CHƯƠNG 4 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Kết quả nghiên cứu:
4.3.1. Kết quả phỏng vấn chuyên gia
- Đối với câu hỏi “Theo quý vị, du khách hàng năm đến với Bến Tre với mục đích gì?” có kết quả như sau:
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện mục đích của du khách đến Bến Tre
Bến tre có rất nhiều làng nghề TTCN đã được cong nhận như: làng nghề dệt chiếu Nhơn Thạnh, làng nghề sản xuất kẹo dừa, làng nghề sản xuất chỉ sơ dừa Khánh Thạnh Tân, làng nghề rượu Phú Lễ, làng nghề sản xuất bánh phồng Sơn Đốc, bánh tráng Mỹ Lồng, làng nghề TTCN Phước Long, làng nghề cá khơ Bình Thắng, làng nghề đúc lu Hịa Lợi, làng nghề đan giỏ cọng dừa Hưng Phong, làng nghề bó chổi An Hòa, làng nghề đan đát Phước Tuy.... Do đó việc các chuyên gia nhận định có khoảng 63% du khách đến Bến tre mục đích tìm hiểu, khám phá các làng nghề là hồn tồn có cơ sở pháp lý. 63.00% 12.0% 25.00% Mục đích khách du lịch đến Bến Tre Du lịch làng nghề Nghỉ dưỡng Khác
Tuy nhiên, chỉ có 12% du khách đến Bến tre với mục đích nghỉ dưỡng là điều cần xem xét. Phải chăng các cơ sở lưu trú tại địa phương chưa đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng?
- Trả lời cho câu hỏi “Ngành du lịch có phải là ngành trọng tâm trong phát triển kinh tế Bến Tre?” có nhiều ý kiến. Một số chuyên gia khẳng định vấn đề đó là đương nhiên. 3 lĩnh vực kinh tế: nông nghiệp – thủy sản, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, dịch vụ - thương mại đều phải tập trung phục vụ cho du lịch, khai thác thế mạnh của địa phương trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy vậy, 1 số chuyên gia còn xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, liệu nếu chỉ chú trọng ngành du lịch mà không phát triển 1 cách đồng bộ các ngành khác, nền kinh tế địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn, cơ cấu giữa các ngành mất cân bằng. Xuất hiện sự chênh lệch giữa các lĩnh vực kinh tế.
- “Du lịch làng nghề đã và đang phát triển đúng tầm của nó hay chưa?” Các
chuyên gia đều cho rằng đã và đang phát triển, tuy nhiên, “đúng tầm” của nó thì chưa đạt đến.
Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng tăng nhanh về số lượng và quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và giải trí ngày càng cao của xã hội, sự cạnh tranh trong nước và khu vực trong lĩnh vực du lịch ngày càng trở nên gay gắt, do đó yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác du lịch là vấn đề cần được quan tâm đầu tư đúng mức.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực và các dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn nói riêng đã có bước chuyển biến tích cực. Đội ngũ lao động ngành du lịch tăng lên, chất lượng bước đầu có sự cải thiện. Tuy nhiên, so với nhu cầu của hoạt động du lịch hiện nay và yêu cầu phát triển trong những năm tới thì các sản phẩm dịch vụ và nguồn nhân lực du lịch của Bến Tre còn thiếu về số lượng, vừa không đảm bảo về chất lượng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên ngành du lịch vẫn cịn thấp, lao động hiện tại có chun mơn nghiệp vụ, tay nghề cịn ít, thiếu lao động có chun mơn kỹ thuật cao và cán bộ giỏi về quản lý và điều hành kinh doanh du lịch.
- “Khi Bến Tre phát triển ngành du lịch làng nghề, liệu vấn đề này có tạo đà cho sự phát triển nền kinh tế Bến Tre”
Các chuyên gia cho rằng, kinh tế Bến Tre tăng trưởng nhanh và mạnh trong những năm gần đây. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,5%, thu nhập bình quân
đầu người trên 33,76 triệu đồng, tổng vốn đầu tư phát triển gần 13.208 tỷ đồng, lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch vẫn phát huy thế mạnh, với mức tăng trưởng đạt 7,61% nguyên nhân do sản xuất khu vực chuyển biến tích cực.
Có chun gia cho rằng phát triển kinh tế quyết định trực tiếp đến việc phát triển du lịch. Nhất là ngành du lịch làng nghề. Kết quả ở các nước kinh tế phát triển là nếu thu nhập quốc dân tăng lên 1% thì chi phí của nhân dân về du lịch tăng 1,5%.
- Đánh giá của quý vị về cơ sở vật chất, hạ tầng, dịch vụ có đáp ứng được
nhu cầu của du khách khi đến với Bến Tre?
Câu trả lời xoay quanh các vấn đề chỉ đáp ứng được 1 phần và trong giai đoạn hồn thiện. Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp trong và ngồi nước đến với Bến Tre để tìm cơ hội đầu tư và quyết định đầu tư. Nhiều khách sạn mới được xây dựng với qui mô ngày càng lớn; các dự án kinh tế-xã hội đã và đang được triển khai... Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã đẩy mạnh các Hội Chợ mở rộng kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng, các tiểu thương trong tỉnh, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, nhằm quảng bá cho các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, nhất là các sản phẩm từ dừa của địa phương.
- Theo quý vị, trong những năm tiếp theo, Bến Tre cần làm gì để thúc đẩy ngành du lịch làng nghề? Các ý kiến cho rằng:
Bến Tre cần mở rộng các tuyến tham quan đến nhiều làng nghề, chú trong cảnh quan thiên nhiên và kết hợp tham quan các di tích lịch sử; tiếp tục quảng bá các thương hiệu đặc sản như kẹo dừa, khô, bánh tráng cùng các sản phẩm từ làng nghề truyền thống, duy trì và phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của du lịch Bến Tre, xây dựng thương hiệu du lịch Bến Tre thân thiện và mến khách.
Tập trung thực hiện kế hoạch, lộ trình nâng cấp thành phố Bến Tre trở thành đô thị loại II đến năm 2015 đã đạt 35/49 tiêu chí.
Theo đó, Bến Tre cần mời gọi đầu tư các khu du lịch làng nghề, khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng. Nâng cấp hạ tầng giao thơng đến các xã có làng nghề để phục vụ nhu cầu đi lại của khách du lịch.