Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý về đầu tư công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý đầu tư công tại thành phố lạng sơn (Trang 93 - 101)

2.3.3 .Về tổ chức thực hiện các dự án đầu tư công

3.4. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đầu

3.4.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý về đầu tư công

Chất lượng quản lý nhà nước về đầu tư công phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý nhà nước có liên quan đến dự án đầu tư. Đặc biệt là những chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực xây dựng quy hoạch, quản lý kế hoạch đầu tư, quản lý ngân sách nhà nước, quản lý dự án đầu tư, thẩm định thiết kế - dự toán, đấu thầu, quản lý chất lượng, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, quyết tốn,... Tuy nhiên

có thể thấy chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý vẫn chưa cao, chưa đúng chuyên môn, thiếu kinh nghiệm khiến cho công tác quản lý chưa thực sự tốt. Vì vậy trong thời gian tới cần nhanh chóng thực hiện các cơng việc sau:

- Tiến hành rà soát, đánh giá lại một cách cơ bản đội ngũ cán bộ đang làm công tác ở các lĩnh vực nêu trên; trên cơ sở đó định hướng sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ cho

phù hợp. Kiên quyết thay thế những cán bộ năng lực và phẩm chất kém, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

- Nâng cao năng lực, trình độ và thực hiện từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức, tập trung tăng cường nhân lực và cơ sở vật chất cho công tác lập quy hoạch; đào tạo, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng và quản lý quy hoạch có thể thiếp thu được kinh nghiệm của nước ngồi; mở các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn cho các địa phương về quản lý quy hoạch, đồng thời đẩy mạnh đào tạo cán bộ về quản lý quy hoạch ở các cấp, đặc biệt cán bộ ở chính quyền cơ sở.

- Tìm kiếm, phát hiện và tuyển chọn từ nguồn cán bộ có nghiệp vụ, phẩm chất để bồi dưỡng, đào tạo lại. Đồng thời có cơ chế đãi ngộ thoả đáng, nhằm thu hút những chuyên gia giỏi, cán bộ giỏi từ các nơi khác về phục vụ tại thànhphố

- Về lâu dài, phải có chiến lược đào tạo chuyên gia đầu ngành, chuyên gia giỏi thông qua công tác tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học nước ngồi và trong nước; cử cán bộ trẻ, có năng lực gửi đi đào tạo ở các học viện trong và ngồi nước.

- Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp, khuyến khích nhân tài. Có giải pháp thiết thực trong chính sách cán bộ, có cơ chế lựa chọn để thu hút và phát huy nhân tài trong các lĩnh vực trên.

- Công tác sắp xếp và bố trí cán bộ phải sắp xếp và bố trí hợp lý cán bộ lĩnh vực đầu tư, xây dựng hợp lý, đủ về số lượng và chất lượng.

- Tập trung xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy quản lý đầu tư từ cấp tỉnh cho đến các huyện, sở. Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra và xử lý đúng mức các tổ chức, cá nhân có vi phạm trong hoạt động quản lý đầu tư. tăng cường công tác kiểm tra thanh tra và xử lý đúng mức các tổ chức, cá nhân có vi phạm trong hoạt động quản lý đầu tư; kiên quyết thay thế những cán bộ năng lực và phẩm chất kém, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

- Đổi mới công tác thu hút và tuyển dụng, đãi ngộ nhằm thu hút những chuyên gia giỏi, cán bộ giỏi để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là trong lĩnh vực quản lý đầu tư, kỹ sư định giá, cán bộ kỹ thuật,...

- Nên chăng cân nhắc lại mức lương chi trả cho CBCNV làm công tác quản lý dự án đầu tư cơng nói riêng và quản lý nói chung để họ thực sự yên tâm công tác, giữ vững đạo đức nghề nghiệp tránh xa tham nhũng.

KẾT LUẬNCHƯƠNG 3

Đầu tư công là hoạt động sử dụng vốn nhà nước nhằm tạo ra kết cấu hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề để thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quản lý nhà nước về đầu tư công là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, rất phức tạp, luôn biến động, nhất là trong môi trường

pháp lý, cơ chế chính sách trong q trình quản lý kinh tế đang hồn thiện theo thơng lệ quốc tế ở Việt Nam hiện nay.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong thời gian vừa qua, tỉnh Lạng Sơn nói chung và thành phố Lạng Sơn nói riêng đã chú trọng, nỗ lực tập trung nguồn lực cho lĩnh vực đầu tư công. Hoạt động đầu tư công trên địa bàn thành phố cùng với hoạt động đầu tư từ khối doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đã và đang đạt được một số thành tựu quan trọng, tạo ra hạ tầng vững chắc, tạo động lực đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Lạng Sơn.

Từ việc phân tích các cơ hội và thách thức với đầu tư công và quản lý đầu tư công, tác giả đã đưa ra một số giải pháp về hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, kế hoạch, hồn thiện quy trình quản lý vốn ngân sách nhà nước, xây dựng quy trình và nội dung quản lý đối với các dự án đầu tư công, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá đầu tư và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý về đầu tư công. Hy vọng các giải pháp trên sẽ góp phần hồn thiện cơng tác quản lý đầu tư công tại thành phố Lạng Sơntrong thời gian tới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Tỉnh Lạng Sơn nói chung và thành phố Lạng Sơn nói riêng vẫn đang tiếp tục triển khai các cơng tác đầu tư cơng, để dần hồn chỉnh cơ sở hạ tầng điện đường trường trạm nhằm góp phần phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh, nâng cao đời sống cho nhân dân. Đồng thời, trong thời gian tới, theo kế hoạch sẽ thực hiện đầu tư nâng cấp đô thị thành phố Lạng Sơn- trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh lên đơ thị loại II vào năm 2020. Thực tế có thể thấy một số dự án đầu tư côngvẫn chưa hiệu quả mà nguyên nhân chủ yếu là khâu quản lý dự án vẫn cịn nhiều vấn đề. Vì vậy nhu cầu bức thiết đặt ra là cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý để nâng cao hiệu quả các dự án tránh lãng phí, thất thốt các nguồn lực đang ngày càng khan hiếm.

Thơng qua q trình nghiên cứu cả về lý luận và khảo sát thực tiễn, luận văn đã đạt được những kết quả sau:

- Hệ thống hóa và phân tích làm rõ cơ sở lý luận về đầu tư côngvà quản lý dự án đầu tư cơng.

- Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư công trên

địa bàn thành phố Lạng Sơn

Dẫu được kế thừa một lịch sử vấn đề dày dặn, một nền tảng cơ sở lý luận khá vững chắc, nhưng để theo đuổi và thực hiện đề tài này, tơi phải tự mình góp nhặt và chắt lọc ở mọi nẻo đường, theo dấu chân của những nhà khoa học đi trước. Tôi hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ là đóng góp, dù khiêm tốn, vào cơng tác

quản lý đầu tư cơng trên địa bàn thành phố Lạng Sơn nói riêng và các tỉnh thành trên cả nước nói chung.

2. Kiến nghị

Xuất phát từ những kết quả đã đạt được và những khó khăn, tồn tại trong cơng tác quản lý đầu tư công. Tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau :

Đối với UBND tỉnh, thành phố Lạng Sơn

UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành quy định về phâncấp quản lý công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị phù hợp với quy định của Luật quy hoạch. Trong thời gian tới UBND tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch phân khu trên địa bàn tỉnh làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình, quy hoạch chuyên ngành đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch...để tạo cơ sở xác định được đầu bài cho công tác lập dự án đầu tư cũng như quy hoạch xây dựng các khu tái định cư, tạo qũy đất để bố trí tái định cư phục vụ cơng tác GPMB thực hiện dự án. Đồng thời, hạn chế được dân cư phát triển tự phát ngoài quy hoạch, tạo điều kiện cho công tác GPMB và tái định cư ổn định cuộc sống cho nhân dân trong khu vực ảnh hưởng của dự án.

UBND tỉnh, thành phố cần tăng cường quản lý chặt chẽ các khu quy hoạch không gian đơ thị, tránh tình trạng đơ thị hóa tự phát, gây mất mỹ quan thành phố Thêm nữa cần có những chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án quy hoạch, phát triển đơ thị, tơn tạo cảnh quan, góp phần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầngđáp ứng yêu cầu đô thị loại II.

Nghiên cứu, đổi mới và xác định rõ cơ chế phối hợp các bên liên quan trong quá trình quản lý dự án đầu tư công đảm bảo thực thi đúng theo Luật đầu tư công, Luật xây dựng năm 2014 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng, Luật đầu tư cơng và các Luật, văn bản khác có liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư công, tránh chồng chéo trong khâu quản lý, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các bước thực hiện hoạt động đầu tư công trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

UBND tỉnh Lạng Sơn cần chỉ đạo các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình rà sốt, đánh giá Bộ máy tổ chức, quy chế quản lý hoạt động của Ban tiến hành củng cố,

kiện tồn bộ máy phù hợp với loại hình thức tổ chức quản lý dự án và điều kiện, năng lực hoạt động, có cơ chế để tạo điều kiện phát triển năng lực chuyên môn, kiến thức quản lý cho các cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý dự án nói riêng, bên cạnh chính sách thu hút nguồn nhân sự chất lượng cao tuyển dụng vào các ban quản lý dự

án.

Cần nghiên cứu tiến hành đấu thầu qua mạng nhằm giảm tình trạng bắt tay ngầm, quân xanh quân đỏ, nâng cao chất lượng nhà thầu được chọn từ đó nâng caochất lượng thi cơng các cơng trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Đối với người dân

Chủ động tham gia đóng góp ý kiến, nhu cầu, nguyện vọng của bản thân để chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ngày càng đi vào thực tiễn từ đó nâng cao

hiệu quả, chất lượng của dự án đầu tư công.

Nâng cao ý thức sử dụng các cơng trình dự án cơng, tích cực, tự giác tham gia quản lý, bảo vệ các cơng trình dự án cơng bởi người dân mới là đối tượng tiếp xúc và sử dụng các dự án cơng và lợi ích mang lại cũngtrực tiếp cho dân.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh thành trên cả nước

Tranh thủ sự ưu đãi của các cấp chính quyền tỉnh, tích cực tham gia góp vốn thực hiện các dự án PPP phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, khách sạn,… vừa tạo nguồn thu cho doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, vừa đóng góp chung vào sự phát triển của thành phố Lạng Sơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Hoàng Anh , Hiệu quả quản lý đầu tư cơng tại thành phố Hồ Chí Minh: vấn đề và giải pháp, TP Hồ Chí Minh, 2008.

[2] Vũ Tuấn Anh, Tóm tắt tình hình đầu tư cơng mười năm qua, Báo cáo chuyên đề -

Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội, 2010.

[3] Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Thái , Đầu tư công: thực trạng và tái cơ cấu, Nxb

Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2011.

[4] Bộ Tài chính, Thơng tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước, Hà Nội, 2011.

[5] Chính phủ , Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ, Hà Nội, 2011.

[6] Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn, Niên giám thống kê năm 2014, Nxb Thống kê, Hà

Nội, 2014.

[7] Phạm Quốc Cường, Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, Luận văn Thạc sĩ kinh tế,

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2011.

[8] Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn, Văn kiện Đại hội đảng bộ tỉnh Lạng Sơn khóa XV, nhiệm kỳ 2010-2015, Lạng Sơn, 2010.

[9] Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn, Văn kiện Đại hội đảng bộ tỉnh Lạng Sơn khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020, Lạng Sơn, 2015.

[10] Kim Văn Chính, Đầu tư và quản lý nhà nước về đầu tư, Nxb Lý luận chính trị,

Hà Nội, 2014.

[11] Vũ Thị Thanh Nhài, Quản lý nhà nước về đầu tư công của tỉnh Quảng Ninh,

Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội, 2013.

[12] Nguyễn Minh Phong , Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam,Viện Nghiên

cứu phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội, 2012.

[13] Nguyễn Chí Thành, Hồn thiện cơng tác quản lý đầu tư vốn ngân sách cho đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên, 2012.

[14] Nguyễn Bá Uân, Quản lý dự án nâng cao, Tập bài giảng dùng cho các lớp cao

[15] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Xây dựng, Hà Nội, 2012.

[16] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật đấu thầu năm 2013,

Hà Nội, 2013.

[17] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đầu tư, 2014.

[18] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đầu tư công năm 2014, Hà Nội, 2014.

[19] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , Luật Ngân sách năm 2015,

Hà Nội, 2015.

[20] Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn , Báo cáo tổng kết năm 2015, 2015.

[21] Trần Du Lịch, Báo cáo chuyên đề tổng quan về tái cơ cấu đầu tư, trước hết là đầu tư công, Hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2012: Khởi động mạnh mẽ quá

trình tái cơ cấu nền kinh tế”, Hà Nội, 2012.

[22] UBND tỉnh Lạng Sơn, Báo cáo Tình hình thực hiện cơ cấu lại đầu tư cơng giai đoạn 2011-2015, định hướng và đề xuất giải pháp thực hiện cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2016-2020, Lạng Sơn, 2017.

[23] UBND tỉnh Lạng Sơn, Quyết định Phân cấp chủ trì thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư,

Lạng Sơn, 2016.

[24] UBND thành phố Lạng Sơn , Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2006-2015 và định hướng đến năm 2020, Lạng Sơn, 2008. [25] UBND thành phố Lạng Sơn , Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư, Lạng Sơn,

2016.

[26] UBND tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế

- xã hội năm 2011 - 2015, Quảng Ninh

[27] UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý đầu tư công tại thành phố lạng sơn (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)