phương án thật chi tiết và đảm bảo người dân được an cư ở nơi ở mới với điều kiện

tốt hơn nơi ở cũ, trước khi giải tỏa tháo dỡ cơng trình, tạo mặt bằng cho dự án. Về cơ bản là dân chủ nhưng nếu thiểu số khơng đồng ý thì đến ngày giờ đã cơng bố, mặt bằng vẫn được tháo dỡ, giải phóng rất kiên quyết, dứt khốt, kịp thời, khơng một cá

nhân, một nhóm thiểu số nào có thể cản được. Chỉ cần làm được một việc thành cơng trong giải phóng mặt bằng mà tiến độ các dự án đầu tư phát triển của Trung Quốc đã vượt xa so với những dự án đầu tư của Việt Nam. Đây là một kinh nghiệm vô cùng quý giá về bước đi, dự kết hợp giữa dân chủ và kỷ cương phép nước, họ đã tránh được việc để bị cuốn vào “vịng xốy dân chủ” và tránh được việc các kẻ xấu lợi dụng gây khó khăn cho kẻ chây ỳ, ăn vạ, mặc cả với nhà nước… gây khó khăn chậm trễ và giảm uy lực của nhà nước mà điều này vẫn diễn ra ở Việt Nam.

Thứ hai, thực hiện tốt công tác đấu thầu theo cơ chế thị trường: Trung Quốc thực hiện

động từ tư vấn đến mua sắm, xây lắp đều được áp dụng cơ chế cạnh tranh, công khai, minh bạch. Bằng cạnh tranh mà các phương án kỹ thuật được lựa chọn, giá cả được xác định hợp lý, hiệu quả kinh tế của một cơng trình được đề cao. Ví dụ: một cơng trình cần lựa chọn một phương án thiết kế thì họ tổ chứcchào hàng mời thiết kế công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, các nhà tư vấn có năng lực và muốn làm dịch vụ tư vấn thì đến tìm hiểu và tự làm, đến ngày nộp phương án tự mang đến để thi, ai có phương án trúng được trả tiền tư vấn, ai khơng trúng phải tự chịu chi phí. Làm như vậy nhà tư vấn phải hết sức tự lượng sức mình để lo trang trải khi thất bại. Cũng do vậy các phương án tư vấn rất đáng “đồng tiền, bát gạo” và đầu tư với những phương án tốt mới có hiệu quả, nhờ đó mới “tiết chế” thực sự được.

Thứ ba, quản lý đầu tư xây dựng bằng cơ chế và theo quy hoạch: Trung Quốc thành

lập rất nhiều khu vui chơi, đặc khu kinh tế mà chỉ hoàn toàn bằng cơ chế, bằng quản lý quy hoạch và tiêu chuẩn. Thành phố Thâm Quyến, một khu kinh tế có sức hút đầu tư rất thành cơng từ tư duy này. Một vùng đất rất nghèo nàn mà chỉ sau 20 năm đã phát triển sôi động, sầm uất như một thành phố Châu Âu với những cao ốc tầm vóc thế giới, những khu cơng nghiệp, khu chế xuất năng lực sản xuất rất mạnh như: công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, ơ tơ, các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao… do các nhà đầu tư nổi tiếng thế giới tìm tới để đầu tư, hàng năm đem lại cho Trung Quốc hàng triệu việc làm và hàng tỷ đô la… Tiếp theo thành cơng của Thâm Quyến, ngày nay, Trung Quốc có rất

nhiều khu và đặc khu kinh tế do Chính phủ Trung Quốc chủ trương và thực hiện rất thành công, đem lại cho nền kinh tế Trung Quốc hiệu quả rõ nét. Điều đó nói lên một điều vơ cùng quan trọng là ngay cả khi Nhà nước thiếu vốn, chỉ cần có cơ chế thích hợp vẫn có

thể đẩy nền kinh tế đi lên mạnh mẽ.

Tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc (là tỉnh có đường biên giới trên 230 km sát với tỉnh Lạng Sơn) là tỉnh được phân cấp cơ chế quản lý chính quyền Khu tự trị được Chính

quyền TW phân cấp mạnh mẽ trong quản lý các mặt kinh tế - xã hội cũng như quản lý đầu tư xây dựng. Một số lĩnh vực chính quyền Quảng Tây làm rất tốt đó là:

- Công tác đầu tư để thúc đẩy phát triển theo quy hoạch: Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5, 10 năm. Chính quyền xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp, thực hiện dồn nguồn lực đầu tư theo hình thức cuốn chiếu để tạo điểm nhấn, tạo đòn bẩy

thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển trên cùng địa bàn. Ví dụ: Để thúc đẩy phát triển giao thương với Việt Nam, Chính quyền Quảng Tây cho xây dựng hạ tầng hồn chỉnh tại các cửa khẩu gồm: Đường giao thông, điện, hệ thống liên lạc và đặc biệt hệ thống kho tàng bến bãi, mặt bằng khu, cụm công nghiệp... xây dựng cơ chế quản lý đặc biệt ưu đãi nhằm ưu tiên thu hút đầu tư.

- Đầu tư tuân thủ chặt chẽ theo quy hoạch: Các dự án đầu tư khi được quyết định đầu tư phải đảm bảo tuân thủ sự phù hợp với quy hoạch từ quy hoạch dân cư, quy hoạch hạ tầng, quy hoạch phát triển yếu tố liên kết vùng trong đầu tư rất được chú trọng.

- Nâng cao chất lượng các dự án đầu tư và chống lãng phí thất thốt trong đầu tư: Ngoài việc chỉ đạo tập trung tuân thủ đúng quy trình quản lý đầu tư; tỉnh Quảng Tây mở rộng vận dụng một số hình thức đầu tư mới như: BOT, BT đặc biệt là PPP, gắn trách nhiệm quản lý khai thác dự án sau đầu tư với quá trình đầu tư, phát huy được hiệu quả của đồng vốn đầu tư cũng như huy động được nguồn vốn ngoài ngân sách vào đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý đầu tư công tại thành phố lạng sơn (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)