Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý đầu tư công tại thành phố lạng sơn (Trang 33 - 36)

Đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến đề

tài, trong q trình hồn thiện luận văn Tác giả đã nghiên cứu tham khảonhư:

Luận văn Thạc sĩ “Hiệu quả quản lý đầu tư cơng tại thành phố Hồ Chí Minh: vấn đề và giải pháp” (2008) của tác giả Nguyễn Hoàng Anh. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về thực trạng côngtác quản lý đầu tư công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thông qua các chỉ tiêu vĩ mơ và vi mơvà từ đó đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động quản lý đầu tư công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trong cả nước.

Luận án Tiến sĩ của NCS Nguyễn Đẩu về đề tài “Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng – thực trạng và giải pháp”. Luận án đã áp dụng một hệ thống mơ hình, chỉ tiêu và phương pháp khoa học để đo lường và đánh giá hiệu quả quá trình vận động của đồng vốn đầu tư từ huy động đến sử dụng trong nền kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997- 2003, chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ởĐà Nẵng. Từ đó đề ra các giải

pháp: phát huy và đa dạng hố các phương thức và cơng cụ huy động vốn hiệu đại; xây dựng và phát triển thị trường giao dịch các loại chứng khoán dài hạn; xác định đúng các trọng điểm đầu tư; áp dụng mơ hình, chỉ tiêu, phương pháp khoa học trong việc định hướng đầu tư thúc đẩy tiến bộ công nghệ, lựa chọn dự án đầu tư công cộng, lựa chọn dự án đầu tư sản xuất kinh doanh… đảm bảo chuyển nền kinh tế Đà Nẵng từ phát triển dựa vào sự gia tăng đầu vào sang phát triển dựa vào tiến bộkỹ thuật, chất lượng tri thức, năng suất laođộng.

Cuốn sách “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” của tác giả Dương Thị Bình Minh đã dựa trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết hiện đại về quản lý chi tiêu cơng để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi tiêu công ở Việt Nam thời gian

qua (1991-2004) và đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu cơng đến 2010.

Các cơng trình nghiên cứu trên đã tiếp cận, nghiên cứu trên nhiều khía cạnh, cũng như nhiều lĩnh vực khác nhau để tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư cơng ở Việt Nam nói chung hoặc trên địa bàn khác nhau của cả nước. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể về quản lý đầu tư công trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Do vậy việc nghiên cứu đề tài “Tăng cường

công tác quản lý đầu tư công tại thành phố Lạng Sơn” là vấn đề mà thực tiễn địa

phương đang địi hỏi trong giai đoạn hiện nay, cần có những nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao trình độ và chất lượng quản lý đầu tư công đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố Lạng Sơntrong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Đầu tư cơng đóng một vai trị rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đảm bảo đời sống an sinh xã hội, góp phần giữ gìn, cải tạo mơi trường và thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Hiệu quả của hoạt động đầu tư công lại phụ thuộc phần lớn vào chất lượng công tác quản lý đầu tư công. Chương 1 luận văn tác giả đã nghiên cứu và đề cập đến những lý luận chung về đầu tư công, công tác quản lý đầu tư công, chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả công tác quản lý đầu tư công, những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư cơng. Đồng thời tác giả cũng có tham khảo kinh nghiệm quản lý đầu tư công của tỉnh Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây - Trung Quốc để từ đó rút ra bài học quản lý đầu tư công cho thành phố Lạng Sơn.

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LẠNG SƠN

GIAI ĐOẠN 2011-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý đầu tư công tại thành phố lạng sơn (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)