Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý đầu tư công tại thành phố lạng sơn (Trang 91 - 93)

2.3.3 .Về tổ chức thực hiện các dự án đầu tư công

3.4. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đầu

3.4.5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá đầu tư

Trong bất cứ lĩnh vực nào thì hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả cũng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng đối với kết quả mang lại. Đối với hoạt động đầu tư và đặc biệt là đầu tư cơng thì càng đóng vai trị quan trọng hơn. Bởi các dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng. Tuy nhiên hiện nay công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả, nặng hình thức. Tình trạng tiêu cực, bao che, nể nang vẫncòn khá phổ biến. Vậy theo tác giả để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần nghiêm túc thực hiện các giải pháp sau:

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, làm rõ sai phạm, quy rõ trách nhiệm cá nhân trong từng khâu đầu tư và xử lý nghiêm minh, triệt để các đơn vị có liên quan bằng biện pháp hành chính, hình sự và bồi hồn thiệt hại vật chất; khắc phục tình trạng chỉ quy kết trách nhiệm, nhận thiếu sót, yếu kém tập thể, chung chung như thời gian qua. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy công quyền những cán bộ, công chức phẩm chất kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà, nhũng nhiễu, năng lực chuyên môn yếu trong quản lý xây dựng cơ bản.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra, kiểm tốn các dự án, cơng trình cần chú trọng vào những khâu yếu kém và có nhiều dư luận xã hội, phản ánh của giám sát cộng đồng; làm rõ sai phạm, quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh, triệt để các hành vi sai phạm. Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh mọi vi phạm trong các hợp đồng xây dựng nhất là tình trạng tiêu cực, tham nhũng, hiệu quả dự án kém làm thất thốt lãng phí vốn nhà nước trong đầu tư.

- Thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của thanh tra, kiểm toán Nhà nước, các cơ quan chức năng khác, công khai kết quả giải quyết, xử lý những vi phạm đã được phát hiện.

Thứ hai, tăng cường và chấn chỉnh công tác giám sát, đánh giá các dự án đầu tư công.

- Áp dụng cơ chế thuê tư vấn kiểm tra, thẩm tra tư vấn cơng trình, chống thơng đồng,

móc ngoặc giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn, chống khép kín trong cơng tác giám sát, đánh giá đầu tư.

- Tăng cường hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh theo hướng: Có kế hoạch giám sát thường xuyên hằng năm theo nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân, kết hợp giám sát định kỳ với giám sát đột xuất đối với một số dự án trọng điểm của tỉnh, giám sát hoạt động tại các dự án đầu tư trong những trường hợp cụ thể nhằm tạo ra yêu cầu, áp lực cao cho các cơ quan chức năng trong quá trình thực

thi quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.

- Cần sớm đưa công tác tư vấn giám sát vào quy củ. Tư vấn giám sát là mắt xích gắn kết nhà thầu với chủ đầu tư nên lực lượng này cần phải minh bạch, chuyên nghiệp. Cần quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hành nghề, từ đó có chế tài

xử lý cụ thể, bao gồm: phạt tiền, cấm hành nghề, các trường hợp xử lý hình sự đối với tổ chức, cá nhân tư vấn giám sát và có biện pháp tổ chức thực hiện nghiêm để đảm bảo tính răn đe, ngăn ngừa các hànhvi vi phạm, tiêu cực.

- Tăng cường chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư gắn trách nhiệm của người có thẩm quyền với trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư tại các sở, ngành. Quy định trách nhiệm cá nhân đối với người có thẩm quyền quyết định đầu tư, xử lý kỷ luật đồng thời xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư nếu không chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư. Việc thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư giúp các sở, ngành phân tích đánh giá đúng tình hình đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước nhằm có phương án chỉ đạo điều hành một cách phù hợp, để sửa đổi, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách quản lý đối với lĩnh vực này.

- Thực hiện nghiêm công tác giám sát và đánh giá đầu tư kết hợp với công tác thanh tra, kiểm tra để nắm chắc và xử lý kịp thời các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thốt vốn và tài sản nhà nước. Các dự án đầu tư khi điều chỉnh, bổ sung phải lập báo cáo giám sát, đánh giá dự án theo đúng quy định, đồng thời phải được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận mới được bổ sung, điều chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý đầu tư công tại thành phố lạng sơn (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)