Phân tích các cơ hội và thách thức trong đầu tư và quản lý đầu tư công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý đầu tư công tại thành phố lạng sơn (Trang 76 - 79)

2.3.3 .Về tổ chức thực hiện các dự án đầu tư công

3.3. Phân tích các cơ hội và thách thức trong đầu tư và quản lý đầu tư công

3.3.1. Cơ hội trong đầu tư và quản lý đầu tư công

Thứ nhất, thành phố Lạng Sơn được thiên nhiên ưu đãi nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hấp dẫn như: khu quần thể Nhất - Nhị- Tam Thanh, hang động chùa Tiên, bến đá Kỳ Cùng, phố chợ Kỳ Lừa,...với dấu ấn của văn hoá hội chợ mang đậm bản sắc vùng dân tộc, biên giới. Hơn thế Lạng Sơn có mối gắn kết chặt chẽ với Hà Nội, Quảng Ninh thuận lợi liên kết mở tuyến du lịch liên tỉnh, du lịch quốc tế. Đây là lợi thế giúp thành

phố thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước để khai thác và phát triển du lịch.

Thứ hai, nằm trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, trung tâm xuất nhập khẩu của Đông Bắc Bộ với Trung quốc, vùng Đông Âu và Tây Âu. Thành phố đã đang và sẽ tận dụng triệt điểm mạnh về vị trí địa lý này để thu hút vốn đầu tư nhằm xây dựng Đồng Đăng – Lạng Sơn thành trung tâm giao dịch thương mại, bán buôn, bán lẻ,

trung tâm hàng xuất nhập khẩu lớn; một trung tâm xúc tiến thị trường và vận động đầu tư lớn của vùng Đơng Bắc Bộ, có vai trị quan trọng trong cả nước. Song song với phát triển thương mại cần tập trung vốn đầu tư phát triển một số ngành, sản phẩm dịch vụ có lợi thế như dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi, dịch vụ xuất nhập khẩu, du lịch, thương mại, tài chính - ngân hàng, bưu chính - viễn thơng... Xây dựng khu phi thuế quan với các chính sách ưu đãi và quản lý đặc thù để thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ liên quan đến cửa khẩu, các loại hình gia cơng hàng xuất khẩu...

Thứ ba, Luật đầu tư cơng và các văn bản có liên quan ra đời với điểm nhấn chuyển từ việc lập kế hoạch ngắn hạn, hàng năm sang kế hoạch trung hạn 5 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của thành phố; thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư, bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ và xuyên suốt trong tồn bộ q trình quản lý chương trình, dự án Đầu tư cơng, từ khâu đầu tiên là xác định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện dự án, đến khâu cuối là đánh giá hiệu quả, quản lý chương trình, dự án sau đầu tư; đổi mới hoàn thiện quy chế phân cấp quản lý đầu tư công, phân định quyền hạn đi đôi với trách nhiệm của từng cấp đồng thời, quy định rõ trách nhiệm và các chế tài xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân, cũng như người đứng đầu các tổ chức, cơ quan có liên quan đến quản lý đầu tư công. Luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền tỉnh, thành phố phân bổ, sử dụng và quản lý vốn đầu tư công.

Thứ tư, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thôn mới giai đoạn 2010 –

2020 mang đến một cơ hội vốn đầu tư mới để cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa,… và cơ sở văn hóa - xã

hội - mơi trường: giáo dục, y tế, văn hóa,... nhằm mang lại diện mạo tươi sáng hơn cho các phường xã trên địa bàn thành phố.

3.3.2. Thách thức trong đầu tư và quản lý đầu tư công

Thứ nhất, trong bối cảnh nguồn thu hạn hẹp, dư địa thu khơng cịn nhiều, tăng trưởng khó khăn hơn, địi hỏi phải cắt giảm bội chi NSNN và vốn đầu tư công của nhà nước đặt ra bức thiết, vậy để duy trì nguồn vốn đầu tư công, yêu cầu đặt ra là cần tăng cường huy động vốn đầu tư của tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng thông qua các hình thức đầu tư PPP (kết hợp đầu tư công- tư).

Thứ hai, cịn nhiều bất cập trong cơng tác lập kế hoạch đầu tư cơng: theo quy định thì chủ trương đầu tư dự án phải được phê duyệt trước khi cấp có thẩm quyền ban hành kế hoạch đầu tư công trung hạn, tuy nhiên số vốn công trung hạn chỉ là dự kiến. Trong 05 năm, có nhiều sự thay đổi về kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng,…nếu dự án chưa được đưa vào kế hoạch thì phải chờ hết giai đoạn mới được thực hiện, mặt khác dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng khơng được thực hiện vì nhiều nguyên nhân như vốn khơng đảm bảo, khơng cịn phù hợp với thực tại ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, nguồn nhân lực chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng cao: tỷ lệ lao động qua đào tạo hiện nay của thành phố mới chỉ đạt trên 10%- chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển tỉnh cũng như của thành phố. Cụ thể công tác giám sát, đánh giá đầu tư đòi hỏi phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt, đánh giá tình hình thực hiện dự án trong khi đó cán bộ thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư đều kiêm nhiệm, chưa tập trung vào chuyên môn giám sát, đánh giá đầu tư nên cơng tác giám sát, đánh giá đầu tư cịn có mặt hạn chế, nhất là đối với nội dung yêu cầu lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định; phụ thuộc nhiều vào báo cáo của các chủ đầu tư. Yêu cầu đặt ra là cần tăng cường đầu tư mở rộng đào tạo nghề và nâng cao trình độ chun mơn, kỹ thuật cho người lao động, đáp ứng nguồn lao động cho phát triển các lĩnh vực theo quy hoạch. Bên cạnh đó chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt cho các Sở ban ngành, đảm bảo năng lực quản lý, điều hành trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Thứ tư, các chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng thay đổi, chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện, tạo rất nhiều khó khăn cho các cơ quan cấp dưới ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ thực hiện dự án.

Thứ năm, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn chủ yếu là đá vôi và đất sét với trữ lượng không lớn, tài nguyên du lịch chưa thực sự đặc sắc, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, gây khó khăn trong việc thu hútvốn đầu tư của tư nhân. Cần có các chính sách ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp góp vốn đầu tư xây dựng thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý đầu tư công tại thành phố lạng sơn (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)