2.3.3 .Về tổ chức thực hiện các dự án đầu tư công
3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Lạng Sơn
3.1.1. Quan điểm phát triển
- Phát triển thành phố Lạng Sơn thành thành phố văn minh, hiện đại, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành của tỉnh Lạng Sơn, của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và của cả nước; có vị trí xứng đáng trong vai trò là một trong những thành phố động lực phát triển đối với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và là đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn.
- Phát triển thành phố Lạng Sơn chủ yếu dựa vào nội lực và dựa trên những lợi thế của thành phố, đặc biệt là lợi thế về vị trí địa lý là cửa ngõ giao lưu với Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN; tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương đối với các cơng trình có quy mơ lớn của toàn vùng; liên kết với các địa phương và thành phố khác để phát triển và thu hút mạnh hơn các nguồn lực từ bên ngoài.
- Phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển văn hố, xã hội, giữ gìn anh ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; xây dựng văn minh đô thị; đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển và được chia sẻ thành quả của tăng trưởng và phát triển; nâng cao mọi mặt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân.
- Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo phát triển bền vững; phát triển đơ thị hài hồ, cân đối, đồng bộ và có kiến trúc đẹp theo phương châm “thành phố xanh, sạch, đẹp”
3.1.2. Mục tiêu phát triển
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) thành phố đạt bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 14%/năm, trong đó:
+ Cơng nghiệp – xây dựng tăng: 13% - 14%/năm + Thương mại, dịch vụ tăng: 12% - 13%/năm
- Cơ cấu nhóm ngành trong GDP đến năm 2020: + Công nghiệp – xây dựng: 32,0%
+ Thương mại, dịch vụ: 66,6%
+ Nông, lâm, ngư nghiệp: 1,4%
- GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 64,5 triệu đồng/người (giá hiện hành) tương đương 3000 USD/người.
- Giải quyết việc làm hàng năm cho khoảng 3.500 lao động.
- Tỷ lệ dân sử dụng điện thoại đạt 35 máy cố định/100 dân.
3.1.3. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực
1.Thương mại, dịch vụ, du lịch
Tiếp tục triển khai thực hiện đề án: “Xây dựng và phát triển Thành phố Lạng Sơn cùng với Thị trấn Đồng Đăng và các khu kinh tế cửa khẩu trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch của tỉnh Lạng Sơn và vùng Đông bắc bộ”
Phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ du lịch trong mối gắn kết chặt chẽ với Hà Nội, Quảng Ninh. Liên kết các tỉnh lân cận mở tuyến du lịch liên tỉnh, du lịch quốc tế.
Phát triển mạnh các ngành dịch vụ hỗ trợ giá trị cao như ngân hàng, bưu chính, bảo hiểm, tư vấn, xúc tiến thương mại...; mở rộng và nâng cao sứcmua của thị trường. Phát triển mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
2. Công nghiệp và xây dựng
Đến năm 2020, tỷ lệ GDP công nghiệp - xây dựng chiếm 32,8% tổng GDP tồn thành
phố.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 13%/năm. Nâng tỷ trọng các ngành công nghiệp chủ lực lên 95% vào năm 2020. Thu hút khoảng 35-40 % lực lượng lao động xã hội vào năm 2020. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ lực:
- Chế biến nông sản thực phẩm.
- Lắp ráp điện tử.
- Sản xuất vật liệu xây dựng.
- Sản xuất đồ mộc, đồ nhựa, gia công cơ khí.
- Mây tre đan xuất khẩu.
- Phấn đấu tỷ trọng GDP xây dựng trong tổng GDP công nghiệp - xây dựng khoảng
10-11% vào năm 2020.
3. Nông, lâm, ngư nghiệp
Tăng nhanh giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 đạt 60 triệu/ha. Năm 2020 tỷ trọng GDP trong nơng nghiệp chiếm 1,6% tổng GDP tồn thành phố. Tốc độ tăng trưởng bình qn ngành nơng, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 5 %/năm.
4. Kết cấu hạ tầng
Xây dựng kết cấu hạ tầng thành phố phải tính đến các yếu tố đáp ứng quy mô đô thị văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.Xác định rõ các tuyến trục dọc, trục ngang, đường xương cá; xây dựng tuyến mới, cải tạo điều chỉnh tuyến cũ phù hợp với quy hoạch đã được duyệt. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thực hiện dần từng bước, từng lĩnh vực tuỳ tình hình và điều kiện thực tế cho phép.
5. Phát triển các lĩnh vực xã hội
Hoàn chỉnh hệ thống giáo dục cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng, đảm bảo liên thông giữa các cấp đào tạo trên địa bàn, mở ra nhiều khả năng và cơ hội cho thế hệ trẻ được đi học và được đào tạo qua học nghề. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục và đào tạo.
Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ ngành y tế, tiếp tục hiện đại hoá cơ sở vật chất và trang thiết bị ngành y tế đạt trình độ chun mơn cao.
củng cố các thiết chế văn hoá cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về đời sống tinh thần cho người dân.
3.2. Phương hướng đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư cơng
Phương hướng đổi mới và hồn thiện quản lý nhà nước về đầu tư công ở nước ta xuất phát trên các quan điểm:
- Nâng cao chất lượng hoạch định phát triển và chất lượng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch xây dựng.
- Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư công phải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, đẩy nhanh cơng cuộc xố đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, kiểm sốt và duy trì sự phân tầng khơng làm tăng các nguy cơ gây bất ổn xã hội, hủy hoại môi trường sinh thái.
- Với vai trò chủ đạo, ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư vào các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, cơng trình cơng cộng khơng có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn chậm mà chưa thu hút được các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, an sinh xã hội. Ngồi ra, ngân sách nhà nước cịn quan tâm ưu tiên cho các dự án thuộc những lĩnh vực ngành nghề có ứng dụng khoa học công nghệ cao, khoa học nghiên cứu cơ bản mà thị trường chưa thể đáp ứng được.
- Việc phân bổ nguồn lực còn phải bảo đảm cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tiến bộ, bảo đảm hài hồ lợi ích các chủ thể Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Tạo mọi điều kiện để giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Từ những quan điểm trên, phương hướng đổi mới quản lý nhà nước đối với đầu tư công trên địa bàn thành phố Lạng Sơn phải đảm bảo những yêu cầu như sau:
Một là,Đặc biệt chú trọng đến công tác quy hoạch, công khai các quy hoạch, đảm bảo công tác quy hoạch phải đi trước một bước, làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch đầu tư phát triển, hạn chế tối đa việc điều chỉnh quy hoạch. Tập trung vào lập quy
hoạch phát triển cấp vùng, gắn với quy hoạch đất đai, quy hoạch đô thị và quy hoạch các ngành kếu cấu hạ tầng kỹ thuật chủ yếu. Tăng cường việc quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch và thực hiện nghiêm Luật Quy hoạch khi được Quốc hội thông qua.
Hai là, quản lý nhà nước về đầu tư công phải bảo đảm bảo đồng bộ, liên thơng trong cơ chế chính sách, quy định phải công khai, minh bạch rõ ràng, dễ hiểu. Việc tổ chức thực hiện phải đồng bộ giữa thành phố với các bộ ngành ở từng khâu, từng nội dung, tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định.
Ba là, tăng cường quản lý, giám sát, nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn ngân sách
nhà nước từ xác định chủ trương lập, phê duyệt dự án đến thực hiện dự án. Nâng cao
hiệu quả, vận động xúc tiến đầu tư, đa dạng hố các kênh vận động, xúc tiến đầu tư thơng qua các diễn đàn kinh tế thế giới, các định chế tài chính quốc tế, các tập đồn xun quốc gia, cũng như các diễn đàn đa phương, song phương. Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư; chủ động tiếp cận, mời chào các nhà đầu tư; có ưu đãi đặc biệt đối với các tập đồn kinh tế lớn, các nhà đầu tư có trình độ khoa học công nghệ cao.
Bốn là,tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, quản lý ngân sách nhà nước và gắn với cải cách thủ tục hành chính của tỉnh, thành phố, rà sốt loại bỏ các thủ tục hành chính khơng cịn phù hợp, đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính
liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tạo mơi trường đầu tư thơng thống, minh bạch và ổn định. Tăng cường đưa trang thiết bị điện tử và áp dụng phần mềm điện tử trong các giao dịch hành chính giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan hành chính nhà nước và giữa các cơ quan hànhchính nhà nước với nhau.
3.3. Phân tích các cơ hội và thách thức trong đầu tư và quản lý đầu tư công
3.3.1. Cơ hội trong đầu tư và quản lý đầu tư công
Thứ nhất, thành phố Lạng Sơn được thiên nhiên ưu đãi nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hấp dẫn như: khu quần thể Nhất - Nhị- Tam Thanh, hang động chùa Tiên, bến đá Kỳ Cùng, phố chợ Kỳ Lừa,...với dấu ấn của văn hoá hội chợ mang đậm bản sắc vùng dân tộc, biên giới. Hơn thế Lạng Sơn có mối gắn kết chặt chẽ với Hà Nội, Quảng Ninh thuận lợi liên kết mở tuyến du lịch liên tỉnh, du lịch quốc tế. Đây là lợi thế giúp thành
phố thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước để khai thác và phát triển du lịch.
Thứ hai, nằm trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, trung tâm xuất nhập khẩu của Đông Bắc Bộ với Trung quốc, vùng Đông Âu và Tây Âu. Thành phố đã đang và sẽ tận dụng triệt điểm mạnh về vị trí địa lý này để thu hút vốn đầu tư nhằm xây dựng Đồng Đăng – Lạng Sơn thành trung tâm giao dịch thương mại, bán buôn, bán lẻ,
trung tâm hàng xuất nhập khẩu lớn; một trung tâm xúc tiến thị trường và vận động đầu tư lớn của vùng Đơng Bắc Bộ, có vai trị quan trọng trong cả nước. Song song với phát triển thương mại cần tập trung vốn đầu tư phát triển một số ngành, sản phẩm dịch vụ có lợi thế như dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi, dịch vụ xuất nhập khẩu, du lịch, thương mại, tài chính - ngân hàng, bưu chính - viễn thơng... Xây dựng khu phi thuế quan với các chính sách ưu đãi và quản lý đặc thù để thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ liên quan đến cửa khẩu, các loại hình gia cơng hàng xuất khẩu...
Thứ ba, Luật đầu tư cơng và các văn bản có liên quan ra đời với điểm nhấn chuyển từ việc lập kế hoạch ngắn hạn, hàng năm sang kế hoạch trung hạn 5 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của thành phố; thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư, bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ và xuyên suốt trong tồn bộ q trình quản lý chương trình, dự án Đầu tư cơng, từ khâu đầu tiên là xác định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện dự án, đến khâu cuối là đánh giá hiệu quả, quản lý chương trình, dự án sau đầu tư; đổi mới hoàn thiện quy chế phân cấp quản lý đầu tư công, phân định quyền hạn đi đôi với trách nhiệm của từng cấp đồng thời, quy định rõ trách nhiệm và các chế tài xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân, cũng như người đứng đầu các tổ chức, cơ quan có liên quan đến quản lý đầu tư công. Luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền tỉnh, thành phố phân bổ, sử dụng và quản lý vốn đầu tư công.
Thứ tư, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thôn mới giai đoạn 2010 –
2020 mang đến một cơ hội vốn đầu tư mới để cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa,… và cơ sở văn hóa - xã
hội - mơi trường: giáo dục, y tế, văn hóa,... nhằm mang lại diện mạo tươi sáng hơn cho các phường xã trên địa bàn thành phố.
3.3.2. Thách thức trong đầu tư và quản lý đầu tư công
Thứ nhất, trong bối cảnh nguồn thu hạn hẹp, dư địa thu khơng cịn nhiều, tăng trưởng khó khăn hơn, địi hỏi phải cắt giảm bội chi NSNN và vốn đầu tư công của nhà nước đặt ra bức thiết, vậy để duy trì nguồn vốn đầu tư công, yêu cầu đặt ra là cần tăng cường huy động vốn đầu tư của tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng thông qua các hình thức đầu tư PPP (kết hợp đầu tư công- tư).
Thứ hai, cịn nhiều bất cập trong cơng tác lập kế hoạch đầu tư cơng: theo quy định thì chủ trương đầu tư dự án phải được phê duyệt trước khi cấp có thẩm quyền ban hành kế hoạch đầu tư công trung hạn, tuy nhiên số vốn công trung hạn chỉ là dự kiến. Trong 05 năm, có nhiều sự thay đổi về kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng,…nếu dự án chưa được đưa vào kế hoạch thì phải chờ hết giai đoạn mới được thực hiện, mặt khác dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng khơng được thực hiện vì nhiều nguyên nhân như vốn khơng đảm bảo, khơng cịn phù hợp với thực tại ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, nguồn nhân lực chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng cao: tỷ lệ lao động qua đào tạo hiện nay của thành phố mới chỉ đạt trên 10%- chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển tỉnh cũng như của thành phố. Cụ thể công tác giám sát, đánh giá đầu tư đòi hỏi phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt, đánh giá tình hình thực hiện dự án trong khi đó cán bộ thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư đều kiêm nhiệm, chưa tập trung vào chuyên môn giám sát, đánh giá đầu tư nên cơng tác giám sát, đánh giá đầu tư cịn có mặt hạn chế, nhất là đối với nội dung yêu cầu lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định; phụ thuộc nhiều vào báo cáo của các chủ đầu tư. Yêu cầu đặt ra là cần tăng cường đầu tư mở rộng đào tạo nghề và nâng cao trình độ chun mơn, kỹ thuật cho người lao động, đáp ứng nguồn lao động cho phát triển các lĩnh vực theo quy hoạch. Bên cạnh đó chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt cho các Sở ban ngành, đảm bảo năng lực quản lý, điều hành trong thời kỳ hội nhập quốc tế.