Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 45)

Nguồn: http://www.bentre.gov.vn/

Là tỉnh chiếm ¼ diện tích dừa cả nước với khoảng 53.000 ha, gần 30 loại dừa khác nhau hàng năm cho sản lượng gần 500 triệu trái, cung cấp cho thị trường trong và ngồi nước. Vì vậy, Bến Tre cũng có rất nhiều làng nghề liên quan đến dừa như: đan giỏ cọng dừa Hưng Phong, nghề sản xuất kẹo dừa, thủ công mỹ nghệ dừa…..đây cũng là đặc điểm độc đáo của làng nghề Bến Tre trong vùng Tây Nam Bộ.

Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng, vườn, khơng có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sơng.

Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt x rộng về phía đơng. Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sơng Tiền, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sơng Cổ Chiên, phía đơng giáp biển Đơng, với chiều dài bờ biển là 65 km.

Những con sông lớn nối từ biển Đơng qua các cửa sơng chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia. Từ Bến Tre, tàu bè có thể đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây. Ngược lại, tàu bè từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây đều phải qua Bến Tre.

Bến Tre có hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao, tạo thành một lợi thế trong phát triển giao thông thuỷ, hệ thống thuỷ lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá với các tỉnh lân cận.

Dân số trung bình năm 2015 của tỉnh Bến Tre là khoảng 1.350.400 người, mật độ trung bình là 537 người/km2, trong đó dân sống ở thành thị là 123.120 người, cịn lại ở nơng thơn.

Song song với giao thông thuỷ, ở Bến Tre, hệ thống giao thông đường bộ cũng có một vị trí rất đặc biệt. Thành phố Bến Tre nối liền với thành phố Hồ Chí Minh (cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương qua các tỉnh Tiền Giang, Long An) dài 86 km. chỉ mất hơn 1 giờ đi xe là đến. Quốc lộ 60 từ cầu Rạch Miễu đi qua thành phố Bến Tre, qua cầu Hàm Luông, thị trấn Mỏ Cày Nam, đến phà Cổ Chiên, sang tỉnh Trà Vinh. Quốc lộ 57 từ thị trấn Mỏ Cày Nam, qua thị trấn Chợ Lách đến phà Đình Khao sang tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh lộ 888 nối thị trấn Mỏ Cày với thị trấn Thạnh Phú. Tỉnh lộ 885 nối thành phố Bến Tre với thị trấn Ba Tri, qua thị trấn Giồng Trôm. Tỉnh lộ 884 từ ngã tư Tân Thành đến bến phà Tân Phú. Tỉnh lộ 882 nối Quốc lộ 60 với Quốc lộ 57. Tỉnh lộ 883 nối Quốc lộ 60 đi qua thị trấn Bình Đại đến xã biển Thới Thuận. Tỉnh lộ 887 từ cầu An Hoá – thành phố Bến Tre xuống ngã ba Sơn Đốc, huyện Giồng Trôm.

Cầu Rạch Miễu - cơng trình thế kỷ, là niềm mong ước của bao thế hệ người dân trong tỉnh - gối đầu lên hai bờ sông Tiền; cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo, cù lao

Minh. Từ đây, cùng với hệ thống cầu đường nội tỉnh, ba dải cù lao An Hố - Bảo - Minh thơng thương là điều kiện giúp cho những tiềm năng kinh tế - văn hoá - xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.

3.2 Tiềm năng của du lịch tỉnh Bến Tre

- Về tự nhiên

Bến Tre là vùng đất trù phú được bồi tụ bởi 4 con sông lớn là sông Tiền, Ba Lai, Cổ Chiên. Tiềm năng tự nhiên mang đậm tính văn hóa miền tây nam bộ với rừng dừa (43 nghìn ha) bao phủ và những làng nghề truyền thống phong phú đậm nét văn hóa Bến Tre, tạo các dịch vụ tham quan du lịch lò kẹo dừa, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu cây dừa với nhiều sản phẩm độc đáo được khách ưa chuộng.

Đến với Bến Tre khách du lịch có thể tìm hiểu rất nhiều làng nghề truyền thống mà người dân nơi đây vơ cùng thân thiện và hiếu khách.

Ngồi ra, khí hậu ơn hịa quanh năm, kết hợp cảnh quan thiên nhiên đẹp đã tạo cho Bến Tre ưu thế cảnh quan vượt trội so với một số địa phương khác của vùng đồng bằng sông Cửu Long về việc phát triển loại hình tham quan làng nghề, homestay chất lượng cao, có sức thu hút du khách.

- Về tài nguyên nhân văn

Bến Tre sở hữu một hệ thống các giá trị văn hóa lịch sử, truyền thống và các hoạt động vui chơi giải trí gắn liền với phong tục tập quán của cư dân. Tuy còn hạn chế về số lượng nhưng cũng có đủ các loại hình nhân văn như: làng nghề truyền thống, di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lễ hội mang màu sắc khác so với các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong việc thu hút khách du lịch.

Các sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống mang đặc trưng văn hóa của cư dân “Xứ Dừa”, đó là các sản phẩm chính từ dừa: thủ cơng mĩ nghệ, ẩm thực, văn hóa nơng nghiệp. Sản phẩm từ dừa gồm có: kẹo dừa, rượu dừa, các mặt hàng thủ công mĩ nghệ, quà lưu niệm,…góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách trong du lịch mua sắm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho kinh tế địa phương cũng như tạo nên dấu ấn đậm nét văn hóa Bến Tre gắn với hình ảnh “Xứ Dừa”.

Làng nghề truyền thống của Bến Tre có khoảng 20 làng nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng (thuộc huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Chợ Lách); khoảng 31 làng nghề tiểu thủ công nghiệp với những làng nghề đặc trưng như: chế biến sản phẩm từ dừa, làm bánh tráng bánh phồng từ dừa…. hầu hết các làng nghề đều có những sản phẩm để

phục vụ du khách. Tuy nhiên do tính chất đặc thù nên cịn một số làng nghề vẫn chưa đưa được sản phẩm phục vụ du lịch.

Ẩm thực miệt vườn mang sắc thái chung với lối ăn dân dã của cư dân miền tây Nam Bộ là nhiều tôm cá và các thủy hải sản tự nhiên kết hợp với nhiều loại rau thiên nhiên. Các món ăn có ngun liệu từ cây dừa cịn được coi là “đặc sản” dùng để chiêu đãi bạn bè, người thân hay thực khách bốn phương và được sử dụng trong những ngày giỗ, lễ, Tết….

Festival Dừa Bến Tre lần thứ IV năm 2015 với chủ đề “ Cây dừa Việt Nam hội nhập và phát triển đã góp phần quảng bá với du khách trong và ngồi nước tham gia lễ hội hiểu biết sâu sắc hơn cây dừa trong đời sống văn hóa, ẩm thực và hoạt động thương mại của người dân Bến Tre.

Có thể khẳng định Bến Tre là một trong số ít các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long có tiềm năng du lịch văn hóa và nhân văn đặc thù, mang màu sắc riêng với các tỉnh khác của vùng. Để phát triển loại hình du lịch làng nghề kết hợp tìm hiểu về văn hóa với nhiều sản phẩm độc đáo, chất lượng sẽ thu hút khách trong và ngoài nước, Bến Tre sẽ tiếp tục khẳng định là điểm đến lý tưởng của du khách.

3.3 Thực trạng ngành du lịch và tác động của ngành du lịch đến nền kinh tế tỉnh Bến Tre Bến Tre

3.3.1 Thực trạng ngành du lịch tại tỉnh Bến Tre

Trong những năm gần đây, tỉnh Bến Tre xem du lịch là một ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho doanh thu địa phương. Mơ hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan làng nghề truyền thống đang phát triển trong suốt quá trình phát triển du lịch tại Bến Tre.

Theo thơng tin Sở cơng thương Bến Tre, tồn tỉnh có khoảng 45 làng nghề, gồm có 27 làng nghề nông nghiệp và 18 làng nghề tiểu thủ công nghiệp. trong đó có 19 làng nghề truyền thống, 7 nhóm nghề của 63 ngành nghề nơng thơn với 30.552 cơ sở, tốc độ phát triển từ 6-15% năm. Một số làng nghề có tiềm năng lớn để phát triển du lịch như: làng nghề cây giống - hoa kiểng Cái Mơn (Chợ Lách), làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng – bánh phồng Sơn Đốc (Giồng Trôm), làng nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa (Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, TP Bến Tre), nghề đan giỏ cọng dừa (Giồng Trôm), sản xuất kẹo dừa, nghề sản xuất cá khơ (Bình Đại, Ba Tri)...

Đặc biệt Bến Tre là xứ sở của dừa với diện tích gần 53.000 ha trồng dừa. Bến Tre chiếm diện tích nhiều nhất trong cả nước (khoảng ¼ diện tích cả nước) với rất nhiều loại dừa khác nhau. Bến Tre còn nổi tiếng với đặc sản kẹo dừa, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc….Vì vậy có thể xác định thực chất du lịch Bến Tre chính là du lịch làng nghề.

Cơ sở hạ tầng cũng được chú trọng: bê tơng hóa các tuyến đường dẫn đến các làng nghề, thu hút đầu tư xây dựng thêm nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn như khách sạn Việt Úc (3 sao), Hàm Luông ( 3 sao), Đồng khởi (2 sao), An Khánh (2 sao),Osis (2 sao), và rất nhiều khách sạn tầm trung mọc lên gần các địa điểm du lịch để phục vụ khách du lịch.

Các di tích văn hóa tỉnh Bến Tre đã được công nhận gồm: 34 di tích trong đó có 15 di tích cấp quốc gia. Các khu di tích thường nằm gần các làng nghề nên việc tổ chức cho du khách vừa tham quan di tích, vừa tham quan làng nghề cũng khá thuận lợi.

Bên cạnh đó, Bến Tre cũng đã tổ chức 4 lần thành công Festival Dừa Bến Tre nhằm giúp du khách trong và ngồi nước có cái nhìn tổng quát về văn hóa, ẩm thực, nghề nghiệp của người dân, chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và tỉ mỉ của nghệ nhân xứ dừa. Quảng bá hình ảnh của Bến Tre ra thế giới, thu hút du lịch mang lại lợi ích kinh tế cho tỉnh nhà.

Trong nhiều năm gần đây, mặc dù đã từng bước củng cố hoạt động du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng thực tế vẫn chưa cải thiện được những điểm yếu kém. Hiện kinh phí đầu tư cho hoạt động du lịch hàng năm thấp, không đảm bảo cho công tác xúc tiến quảng bá, khai thác tiềm năng, lợi thế có sẵn.

Cịn nhiều bất cập trong công tác quản lý, chất lượng phục vụ và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, khả năng cạnh tranh kém, nội dung chương trình du lịch chưa hấp dẫn du khách.

Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến du lịch chưa đánh giá đúng về thực trạng du lịch Bến Tre, đặc biệt chưa định hướng bền vững trong giai đoạn hội nhập kinh tế, cần nhiều đổi mới trong quản lý, đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực…

Kinh tế Bến Tre tăng trưởng nhanh và mạnh trong những năm gần đây. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,5%, thu nhập bình quân đầu người trên 33,76 triệu đồng, tổng vốn đầu tư phát triển gần 13.208 tỷ đồng, lĩnh vực thương mại - dịch vụ -

du lịch vẫn phát huy thế mạnh, với mức tăng trưởng đạt 7,61% và chiếm 35,8% tỷ trọng cơ cấu kinh tế địa phương.

Bến Tre được khẳng định có tiềm năng lợi thế về du lịch, tiêu biểu nhất là du lịch làng nghề, nếu biết kết nối với các loại hình du lịch khác thì Bến Tre sẽ trở thành điểm đến lý tưởng trong tương lai kể cả du khách trong và ngoài nước hiện nay.

Bảng 3.1 Thống kê lượng khách du lịch đền Bến Tre năm 2015 Tỉnh Bến Tre Tổng lượt khách 1.000.000 Lưu trú 1.336.240 Khách nước ngoài 440.000 Khách nội địa 560.000 Tỷ lệ khách lưu trú 133%

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015 của Sở VHTT&DL

Với 1 triệu khách du lịch, trong đó có 440.000 lượt khách quốc tế tìm đến Bến Tre thì đây là một nguồn thu khơng hề nhỏ. Thế nhưng sản phẩm du lịch chưa phong phú, cơ sở vật chất cũ kỹ khơng có khả năng thu hút khách du lịch ở lại lâu hơn, mất đi một nguồn thu lớn.

Bến Tre là nơi đa dạng về loại hình du lịch, phong phú ngành nghề trong văn hóa đời sống người dân, mang đến nhiều điều mới lạ cho du khách, đến một lần không thể tìm hiểu hết được những cái hay, lạ của một vùng quê dân dã mà gần gũi, khiến cho du khách phải tìm cơ hội quay trở lại đề khám phá, đây là thế mạnh cần được nắm giữ và phát huy. Thế nhưng, cơ sở hạ tầng thì cũ kỹ, các dịch vụ vui chơi giải trí vào ban đêm, các trung tâm mua sắm thì q ít khơng giữ chân được du khách lâu mất đi nguồn thu lớn.

Ngoài ra đội ngũ hướng dẫn viên với kỹ năng tour còn hạn chế, hoạt động chưa chuyên nghiệp, thiếu sự phối hợp giữa các ngành chức năng.

Du lịch và dịch vụ luôn là ngành mang lại lợi nhuận hấp dẫn, nhưng phải tìm biện pháp khắc phục nhanh chóng các điểm chưa hợp lý, đầu tư kịp thời nhằm nâng cao hoàn thiện, chuyển sang một tầm vĩ mô mới.

3.3.2 Thực trạng tác động của du lịch làng nghề đến nền kinh tế tỉnh Bến Tre

phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn.

Giai đoạn 2011-2015, ngành du lịch thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình lạm phát, chính trị bất ổn tại một số khu vực trên thế giới, thiên tai, dịch bệnh kéo dài. Tuy nhiên, đây là thời kỳ mà Hiệp hội du lịch, tổ chức du lịch thế giới đánh giá Việt Nam là điểm đến an tồn và thân thiện. Chính vì vậy, mặc dù có sự tăng trưởng chậm nhưng du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Bến Tre nói riêng vẫn đạt mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Đây là dấu hiệu lạc quan của du lịch tỉnh Bến Tre.

Du khách du lịch đến Bến Tre phần lớn đều tham gia trải nghiệm loại hình du lịch làng nghề kết hợp với các loại hình khác.

Thị trường khách du lịch quốc tế đến Bến Tre rất đa dạng, từ nhiều nguồn khác nhau. Khách quốc tế gồm các nước Đông Bắc Á ( trung bình chiếm 50%), các nước Tây Âu (trung bình chiếm 32-40%), các nước Bắc Mỹ( trung bình chiếm 5-10%), các nước ASEAN chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu khách quốc tế.

Phát triển du lịch làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn và xây dựng nông thôn mới. Hoạt động sản xuất làng nghề nông thôn đã tạo việc làm cho hàng triệu lao động, thu hút 30-40% lực lượng lao động nơng thơn. Mức thu nhập của người dân nơi có làng nghề thường cao hơn từ 3-5 lần so với các nghề thuần nông.

Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, làng nghề Bến Tre có một sức sống mới, phong phú hơn, được chú ý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tích cực xuất khẩu sang thị trường ngoài nước. Các sản phẩm làng nghề còn được triển lãm tại hội chợ Thương mại – Du lịch, triển lãm sản phẩm làng nghề, đẩy mạnh quảng bá trên thị trường quốc tế.

Du lịch làng nghề cũng cần sự hỗ trợ của các liên ngành. Nhiều khu vực được hưởng lợi thông qua hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch như: vận tải, xây dựng, dịch vụ ăn uống, lưu trú, bán lẻ, dịch vụ tài chính, in ấn…

Du lịch phát triển đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội địa phương. Khai thác tiềm năng thế mạnh trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương; tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn năm 2015 ước đạt hơn 12.603 tỷ đồng. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới dự kiến hoàn thành so với kế hoạch; bộ mặt thị xã ngày càng thay đổi, đời sống

nhân dân được nâng lên, nhiều chính sách an sinh xã hội được triển khai đạt hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)