CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN DU LỊCH LÀNG NGHỀ
2.2 Đặc điểm và vai trò của du lịch làng nghề
2.2.1 Đặc điểm của du lịch làng nghề
- Điểm đến là một làng nghề truyền thống đã và đang hoạt động sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống.
- Điểm hấp dẫn của du lịch làng nghề là khách du lịch được tìm hiểu về lịch sử hình thành và các đặc điểm của làng nghề, cũng như tìm hiểu về những đặc điểm riêng của những sản phẩm thủ công truyền thống tại làng nghề.
- Dịch vụ du lịch làng nghề hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế của các hộ làng nghề cũng như sự phát triển kinh tế của địa phương.
- Góp phần bảo tồn văn hoá truyền thống của làng nghề và các nghề thủ cơng truyền thống
- Du lịch làng nghề góp phần giáo dục cho nhân dân về lịch sử dân tộc và nâng cao tình yêu đối với quê hương đất nước
2.2.2 Vai trò của du lịch làng nghề đối với sự phát triển KT-XH địa phương phương
Khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, xã hội càng hiện đại thì con người ta lại càng có nhu cầu nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần. Cho nên sự phát triển của du lịch trong tương lai khơng xa, trong đó có du lịch làng nghề tìm hiểu về văn hóa dân tộc là nhu cầu tất yếu, nhất là đối với địa phương có nhiều các làng nghề như Bến Tre.
- Về mặt xã hội:
+ Du lịch làng nghề có vai trị lớn trong việc khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa.
+ Hoạt động du lịch cần nhiều lao động, do đó, phát triển du lịch sẽ giải quyết đáng kể nhu cầu việc làm cho người dân.
+ Du lịch đánh thức các làng nghề thủ công mỹ nghệ, các món ăn đặc sản. + Du lịch làm tăng tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa người bản xứ và du khách thông qua các cuộc tiếp xúc, trao đổi về văn hóa
- Về mặt kinh tế:
+ Hoạt động du lịch đóng góp vào GDP của địa phương và quốc gia, đây còn là nguồn thu ngoại tệ lớn, có tác động làm thay đổi cán cân thanh toán của tỉnh và cả nước.
+ Trong phạm vi quốc gia, hoạt động du lịch có vai trị làm nguồn thu ngân sách, kích thích tăng trưởng kinh tế ở địa phương; điều hòa vốn, gia tăng khả năng trao đổi giữa các vùng.
+ Du lịch góp phần thúc đẩy các nền kinh tế khác phát triển như: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, … Mặt khác, cơ sở hạ tầng phát triển cũng là một thuận lợi để phát triển và thu hút đầu tư cho ngành du lịch.
+ Hoạt động du lịch được xem như một hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất, thơng qua hình thức “xuất khẩu tại chỗ”, các hàng hóa cơng nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đặc sản, … được bán với giá bán lẻ cao hơn. Và cũng thơng qua con đường du lịch, hàng hóa được xuất khẩu mà không vướng phải hàng rào thuế quan mậu dịch.
Phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một địa phương, một quốc gia. Xét theo khía cạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế, cơ cấu ngành phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân công lao động chuyên môn và hợp tác sản xuất, một cách tổng quát là phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia. Phát triển du lịch là xu hướng phù hợp với quá trình phát triển của bất cứ nền kinh tế nào.
2.3 Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Trong quá trình hoạt động du lịch địi hỏi phải có một số lượng lớn vật tư hàng hóa để phục vụ du khách. Ngoài ra việc khách du lịch đem tiền kiếm được từ nơi khác đến chi tiêu ở vùng du lịch, làm tăng nguồn thu của vùng và của đất nước du lịch, góp phần làm cho kinh tế của vùng du lịch và của đất nước phát triển.
Ngành du lịch phát triển còn là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốc dân như: ngành nông nghiệp, ngành sản xuất vật tư xây dựng, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, ngành tiểu thủ công nghiệp…
Do nhu cầu của khách du lịch là rất đa dạng và phong phú cho nên ngành du lịch tạo điều kiện cho các ngành đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ ngay tại chỗ giúp cho q trình lưu thơng được nhanh hơn, tăng vịng quay của vốn, từ đó sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
Ngành du lịch phát triển còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành giao thông vận tải, bưu điện, ngân hàng, xây dựng…thông qua việc du khách trực tiếp sử dụng các dịch vụ của các ngành này như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bưu điện. dịch vụ đổi tiền. Còn các cơ sở kinh doanh du lịch cũng tiêu thụ phần lớn các sản phẩm của các ngành này như các cơng trình xây dựng, dịch vụ bưu điện…
Hoạt động của ngành du lịch cịn góp phần làm tăng thu nhập quốc dân, thông qua việc sản xuất, chế biến các đồ ăn, thức uống phục vụ du khách và bán các mặt hàng lưu niệm…mà hoạt động du lịch góp phần tạo ra thu nhập quốc dân, làm tăng thu nhập quốc dân.
Phát triển du lịch quốc tế chủ động đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Ở các nước du lịch phát triển, nguồn thu ngoại tệ từ du lịch quốc tế chiếm đến 20% trong tổng nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Ngoại tệ thu được từ du lịch quốc tế góp phần cải thiện cán cân thanh tốn thương mại của quốc gia.
Ngồi ra, du lịch được xem là ngành xuất khẩu tại chỗ đem lại hiệu quả kinh tế cao là do:
- Một phần lớn đối tượng mua bán trong du lịch quốc tế là các dịch vụ (lưu trú, bổ sung, trung gian…). Do vậy “ xuất khẩu” du lịch là xuất khẩu các dịch vụ, đó là điều mà ngoại thương khơng thực hiện được. Ngồi ra, đối tượng xuất khẩu của du lịch quốc tế còn là hàng ăn uống, hoa quả, rau xanh, hàng lưu niệm…là những mặt hàng rất khó xuất khẩu theo đường ngoại thương. Việc xuất khẩu bằng du lịch quốc tế luôn đem lại doanh thu cao hơn so với xuất khẩu ngoại thương. Vì hàng hóa trong du lịch được bán theo giá bán lẻ, nhiều khi còn bán theo giá độc quyền, trong khi đó hàng xuất khẩu ngoại thương thì xuất theo giá bán buôn và nhiều nơi giá xuất cịn thấp hơn so với giá thành, do đó nhiều khi bị lỗ. Mặt khác, xuất khẩu du lịch quốc tế cịn tiết kiệm được chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm, khơng phải chịu thuế xuất nhập khẩu và tránh được rủi ro trên đường vận chuyển.
Xuất khẩu du lịch là xuất khẩu “vơ hình”có ưu điểm là chỉ bán cho du khách quốc tế quyền được cảm nhận giá trị tài nguyên du lịch tại một điểm du lịch, còn các tài nguyên du lịch vẫn còn nguyên giá trị.
Du lịch phát triển cịn kích thích đầu tư. Do du lịch là ngành được tạo nên bởi rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ và nhiều loại hình dịch vụ khác nhau nên sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng (đường sá, công viên…) và một số kiến trúc thượng tầng ( nghệ thuật, lễ hội, văn hóa dân gian…) nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển sẽ kích thích sự đầu tư rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, của doanh nghiệp nhỏ và cả đầu tư từ nước ngoài.
Sự phát triển của du lịch sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động. Trong thời đại hiện nay các ngành sản xuất truyền thống một mặt do tốc độ
tăng trưởng chậm lại, mặt khác do việc hiện đại hóa trong các ngành này sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng lao động. Trong khi đó ngành du lịch phát triển nhanh chóng và do đặc thù của ngành du lịch là ngành dịch vụ nên có hệ số sử dụng lao động cao, do đó du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Hàng năm vào mùa du lịch chính, các cơ sở kinh doanh du lịch thường tiếp nhận một số lượng lớn lao động vào làm hợp đồng trong doanh nghiệp tạo nguồn thu nhập cho họ. Ngoài ra, sự phát triển của du lịch cịn kích thích các ngành khác phát triển, từ đó cịn tạo nhiều việc làm cho ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
Sự phát triển của du lịch còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương. Thông thường tài nguyên du lịch thường có nhiều ở những vùng núi xa xơi, vùng ven biển hay các vùng hẻo lánh khác. Việc khai thác và đưa các tài nguyên này vào sử dụng địi hỏi phải có đầu tư về mọi mặt: giao thông, bưu điện, kinh tế, văn hóa…Do vậy, phát triển du lịch làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội ở những vùng có khách du lịch đến. Mặt khác, do khách du lịch đem tiền từ nơi khác đến các vùng du lịch đó tiêu dùng, sẽ tạo điều kiện cho kinh tế ở những vùng này phát triển.