Những mặt hiệu quả mang lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý đầu tư công tại thành phố lạng sơn (Trang 42 - 45)

2.2. Tình hình đầu tư công trên địa bàn thành phố Lạng Sơn

2.2.2. Những mặt hiệu quả mang lại

Mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư cơng cịn hạn chế, cơng tác giải phóng mặt bằng để thi cơng một số dự án cònnhiều vướng mắc, chưa được giải quyết dứt điểm... nhưng có thể thấy qua 5 năm thực hiện, đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN đã đem lại những kết quả đáng kể, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các ngành hàng sản xuất quan trọng như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ đều phát triển, tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đều tăng. Thu nhập của người dân không ngừng được nâng lên. Kết cấu hạ tầng đã từng bước được hoàn thiện. Kết quả trên các lĩnh vực cụ thể như sau:

Hạ tầng giao thơng được quan tâm đầu tư hồn chỉnh, đồng bộ, tạo động lực cho phát triển, các cơng trình đã hồn thành đưa vào sử dụng như: đường Hùng Vương, Nhị Thanh, Trần Quang Khải, Tam Thanh, Văn Miếu, Chùa Tiên... Một số dự án lớn khác

sẽ tiếp tục được triển khai, đầu tư xây dựng như: Đường Bông Lau, Dự án Cầu Kỳ Cùng, đường Mỹ Sơn - Na Làng, đường Nà Quang, Phai Yên thôn Quảng Tiến 2,…Các tuyến đường giao thơng nơng thơn được “cứng hóa” đem lại diện mạo mới cho xã Mai Pha, xã Hoàng Đồng, xã Quảng Lạc, giúp việc đi lại, giao thương của bà con được thuận lợi từ đó kích thích kinh tế các thơn, xã trên địa bàn thành phố thêm khởi sắc.

Cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu đã được quan đầu tư, kết cấu hạ tầng được cải thiện, khởi công một số dự án trọng điểm tại khu vực cửa khẩu và thành phố như: các dự án cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị; Tòa nhà cửa khẩu Hữu Nghị; đường Hữu Nghị - Bảo Lâm; đấu nối giao thơng đường bộ tại cửa khẩu Bình Nghi (Việt Nam) – Bình Nhi (Trung Quốc); Nhà kiểm soát liện hợp cửa khẩu Chi Ma; nhánh Đông – nhánh Tây đường nội bộ cửa khẩu Chi Ma; Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn (quy mơ 700 giường); Cầu 17/10… Tích cực vận động thu hút đầu tư vào khu vực cửa khẩu từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, hoàn thiện hệ thống bến bãi, nâng cao năng lực phục vụ xuất nhập khẩu tác động lan toả, thúc đẩy các khu vực khác cùng phát triển; góp phần hồn thiện mạng lưới giao thơng vận tải và hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phịng, an ninh của tồn tỉnh nói chung và thành

phốLạng Sơn nói riêng.

Hệ thống thủy lợi ln ln được chú trọng đầu tư đồng bộ cải tạo, nâng cấp an toàn hồ đập đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất, sinh hoạt; đến năm 2016 các cơng

trình thuỷ lợi đảm bảo nước tưới cho lúa đạt từ 70 - 71% diện tích canh tác, đồng thời tạo nguồn, cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và các loại cây công nghiệp, cây ăn quả.

Hệ thống cung cấp nước sạch và nước hợp vệ sinh cho khu đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư tập trung được tập trung đầu tư như: Xây dựng mới trạm bơm cấp I và nhà

máy nước mặt sơng Kỳ Cùng, hồn thiện trạm bơm cấp I và khu xử lý nước hồ Nà

Tâm, xây dựng nhà máy xử lý nước thuộc hệ thống cấp nước thành phố, Cơng trình

nước sạch 8 thơn, xã Hồng Đồng. Đến năm 2016, có 97% dân cư đơ thị dùng nước sạch và 85% dân cư nông thôn được dùng nước sạch hợp vệ sinh, đến năm 2018 86%

Hệ thống điện lưới cũng được quan tâm đầu tư: Trạm 110/35/22 KV Lạng Sơn: Công suất (25+40)MVA, Trạm 110/22KV Khu công nghiệp Lạng Sơn: Công suất (1x25)MVA, Hệ thống điện chiếu sáng đô thị nhằm cung cấp đủ điện phục vụ đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Kết cấu hạ tầng văn hóa, xã hội: Đến năm 2016 cơ bản xố xong phịng học tre nứa lá, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ việc dạyhọc được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho cơ và trị tích cực thi đua dạy tốt học tốt. Các cơng trình tiêu biểu phải kể đến như: Trường mầm non phường Đông Kinh, Trường THCS Chi Lăng, Xây mới khu lớp học trường Mầm non Mai Pha, Xây dựng lớp học mầm non tại thôn Nà Chuông1, xã MP, Mở rộng Trường THCS Quảng Lạc,…

Bên cạnh đó thành phố đã tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng các cơng trình văn hóa: Xây dựng Quảng trường Trung tâm thành phố, Công viên bờ sông Kỳ Cùng (giai đoạn II), Nâng cấp công viên Hồ Phai Loạn,

Công viên Phai Luông …nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người dân và thu hút khách du lịch tăng nguồn thu cho thành phố.

Các cơng trình bệnh việnnhư: Bệnh viện Y học cổ truyền, trạm y tế xã Hoàng Đồng,...

cũng được quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo giúp việc khám chữa bệnh dễ dàng hơn không phải đi xa, chất lượng dịch vụ y tế tăng từ đó nâng cao sức khỏe cho người dân. Các khu tái định cư đã đang và sẽ được đầu tư xây dựng, hoàn thành đưa vào sử dụng

giúp người dân yên tâm an cư lập nghiệp: các khu đơ thị Phú Lộc I diện tích 14,2ha, Phú Lộc II diện tích 10,68ha, Phú Lộc III diện tích 9,52ha, Phú Lộc IV diện tích 39,4ha, khu đơ thị Nam Hồng Đồng 1 diện tích 57,17ha; khu tái định cư và dân cư

Nam thành phố diện tích 32,24ha,…

Tóm lại: Q trình đầu tư phát triển 5 năm qua đã cơ bản đạt các mục tiêu đề ra, các dự án đầu tư xây dựng đều thực hiện trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng thành phố, góp phần thực hiện cácmục tiêu kinh tế

- xã hội của thành phố, đồng thời từng bước xây dựng thành phố Lạng Sơn trở thành đô thị loại II trong giai đoạn 2016-2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý đầu tư công tại thành phố lạng sơn (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)