Bài học đối với thành phố Lạng Sơn về quản lý đầu tư công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý đầu tư công tại thành phố lạng sơn (Trang 31 - 33)

1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về quản lý đầu tư công

1.5.2. Bài học đối với thành phố Lạng Sơn về quản lý đầu tư công

Qua nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư và quản lý các dự án đầu tư pháttriển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (đầu tư công) của tỉnh Quảng Ninh và Quảng Tây Trung Quốccó thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lạng Sơn như sau:

Thứ nhất, phải coi trọng công tác phát triển nguồn nhân lực, trước hết là đối với đội

ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý ở các cấp, các ngành. Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư, nhất là cán bộ trực tiếp thẩm định đầu tư, thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư và đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn đầu tư. Nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức ở các sở, ngành của tỉnh và cấp huyện, xã thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư công.

Thứ hai, cần chú trọng đảm bảo nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Công tác quy hoạch phải đi trước một bước, quy hoạch phải đảm bảo tính khoa học và đồng bộ và có tầm nhìn dài hạn. Nghiên cứu ban hành các văn bản quy định cụ thể, điều chỉnh quy định phân cấp quản lý phù hợp với các quy định hiện

hành của Luật Xây dựng, Luật đầu tư công, Luật Quy hoạch và phù hợp với thực tế quản lý tại địa phương.

Tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan quản lý quy hoạch, các cấp chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, quản lý đầu tư xây dựng sau quy hoạch, giám sát việc thực hiện quy hoạch trên địa bàn theo phân cấp. Cần chú trọng hơn nữa việc thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại, kết nối đồng bộ giữa các quy hoạch thành thể thống nhất

Căn cứ vào kế hoạch vốn ngân sách nhà nước hàng năm của tỉnh cần quan tâm bố trí vốn cho việc lập các quy hoạch quản lý quy hoạch và tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quy hoạch và xây dựng, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

Thứ ba, tập trung làm tốt công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách nhà

nước cho các ngành, lĩnh vực trên nguyên tắc ưu tiên tập trung dự án trọng điểm, hạn chế tình trạng bố trí vốn dàn trải. Bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm theo những định hướng ưu tiên cho thanh toán nợ xây dựng cơ bản, đầu tư dự án dở dang có thể hồn thành sớm trong năm kế hoạch vốn và tập trung bố trí chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án trọng điểm nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đối với dự án khởi cơng mới chỉ bố trí vốn thuộc nhiệm vụ tu bổ đê điều hàng năm, ưu tiên bố trí vốn cho xây dựng nông thôn mới và một số dự án thực sự cấp bách, cần thiết phải đầu tư trong năm kế hoạch. Đây là nội dung hết sức quan trọng, cần quán triệt trong quá trình xây dựng dự tốn NSNN hàng năm nói chung và dự tốn NSNN cho đầu tư cơng nói riêng, từ đó có cơ sở đểcác sở, ban, ngành liên quan, các cơ quan chủ đầu tư triển khai thực hiện có hiệu quả trong cơng tác quản lý đầu tư cơng, góp phần hạn chế đáng kể thất thốt, lãng phí tại các dự án đầu tư.

Cần tranh thủ nguồn lực của Trung ương để đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng của tỉnh phục vụ phát triển kinh tế tại địa phương nhất là các cơng trình về đường giao thơng, điện, nước …

trong đầu tư, đảm bảo tính minh bạch, cơng khai. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào quá trình giám sát các cơng trình, dự án đầu tư cơng. Đồng thời phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong thực hiện phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng.

Thứ năm, bài học về cải cách hành chính và áp dụng kỹ thuật cơng nghệ vào quản lý

nhà nước đối với đầu tư công. Tiếp tục đơn giản và công khai hóa các thủ tục hành chính về đầu tư. Xác định rõ trách nhiệm, thời gian giải quyết của chủ đầu tư, các cơ quan lập, thẩm định và phê duyệt thủ tục đầu tư, đồng thời chủ động tháo gỡ, giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư, nhằm sớm hồn thành đưa dự án vào sử dụng, nâng cao hiệu quả đầu tư. Trước đây, rào cản trong quá trình phát triển của cả nước và của các địa phương chính là do thủ tục hành chính, nhận thức được điều đó Chính phủ đã ban hành nhiều kế hoạch về cải cách hành chính cho các giai đoạn và hầu hết các tỉnh đều coi cải cách hành chính là chìa khóa cho sự phát triển của mình. Thực tiễn cũng đã chứng minh, địa phương nào nhạy bén trong cải cách các thủ tục hành chính, địa phương đó sẽ thành cơng trong phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý đầu tư công tại thành phố lạng sơn (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)